Tôi muốn xin cấp sổ đỏ cho lối đi chung có được không?

Thứ năm, 15/12/2022-14:12
​​​​​​​Diện tích đất ở thì làm sổ đỏ là điều ai cũng biết, tuy nhiên với diện tích đất ở lối đi chung có làm được sổ đỏ hay không thì đang là vấn đề mà nhiều người quan tâm.

Hỏi:

Tôi có một mảnh đất ở ngoại thành. Gia đình tôi và hàng xóm đã thỏa thuận với nhau cùng cắt một phần đất giữa 2 nhà để làm một lối đi chung ra đường giao thông công cộng. Tôi muốn hỏi, lối đi chung đó có được cấp Sổ đỏ không? Muốn bổ sung lối đi chung vào Sổ đỏ phải làm thế nào?

Xin cảm ơn.

(Chị Hoàng Thị Thu, Hà Nội).

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi tới chuyên mục, vấn đề chị quan tâm luật sư Lê Văn Quyền - Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin tư vấn như sau:

1. Lối đi chung có được cấp Sổ đỏ không?

Lối đi chung hiện nay không được quy định trong văn bản luật, do đó còn tồn tại nhiều quan điểm về nguồn gốc của lối đi chung như:

- Lối đi chung được hình thành từ lối mòn;

- Lối đi chung được người sử dụng đất phía ngoài tự dành ra hoặc theo thỏa thuận hoặc chuyển nhượng cho người phía trong để có lối ra đường công cộng;

- Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề…

Theo đó, việc thỏa thuận lối đi chung đảm bảo nguyên tắc theo quy định tại Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015:

- Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền;


Lối đi chung (ảnh minh họa)
Lối đi chung (ảnh minh họa)

- Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền;

- Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Cũng theo cách hiểu về lối đi chung và các quy định về nguyên tắc thỏa thuận lối đi chung nêu trên thì lối đi chung có được cấp Sổ đỏ hay không phụ thuộc vào nguồn gốc sử dụng đất và sự thỏa thuận giữa những chủ thể có cùng lối đi chung.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp lối đi chung không thể hiện rõ ràng thuộc về thửa đất nào (thường ghi chung là đường đi). Do đó, trong trường hợp này không thể đưa lối đi chung vào diện tích sử dụng riêng của cá nhân hay hộ gia đình nào. Ngoài ra, một số trường hợp khác lối đi chung cũng không được cấp Sổ đỏ như:

- Đất sử dụng làm đường đi là diện tích đất thuộc quyền quản lý của Nhà nước;

- Đất sử dụng làm đường đi là đất tự hình thành qua thời gian sử dụng, không phải đất có nguồn gốc là do Nhà nước quản lý, cũng không có nguồn gốc được tặng cho bởi người sử dụng đất;

- Đất sử dụng làm đường là do một hoặc nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất hiến tặng/tặng…

2. Lối đi chung thể hiện trong Sổ đỏ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận như sau:

- Sơ đồ thửa đất, thể hiện các thông tin gồm:

Hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa;

Số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng Bắc - Nam;

- Chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất cấp Giấy chứng nhận được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới;

- Trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người thì thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

Như vậy, lối đi chung trên Sổ đỏ được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.

3. Cấp Sổ đỏ cho lối đi chung thế nào?

Trường hợp lối đi chung do tách thửa đất ra, thủ tục cấp Sổ đỏ thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

Bản đo vẽ tách thửa;

Văn bản chấp thuận tách thửa;

Giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp của các bên;

Sổ hộ khẩu hoặc văn bản có giá trị tương đương;

Hợp đồng mua bán, tặng cho… (nếu có);

Sổ đỏ bản gốc;

Đơn đăng ký biến động đất đai (mẫu 09/ĐK);

Bước 2: Nộp hồ sơ, xử lý hồ sơ

- Nơi nộp hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc Trung tâm hành chính công nơi có đất.

- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành:

Đo đạc địa chính để tách thửa;

Cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;

Xác nhận biến động;

Trình cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ mới cho thửa đất mới được tách ra;

Gửi số liệu địa chính sang cơ quan thuế;

Các công việc khác theo Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Bước 3: Nhận kết quả

Người sử dụng đất có yêu cầu và được phép ghi nhận, cấp sổ đỏ cho diện tích đất thuộc đường đi chung hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi nhận sổ đỏ được mang tên mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Đất sổ chung đang ở ổn định có được tách sổ riêng không?

Ủy quyền bán nhà như thế nào khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài?

Có được đặt nhà di động trên đất nông nghiệp không?

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

6 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

8 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

9 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

9 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

9 giờ trước