Chia sẻ ý tưởng và những kinh nghiệm cho thuê nhà trọ

Thứ hai, 30/11/2020-10:11

Kinh doanh phòng trọ là hình thức kinh doanh mang lại một nguồn thu nhập hằng tháng cho chủ kinh doanh nên được nhiều người lựa chọn. Bên cạnh đó việc đầu tư cho phòng trọ cũng không quá phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian quản lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm cho thuê nhà trọ và hiểu được cách vận hành. Vì vậy bài viết dưới đây xin được chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm quản lý và kinh doanh phòng trọ.

Thị trường cho thuê phòng trọ hiện nay

Thị trường kinh doanh phòng trọ thường phát triển mạnh ở những nơi có dân cư tập trung sống đông đúc hoặc nơi tập trung nhiều nhà mấy xí nghiệp. Và nếu kinh doanh ở các khu vực này thì bạn sẽ không phải lo “không có khách”.

Cho dù thị trường có lên xuống như thế nào thì chủ kinh doanh vẫn có một khoản thu nhập nhất định từ việc cho thuê. Đây là kênh đầu tư mang lại lợi nhuận ít rủi ro và thậm chí có nhiều cơ hội trong tương lai vì giá bất động sản không bao giờ bị đi xuống.

Bên cạnh đó, kinh doanh phòng trọ không đòi hỏi bạn phải quản lý và giám sát liên tục. Như vậy, bạn có thể làm công việc khác và vừa kinh doanh phòng trọ và có nguồn thu nhập. Để bắt đầu thì bạn cần xác định thị trường mục tiêu của bạn là phân khúc khách hàng nào, thị trường mục tiêu là gì để xây dựng loại hình nhà trọ phù hợp.

Hiện tại 2 hình thức kinh doanh phòng trọ chính đó phòng trọ thuộc sở hữu cá nhân và kinh doanh nhà trọ cho thuê lại để hưởng lợi nhuận chênh lệch. Phân khúc nhà trọ gồm 3 phân khúc chính đó là: phòng bình dân, phòng trung cấp và phòng cao cấp tiện nghi.

 Ảnh 1: thị trường cho thuê phòng trọ hiện nay (Nguồn: Internet)
Ảnh 1: thị trường cho thuê phòng trọ hiện nay (Nguồn: Internet)

Kinh nghiệm cho thuê phòng trọ

Sàng lọc khách hàng

Hiện nay nhu cầu thuê phòng trọ rất cao dẫn đến sẽ có rất nhiều đối tượng khách hàng với các hành vi nhận thức khác nhau. Có những người sống lành mạnh, hành xử đúng mực với mọi người xung quanh, uy tín và thanh toán tiền phòng đúng hạn. Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng khách hàng hành xử không đúng mực với môi trường sống xung quanh, không đúng tiền phòng đúng hạn.

Vì số lượng phòng luôn có hạn nhưng nhu cầu lại cao nên bạn cần sàng lọc kỹ càng đối tượng khách hàng để công việc kinh doanh thuận lợi.

Khi làm hợp đồng

Một trong những kinh nghiệm cho thuê phòng trọ quan trọng nhất đó là quá trình soạn thảo và ký hợp đồng. Nếu là phòng trọ kinh doanh cá nhân thì quá trình làm hợp đồng sẽ diễn ra chỉ giữa bạn và bên thuê. Còn nếu bạn là bên trung gian thì quá trình làm hợp sẽ bao gồm 2 hợp với 2 đối tượng đó là: bạn và bên thuê và bạn và bên cho thuê.

Khi soạn thảo và ký kết hợp đồng, hãy đảm bảo tất cả các yếu tố về pháp lý, hợp đồng phải hợp pháp. Nên yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cơ bản như số CMND và chữ ký hợp lệ. Ngoài ra trong hợp đồng cần phải quy định rõ về quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên cũng như là hướng giải quyết nếu có mâu thuẫn hay vi phạm hợp động diễn ra.

 Ảnh 2: kinh nghiệm cho thuê phòng trọ (Nguồn: Internet)
Ảnh 2: kinh nghiệm cho thuê phòng trọ (Nguồn: Internet)

Quản lý phòng trọ như thế nào?

Sau khi đã đầu tư phòng trọ và bắt đầu cho thuê, bạn cần phải tập trung việc quản lý phòng trọ sao cho có thể hoạt động hiệu quả nhất. Công thức quản lý chung sẽ bao gồm:

  • Trước khi cho thuê: đăng thông tin có phòng cho thuê, đón tiếp khách hàng muốn thuê và giải đáp các thắc mắc
  • Quản lý khách hàng thuê phòng: hãy đảm bảo rằng người thuê tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng. Ngoài ra phải xử lý tốt các vấn đề điện nước, sửa chữa nếu xảy ra hư hỏng, đảm bảo các vấn đề về an toàn và cháy nổ.
  • Quản lý vấn đề an ninh: đây là câu chuyện đau đầu ở nhiều dãy nhà trọ hiện nay. Vì vậy cần có những biện pháp quản lý an ninh để đảm bảo an toàn cho toàn bộ người thuê nhà lẫn gia đình bạn. Ngoài ra, hãy tạo môi trường sống lành mạnh xung quanh, duy trì mối quan hệ tích cực hòa động giữa những người thuê phòng mà vẫn đảm bảo quyền riêng tư đối với từng người.
  • Hãy dành thời gian thăm hỏi hàng xóm, người cho thuê, giải quyết các vấn đề họ gặp phải.
  • Bạn có thể tạo thêm thu nhập bằng việc kinh doanh thêm tạp hóa, đồ ăn vặt, thẻ cào điện thoại vì nhu cầu cho những mặt hàng này luôn rất cao ở khu vực phòng trọ.
  • Luôn yêu cầu giấy tờ tạm trú tạm vắng của người thuê nếu cần thiết.
 Ảnh 3: quản lý phòng trọ như thế nào? (Nguồn: Internet)
Ảnh 3: quản lý phòng trọ như thế nào? (Nguồn: Internet)

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm cho thuê nhà trọ, những phân tích về thị trường cũng như cách quản lý hiện nay. Có thể thấy, nếu bạn có vốn, có mặt bằng và muốn kiếm thêm thu nhập mà không phải đối mặt với quá nhiều rủi ro thì công việc kinh doanh nhà trọ là một lựa chọn tốt về ngắn hạn lẫn dài hạn. Hy vọng qua bài viết này bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hơn cho công việc kinh doanh của mình

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Tin mới cập nhật

Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

24 phút trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

47 phút trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

59 phút trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

59 phút trước

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

2 giờ trước