Chiến lược đàm phán và đặt cọc-[Khóa học: Đỉnh Cao Kiếm Tiền Từ Bất Động Sản Thuê Và Cho Thuê] - Phần 11

Thứ ba, 09/03/2021-09:03

Ở bài học trước tôi đã cùng bạn khám phá về chiến lược huy động vốn, tìm ra được những lý do thuyết phục nhất để có thêm cộng sự thuận tiện trong việc đầu tư mô hình thuê và cho thuê. Với nội dung bài chia sẻ hôm nay tôi sẽ tiếp tục mang tới cho các bạn cách gặp mặt chủ nhà trực tiếp để đàm phán mang tới những lợi thế tuyệt đối trong việc thuê nhà.

khoa-hoc-dinh-cao-kiem-tien-tu-bds-thue-va-cho-thue-p11

Những thứ cần chuẩn bị

Trước khi ta hẹn gặp mặt chủ nhà chúng ta cần đánh giá lại bảng thông tin đã xây dựng, đánh giá lại những thông tin trao đổi sơ bộ ban đầu và xem là chúng ta cần phải đàm phán với chủ nhà những các hạng mục nào.

Ví dụ trong đó là:

  • Tiền thuê: Chắc chắn ta sẽ phải đàm phán về tiền thuê nhà là bao nhiêu.
  • Số tháng tiền cọc: Bạn cần đàm phán về số tháng tiền cọc mà chủ nhà yêu cầu.
  • Thời gian được thuê là bao lâu: Thời gian chủ nhà cho chúng ta thuê là bao nhiêu thường thì mô hình thuê cho thuê hiệu quả chúng ta phải thuê 5 năm trở lên. 
  • Thời hạn tính tiền thuê nhà: Phải làm rõ điều này vì khi chúng ta thuê lại thì ta cần cải có thời gian từ 1 đến 3 tháng để cải tạo cũng như bổ sung các trang thiết bị trong phòng cho thuê. Vì vậy chúng ta cần phải xem xét lại và đàm phán với chủ nhà về thời gian mà chủ nhà bắt đầu tính tiền cho thuê là bao nhiêu

Chuẩn bị những gì cần thiết trước khi đàm phán với chủ nhà
Chuẩn bị những gì cần thiết trước khi đàm phán với chủ nhà

Tất cả những thông tin này cần liệt kê ra trong một bảng, khi chúng ta đi đàm phán, chúng ta sẽ xem xét lại nội dung nào cần đàm phán, lưu ý các vấn đề khác như được sửa chữa, cho thuê lại.. tất tần tật phải được chuẩn bị trước để mang lại lợi ích tốt nhất cho chúng ta. Ở quy trình đàm phán này tôi muốn chia sẻ 8 bước để bạn có thể thành công

Quy trình đàm phán nhà thuê và cho thuê

Bước 1: Chuẩn bị nhân lực

Trước khi đi đến gặp chủ nhà các bạn cần chuẩn bị nhân lực từ 2 người trở lên, vì sao tôi lại nói các bạn chuẩn bị nhân lực 2 người, vì 1 người đóng vai thiên thần 1 người đóng vai ác quỷ.

Thiên thần là người tạo ra sợi dây liên kết gắn bó chủ nhà còn ác quỷ thể hiện vai trò khác hoàn toàn với thiên thần chính là phải tìm ra những điểm yếu của ngôi nhà, đánh giá bình luận cũng như đưa ra những thái độ nghiêm khắc để đánh giá BĐS.

Bước 2: Gạt người môi giới qua 1 bên


Bạn cần thương lượng trực tiếp với chủ nhà, gạt người môi giới sang 1 bên
Bạn cần thương lượng trực tiếp với chủ nhà, gạt người môi giới sang 1 bên

Nếu chúng ta tìm được bất động sản qua môi giới, thì đến bước này bạn hãy gạt người môi giới qua một bên khi đàm phán với chủ nhà. Vì người môi giới không thể quyết định số tiền thuê, nếu thương lượng giá qua người môi giới sẽ rất mất thời gian đôi khi còn làm cho chủ nhà cảm thấy khó chịu

Bước 3: Thiên thần và ác quỷ

Người thiên thần và ác quỷ khi đến với khách hàng sẽ có vai trò khác nhau nếu thiên thần tạo sự thiện cảm gắn bó với khách hàng thì ác quỷ thể hiện bộ mặt khác, có khoảng cách hơn với khách hàng và là người chủ động tìm kiếm các ngóc ngách điểm yếu của bất động sản để chê điểm yếu để tạo ra những tâm trạng khác nhau, tìm ra mong muốn của chủ nhà

Bước 4: Đàm phán giá


Hãy để chủ nhà là người đưa ra giá trước
Hãy để chủ nhà là người đưa ra giá trước

Chúng ta không nên là ngươi đưa ra giá trước vì ai đưa ra giá trước người đó sẽ ở thế bị động, nếu bạn đưa ra mức giá trước chủ nhà sẽ nắm bắt được bạn đang rất mong muốn thuê.

Lúc này chúng ta chỉ tập trung hỏi chủ nhà càng nhiều càng tốt, bạn sẽ hỏi và lắng nghe còn chủ nhà, chúng ta khuyến khích chủ nhà là người đưa ra giá trước.

Bạn hãy đưa ra những bình luận như” Không biết căn nhà này chị cho thuê bao nhiêu, vì em thấy ngôi nhà này cũ rồi, sàn cũ rồi em phải cải tạo nhiều vì tụi em cho thuê lại…”

Người ác quỷ luôn phải đưa ra những bình luận có lý, đưa ra những dẫn chứng về nhược điểm của ngôi nhà, còn đối với thiên thần thì nhẹ nhàng hơn, gần gũi hơn với chủ nhà có thể nói “ Không biết chị cho thuê với mức giá nào vì chúng em không có vốn nhiều chị xem xét mức giá giúp em tốt nhất”. Bạn luôn nhớ rằng 2 người thiên thần và ác quỷ là 2 bộ mặt khác nhau để chủ nhà đưa mức giá trước

Bước 5: Đàm phán thương lượng giá

Ví dụ chủ nhà đưa giá thuê là 15 triệu/ tháng chúng ta có thể xác định được giá muốn thuê là bao nhiêu, nếu mức giá chênh lệch chúng ta sẽ bắt đầu tiến hành trả giả, nhưng nên trả giá thấp hơn mức 12,5 triệu sau đó tạo cơ hội cho chúng ta và chủ nhà nhích tới mức giá mong muốn.


Khéo léo đưa ra lý luận để thuyết phục chủ nhà
Khéo léo đưa ra lý luận để thuyết phục chủ nhà

Trong đàm phán kinh doanh ai cũng muốn có lợi thế trả giá cho mình, nếu chủ nhà đưa 15 triệu mà trả thẳng 12,5 triệu thì chủ nhà sẽ không chịu, bạn nên trả khoảng 11 triệu và nhích dần lên cùng với chủ nhà để đạt được mức giá chúng ta mong muốn.

Đây là 1 bước khá là hay mà bạn cần lưu ý và quan tâm bạn có thể nói “ Chị đưa ra mức giá này rất khó cho chúng em vì nhà chị rất cũ, tụi em phải sửa lại, tân trang lại cho thuê lại, hơn nữa chúng em cũng làm mới cho ngôi nhà của chị sắm sửa trang thiết bị,  chị có thể xem xét lại ở mức giá này để tụi em thuê….”

Khi các bạn chia sẻ như vậy chủ nhà sẽ bị dao động về tinh thần, người thiên thần là người nhỏ nhẹ, còn người ác quỷ sẽ phản biện ngôi nhà này không đúng với mức giá, giá trị mà chủ nhà đưa ra hãy khéo léo đưa vào vào lý luận để chủ nhà có thể dao động.

Bước 6: sử dụng quyền từ chối

Nếu như chủ nhà không giảm đến giá chúng ta mong muốn chúng ta có thể sử dụng quyền từ chối, phân tích rủi ro cho chủ nhà để họ thấy rằng nếu họ không cho chúng ta thuê với mức giá này thì họ sẽ gặp rủi ro

“ Hiện tại số phòng ít như vậy cũng khó cho thuê lắm chị, tụi em đi thuê nhiều tụi em biết, số phòng nhiều thì chị cho tụi em thuê, thuê lại mới có lợi nhuận, tụi em sẽ phải nỗ lực rất nhiều để cải tạo tìm khách thuê nên tụi em phải đi tìm những căn hộ khác, tòa nhà khác vì nếu ở đây không được thì tụi em sẽ đi tìm sớm, nếu không được tụi em sẽ chậm tiến độ” bạn sẽ đưa ra cho khách hàng những câu chuyện tương lai để họ thấy rằng họ sẽ gặp khó khăn nếu không cho chúng ta thuê, bạn có thể thêm vào đó sự uy tín của mình, nhưng dẫn chứng để thuyết phục khách hàng

Đối với bước thứ 6 này bạn có thể phân tích rủi ro, viễn cảnh trong tương lai chắc chắn họ sẽ dao động về tinh thần từ đó dễ dàng đàm phán hơn

Bước 7: Đưa về mức giá trung bình

Khi chủ nhà đưa ra giá 15 ta trả 11 nếu chú nhà không chịu thì nhích dần lên cho tới 12,5 triệu. Khi chúng ta nhích lên đúng mức giá cần thuê, lúc này chủ nhà cảm thấy chúng ta vẫn có thiện chí để nhích giá làm sao cho 2 bên phù hợp nhất, đến bước này chúng ta sẽ tạo ra mức giá trung bình đánh vào tâm lý của chủ nhà ví dụ như “ thực sự là nhà chị hơi cũ nhưng tụi em cố gắng để nhích lên mức giá này để lần đầu làm việc với nhau được thuận lợi hi vọng chị sẽ hỗ trợ em ở mức giá này” chúng ta khéo léo nhích giá và che nhẹ nhàng để chủ nhà thấy chúng ta vẫn có thiện chí.


Đưa về mức giá trung bình của bạn và chủ nhà
Đưa về mức giá trung bình của bạn và chủ nhà

Ngoài mức giá thời gian thuê chúng ta cũng phải đàm phán tương tự như vậy chẳng hạn “ em đầu tư vào đây rất lớn vì thế nếu chị cho em thuê 3 năm có thể tụi em chưa hồi lại được vốn chị tạo điều kiện cho tụi em 5 năm, khách bên em có ý thức chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến ngôi nhà của chị”

Thời gian sửa chữa chúng ta cũng có thể đàm phán như vậy “ chúng em cần phải có thời gian sửa chữa, nên phải tốn 1 tháng, trong thời gian đó chúng em không có lợi nhuận và chi phí đầu tư, nếu được chị có thể cho em lùi lại 1 tháng và sau đó chị em mình ký hợp đồng thuê nhà”

Chúng ta nên nhiệt tình phân tích cho chủ nhà để họ thấy thiện chí của chúng ta, để họ thấy rằng nó đúng với 2 bên có thể hợp tác được với nhau

Bước 8: Đặt cọc giữ chỗ

Bước này là bước sau khi khách hàng đã đồng ý với các thỏa thuận, chúng ta sẽ ký 1 giấy đặt cọc, đặt 1 khoản tiền đặt cọc với khách hàng là bao nhiêu, ký 1 hợp đồng chính thức sau đó tiến hành triển khai hoạt động thuê và tìm kiếm khách hàng 

Trên đây là quy trình 8 bước rất hay để bạn ứng dụng thực tiễn vào công việc thuê và cho thuê được thuận lợi. Tôi sẽ tiếp tục mang tới cho bạn những thông tin hữu ích trong nội dung của các bài chia sẻ sau chúc các bạn thành công.

Xem lộ trình khóa học đỉnh cao kiếm tiền từ bất động sản thuê và cho thuê - Phạm Vũ Bình

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

1 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

2 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

3 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

3 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

3 giờ trước