Trẻ em có phải là đối tượng được lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hay không?

Thứ hai, 13/03/2023-16:03
​​​​​​​Luật Đất đai sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, vậy trẻ em có phải là đối tượng được lấy ý kiến góp ý cho dự thảo luật này hay không?

Hỏi:

Những ngày qua, dư luận xôn xao về việc một trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội tổ chức lấy ý kiến học sinh góp ý cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Việc này gây khá nhiều tranh cãi, nhiều ý kiến trái chiều. Vậy xin luật sư tư vấn giúp tôi, trẻ em có phải là đối tượng được lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hay không? Xin cảm ơn.

(Chị Nguyễn Minh Lệ, Hà Nội).

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến chuyên mục, vấn đề chị quan tâm TS. Luật sư Đặng Văn Cường – Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin giải đáp như sau:

1. Trẻ em có phải là đối tượng được lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi hay không?

Ngày 23 tháng 12 năm 2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trong đó nêu rõ về đối tượng, mục đích, yêu cầu, hình thức và thời gian tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 quy định các đối tượng được lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong hoạt động tổ chức lấy ý kiến nhân dân như sau:

1. Đối tượng lấy ý kiến

- Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác;


Trẻ em là đối tượng được lấy ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi
Trẻ em là đối tượng được lấy ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

- Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.

2. Nội dung lấy ý kiến

a) Toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi);

b) Các nội dung trọng tâm do Chính phủ xác định phù hợp với từng nhóm đối tượng lấy ý kiến.

3. Hình thức lấy ý kiến

- Góp ý trực tiếp bằng văn bản;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

- Thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phù hợp khác.

Theo đó, các đối tượng được lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) gồm:

- Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác;

 Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.

Như vậy, trẻ em cũng là một tầng lớp nhân dân trong nước và có thể được lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

2. Hình thức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 quy định các hình thức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi như sau:

Đối tượng, nội dung và hình thức lấy ý kiến

1. Đối tượng lấy ý kiến

- Các tầng lớp Nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác;

- Các viện nghiên cứu, trường đại học và chuyên gia, nhà khoa học.

2. Nội dung lấy ý kiến

a) Toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi);

b) Các nội dung trọng tâm do Chính phủ xác định phù hợp với từng nhóm đối tượng lấy ý kiến.

3. Hình thức lấy ý kiến

- Góp ý trực tiếp bằng văn bản;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

- Thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phù hợp khác.

Theo đó, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được thực hiện dưới các hình thức sau:

- Góp ý trực tiếp bằng văn bản;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

- Thông qua Cổng thông tin điện tử của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phù hợp khác.

3. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được thực hiện nhằm mục đích gì?

Điều 2 Nghị quyết 671/NQ-UBTVQH15 nêu lên các mục đích của việc tổ chức lấy kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi như sau:

Mục đích của việc tổ chức lấy kiến Nhân dân

1. Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

2. Tạo sự thống nhất và đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai.

3. Nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.tổ chức lấy kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Theo đó, việc tổ chức lấy kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa được thực hiện nhằm mục đích:


Việc lấy ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được triển khai rộng rãi tới toàn dân (ảnh minh họa)
Việc lấy ý kiến cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được triển khai rộng rãi tới toàn dân (ảnh minh họa)

- Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Nhân dân để:

+ Hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng,

+ Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

- Tạo sự thống nhất và đồng thuận của Nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai.

- Nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.tổ chức lấy kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Đất sổ chung đang ở ổn định có được tách sổ riêng không?