Bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Có tốt để đầu tư hay không?

Thứ hai, 19/01/2021-16:01

Bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Câu hỏi này từ lâu đã được các nhà đầu tư, các khách hàng quan tâm đến hình thức bất động sản này chú ý quan tâm. Song song với sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng đã nổi lên như một xu hướng mới cho các nhà đầu tư.

Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?

Bất động sản nghỉ dưỡng là một hình thức tích hợp giữa việc nghỉ dưỡng và việc kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp. Đến với loại hình bất động sản nghỉ dưỡng, khách hàng sẽ nhận được tiện ích đến từ các khu biệt thự, khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp, các căn hộ, lều trại, cửa hàng,...


1. Biệt thự biển - dẫn chứng thực tế để giải thích “bất động sản nghỉ dưỡng là gì?”
1. Biệt thự biển - dẫn chứng thực tế để giải thích “bất động sản nghỉ dưỡng là gì?”

Những tiện ích trên thuộc khuôn viên của bất động sản nghỉ dưỡng và tất cả được sở hữu bởi cá nhân, doanh nghiệp, hay tổ chức tư nhân nào đầu tư và đăng ký quyền sở hữu.

Vậy tiềm năng của mảng bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Theo phân tích của các chuyên gia về lĩnh vực này, hình thức bất động sản nghỉ dưỡng mang đến cho nhà đầu tư tốc độ tăng trưởng cao, ít bị rủi ro cũng như nhu cầu của khách hàng về hình thức này rất lớn.

Có thể bạn quan tâm: Bất động sản công nghiệp "đón sóng" đầu tư

Những hình thức bất động sản nghỉ dưỡng

Sau khi đã cùng nhau tìm hiểu kỹ “bất động nghỉ dưỡng là gì?”. Hãy điểm qua một loạt các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng mới nhất hiện nay.

Biệt thự biển

Biệt thự biển - một từ khóa thu hút nhiều khách hàng và nhà đầu tư trong khoảng thời gian gần đây. Về định nghĩa, biệt thự biển là loại hình bất động sản nghỉ dưỡng được thiết kế và hình thành dọc ven các bãi biển đẹp, và giàu tiềm năng.

Tại đây, du khách hoàn toàn có thể nhận được những trải nghiệm đặc biệt, đầy đủ không kém gì các khu biệt thự khác. Một đặc trưng của nơi đây là những thiết kế được đặt ở vị trí thuận lợi để di chuyển và dễ dàng ngắm được phong cảnh của các bãi biển xinh đẹp.

Biệt thự bên sông, hồ

Khác với loại hình biệt thự biển, biệt thự bên sông, hồ chọn một nơi yên tĩnh tại các vùng sông, hồ. Nơi đây đem đến cho khách hàng sự thư thái, thư giãn bởi đặc trưng của khí trời, và cảnh quan thơ mộng từ những mặt hồ, dòng sông yên ả.

Các biệt thự tại đây được nằm tại các vùng có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, các vùng sông hồ đặc trưng ở Việt Nam như Quảng Ninh, Tuyên Quang, và các vùng sông hồ tại các tỉnh miền tây.


2. Biệt thự nằm cạnh sông, hồ
2. Biệt thự nằm cạnh sông, hồ

Biệt thự đồi, núi

Là loại hình bất động sản được xây dựng trên khu vực đồi, núi. Nơi đây được bao phủ bởi màu xanh của cây cối, không khí thiên nhiên mát lành, sự hùng vĩ của các dãy núi đồi trùng trùng điệp điệp hoặc có thể tọa lạc nơi sườn đồi, có tầm nhìn về phía biển xanh.

Các loại biệt thự đồi núi sẽ thiết kế dựa theo địa hình của đồi núi, được các chuyên gia tính toán chính xác, nghiên cứu địa hình sao cho nơi đó đáp ứng đủ các tiêu chí về quang cảnh, sự an toàn,...


3. Dãy biệt thự trên đồi, núi
3. Dãy biệt thự trên đồi, núi

Condotel (Căn hộ khách sạn)

Condotel là cái tên xuất phát từ sự kết hợp độc đáo giữa Condo và Hotel (có ý nghĩa là khách sạn căn hộ). Với nhiều giá trị “kép”, tiềm năng lớn mà hình thức này mang lại, các chuyên gia đánh giá đây là loại hình bất động sản nghỉ dưỡng mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư.

Hình thức Condotel được đặt tại các vùng du lịch trọng điểm như Nha Trang, Hạ Long, đảo Phú Quốc, Đà Lạt,... và nhiều tỉnh thành lớn nhỏ trên cả nước.


4. Condotel - loại hình bất động sản phổ biến nhất hiện nay
4. Condotel - loại hình bất động sản phổ biến nhất hiện nay

Shophouse/Shoptel

Shophouse hay Shoptel là từ viết tắt giữa hai hình thức “Shop” và “house”, “Shop” “Hotel”. Có thể hiểu đơn giản đây là loại hình bất động sản kết hợp giữa việc nghỉ dưỡng và cửa hàng kinh doanh, buôn bán mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Những căn Shophouse thường nằm tại tầng trệt của các tòa chung cư, các trung tâm thương mại mặt tiền lớn. Bên cạnh đó, Shophouse hay Shoptel thường có thiết kế theo quy chuẩn, đồng nhất không thể điều chỉnh hoặc thay đổi cấu trúc.

THAM KHẢO THÊM:


5. ShopHouse/Shoptel - một loại hình bất động sản nghỉ dưỡng thú vị và tiện ích
5. ShopHouse/Shoptel - một loại hình bất động sản nghỉ dưỡng thú vị và tiện ích

Cơ chế hoạt động của bất động sản nghỉ dưỡng

Lợi nhuận của loại hình kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Các chủ sở hữu sẽ nhận được lợi nhuận bằng hình thức nào? Để giải đáp cho câu hỏi này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích nhất. Các nhà đầu tư sẽ nhận được khoảng 80% đến 85% lợi nhuận đến từ các hình thức kinh doanh, khai thác, cho thuê các khu biệt thự, khách sạn hay khu du lịch.

Đây là loại hình đầu tư kém rủi ro hơn bất kỳ loại đầu tư nào, nhưng vẫn đảm bảo được tỷ suất sinh lời. Theo tính toán, nghiên cứu của các chuyên gia, đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng có tỷ suất sinh lời từ 8% đến 12%. Nhiều hơn nhiều lần so với việc gửi tiền ngân ngân hàng, mua vàng,...

Đối với bất động sản nghỉ dưỡng, các nhà đầu tư có tổng cộng hai hình thức kinh doanh. Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng mà các nhà đầu tư hay khách hàng phải cân nhắc lựa chọn.

Tự kinh doanh

Tự kinh doanh là hình thức mà khách hàng sẽ nhận được toàn bộ số tiền đến từ việc kinh doanh như cho thuê các căn biệt thự, căn hộ,... Thế nhưng, việc này cũng đồng nghĩa với việc chủ sở hữu bất động sản sẽ tự tìm kiếm đối tượng khách hàng và cũng phải đảm nhiệm việc quản lý, vận hành của sản phẩm.

Quản lý và cho thuê

Đối với hình thức quản lý và cho thuê, các nhà đầu tư, chủ sở hữu chỉ cần ủy thác quyền quản lý và cho thuê lại cho đối tượng trung gian (môi giới bất động sản). Hình thức này sẽ mang lại nhiều thời gian và không tốn nhiều công sức cho chủ sở hữu, thế nhưng lợi nhuận sẽ được chia bớt (thường sẽ là 80%-20% hoặc 85%-15%).

Lý do nên đầu tư

Những lý do nên rót tiền vào bất động sản nghỉ dưỡng là gì? Chúng tôi sẽ gợi ý một vài ưu điểm của loại hình bất động sản này để bạn có thêm cơ sở cũng như động lực đầu tư.

Dễ dàng trong quản lý

Hầu hết các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đều được đảm bảo thiết kế theo tiêu chuẩn cả về tổng quan, chi tiết và các dịch vụ được tích hợp. Chính vì thế, các chủ sở hữu không cần quá quan tâm về các chi phí khác như: tu sửa, bảo trì,... và hoàn toàn có thể yên tâm khi được quản lý dự án hỗ trợ, đảm bảo việc kinh của chủ sở hữu thuận lợi.

Đa dạng hình thức đầu tư

Như đã đề cập ở trên, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang có rất nhiều loại hình: biệt thự biển, biệt thự núi, condotel, shoptel,...được thiết kế với nhiều kiểu dáng mới lạ đi cùng dịch vụ hiện đại chuẩn quốc tế, đánh vào nhu cầu và thị hiếu khách hàng. Chính vì thế, bất động sản nghỉ dưỡng đã thu hút một số lượng lớn phân khúc khách hàng giàu tiềm năng.

An toàn, bền vững

Để đầu tư sinh lời cao thì phải chấp nhận rủi ro và mạo hiểm. Tuy nhiên, đối với thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm mà đầu tư, bởi lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng luôn được xem là thị trường an toàn, giàu tiềm năng và khả năng sinh lời cao.

Điều này, thể hiện ở việc tốc độ tăng trưởng ngành du lịch Việt Nam ngày càng tăng, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, Đà Nẵng đang là điểm du lịch được lựa chọn hàng đầu hiện nay. Vậy nên, dịch vụ nghỉ dưỡng cũng phát triển bền vững và được mở rộng theo.

Khả năng tăng trưởng, sinh lời cao

Nếu so với các kênh đầu tư sinh lời khác như: chứng khoán, ngoại tệ,  tiền gửi tiết kiệm,...luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thì bất động sản nghỉ dưỡng là thị trường được đánh giá là có mức độ an toàn cao và khả năng sinh lời hấp dẫn, vì sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Việt Nam qua những năm gần đây.

Nhu cầu ngày càng tăng

Kinh tế - Xã hội ngày càng phát triển kéo theo mức sống và mức thu nhập của người dân tăng lên, chính điều này đã khiến nhu cầu được hưởng thụ các dịch vụ lớn dần. Đồng thời, việc xuất hiện các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng mới đã và đang thu hút khách du dịch trong và ngoài nước, giúp thị trường bất động sản nghỉ dưỡng có thêm nhiều cơ hội mở rộng, phát triển và có nguồn cung dồi dào.

Chia sẻ, chuyển nhượng lợi nhuận linh hoạt, dễ dàng

Có thể hiểu đơn giản là việc chia sẻ, chuyển nhượng lợi nhuận giữa nhà đầu tư và một đơn vị khác. Thông thường, nhà đầu tư sẽ được hưởng một khoảng thời gian miễn phí sử dụng dịch vụ của dự án nghỉ dưỡng, vì thế nếu nhà đầu tư không dùng đến gói dịch vụ này thì có thể chia sẻ hoặc chuyển nhượng để kiếm thêm thu nhập.

Có thể bạn quan tâm: 6 nguyên tắc cơ bản cần nhớ khi đầu tư đất nền

Những rủi ro khi đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng

Bên cạnh việc tìm hiểu bất động sản nghỉ dưỡng là gì? và những tiềm năng cũng như lợi ích mà bất động sản nghỉ dưỡng mang lại, thì các nhà đầu tư cũng nên lưu ý đến một vài rủi ro trước khi rót tiền vào loại hình bất động sản này.

Vấn đề pháp lý nhiều khó khăn, chưa rõ ràng

Đây là 1 trong số những vấn đề đáng quan ngại nhất hiện nay, khi hầu hết dự án đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đều xuất hiện các vấn đề pháp lý chưa được rõ ràng, minh bạch. Nguyên nhân được xác định vì khung pháp lý Việt Nam còn “đi sau” sự phát triển nổi trội của ngành bất động sản nghỉ dưỡng.

Cụ thể, hiện vẫn chưa có quy định rõ ràng về việc condotel là thuộc đất thương mại dịch vụ hay là đất nhà ở, điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất,...

Tính thanh khoản không cao

Việc xuất hiện nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng bị đẩy giá quá cao khiến một nhóm nhà đầu tư quay lưng, làm giảm độ sôi nổi của thị trường này. Bởi yêu cầu thời gian đầu tư lâu dài nên chỉ có số ít nhà đầu tư quan tâm. Thực tế cho thấy, chỉ khi chủ đầu tư có khả năng khai thác tốt dự án cũng như đảm bảo mức độ uy tín cao, mới đủ sức cạnh tranh và thu hút đầu tư từ cá nhân hay tổ chức.

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin hữu ích liên quan đến bất động sản nghỉ dưỡng cũng như giúp bạn giải đáp thắc mắc Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?” Hẹn gặp lại các bạn tại những bài viết mới nhất về lời khuyên cho nhà đầu tư bđs tại meeyland nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

1 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

1 giờ trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

2 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

2 giờ trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

3 giờ trước