Trong tranh chấp đất đai thì xác định tư cách pháp lý của các chủ thể như thế nào?

Thứ ba, 06/06/2023-10:06
Trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai có thể sẽ phát sinh nhiều tranh chấp. Chẳng hạn tranh chấp giữa cơ quan quản lý nhà nước với người sử dụng đất; Tranh chấp giữa những người sử dụng đất với nhau… Việc xác định chủ thể của một quan hệ tranh chấp và làm rõ nội hàm khái niệm tranh chấp đất đai là rất cần thiết. 

“Tôi có mua một căn nhà cấp 4 và đất, trên giấy đặt cọc có viết tay thể hiện có căn nhà, còn trong bản hợp đồng chuyển nhượng chỉ thể hiện là đất. Ngôi nhà và đất là tôi mua của bà Nguyệt, được chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận hợp pháp và đã sang tên cho tôi rồi, tôi cũng đang sử dụng. Hiện nay anh trai bà Nguyệt kiện tôi ra tòa, tranh chấp quyền sở hữu nhà, tranh chấp hợp đồng. Tôi xin hỏi: anh trai bà Nguyệt có kiện tôi được không? Tại sao tôi được tòa án mời tôi là bị đơn trong khi tôi không có mua bán gì của anh bà Nguyệt?” - Ông Nguyễn văn Được 

Liên quan đến câu hỏi của ông Được, Luật sư Lê Văn Quyền - Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”. 


Tư cách là bị đơn không đồng nghĩa với việc xác định người này có hành vi vi phạm
Tư cách là bị đơn không đồng nghĩa với việc xác định người này có hành vi vi phạm

Như vậy có thể thấy, việc ông Điệp trở thành bị đơn trong vụ kiện xuất phát từ việc anh trai bà Nguyệt (nguyên đơn) đã khởi kiện ông ra tòa vị cho rằng quyền và lợi ích của họ bị xâm phạm. Hành vi xâm phạm ở đây có thể là giao dịch mua bán quyền sử dụng đất giữa ông Điệp và bà Nguyệt.

Có thể suy luận rằng, anh trai bà Nguyệt có quyền sở hữu đối với một hoặc toàn bộ mảnh đất mà ông Điệp mua lại của bà Nguyệt hoặc một lý do khác khiến giao dịch này đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của anh trai bà Nguyệt. 

Do đó, việc ông Điệp chỉ giao dịch với bà Nguyệt mà không biết tới sự hiện diện của anh trai bà Nguyệt sẽ không làm ảnh hưởng tới quyền khởi kiện của người này. Theo đó, việc tòa án thụ lý đơn khởi kiện của anh trai bà Nguyệt và triệu tập ông Điệp đến phiên tòa với tư cách là bị đơn không đồng nghĩa với việc xác định ông có hành vi vi phạm. Bởi đây chỉ là một quá trình thủ tục nhằm giải quyết tranh chấp, trong đó ông Điệp là đối tượng bị anh trai bà Nguyệt khởi kiện, tòa án xác định tư cách tham gia của ông là bị đơn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Đất sổ chung đang ở ổn định có được tách sổ riêng không?

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

6 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

7 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước