Một thửa đất tặng, cho nhiều người thì cần lập bao nhiêu hợp đồng tặng, cho?

Thứ tư, 25/05/2023-09:05
Bên cạnh những hình thức chuyển quyền được thực hiện phổ biến như chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, góp vốn thì còn có quyền tặng cho quyền sử dụng đất. Nhưng vì tính chất đặc biệt của tài sản là quyền sử dụng đất, nên không phải ở bất kỳ trưởng hợp nào người sử dụng đất đều có thể tặng cho đối với tài sản này. 

Hỏi: 

“Ông, bà nội tôi có một mảnh đất 1000 m2. Hiện nay, ông bà cho tôi một phần và em con chú tôi 2 phần. Gia đình ông nội và các cô chú bác đã họp gia đình thống nhất cho chúng tôi. Văn phòng đăng ký đất đai đã đo, chỉnh lý biến động xong. Vậy có cần làm một hợp đồng hay hai hợp đồng cho 02 anh em?” - Chị Lê Thị Xuân Thủy.

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của chị Thủy, Luật sư Diệp Năng Bình - Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh xin tư vấn như sau: 

Từ các thông tin mà chị Thủy cung cấp bên trên, thì trường hợp đất của ông bà nội chị sau khi thống nhất với toàn bộ thành viên trong gia đình để cho chị và em con chú. Gia đình chị cũng đã làm thủ tục đo đạc, chỉnh lý biến động xong, hoàn tất các thủ tục tách thành 02 thửa đất.

Do đó theo quy định tại điểm a, d khoản 3, Điều 167 Luật Đất đai 2013: 

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã.”


Hợp đồng tặng cho phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực
Hợp đồng tặng cho phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực

Ở trường hợp này, ông bà nội cần lập 02 hợp đồng tặng cho (01 hợp đồng Ông, bà nội tặng cho chị và 01 hợp đồng ông, bà nội tặng cho em con chú). Hợp đồng phải được lập thành văn bản và chứng thực tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng. 

Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký. Đất đai là một loại bất động sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sử dụng, vì vậy chị lưu ý làm thủ tục đăng ký tại Văn phòng Đăng ký đất đai sau khi hợp đồng đã được công chứng hoặc chứng thực. 

Đối với tài sản là bất động sản được tặng cho giữa ông bà nội với cháu nội thì cần thêm một số giấy tờ sau: Bản sao Giấy khai sinh của cháu nội và bản sao Giấy khai sinh của bố cháu nội; hoặc bản sao Sổ hộ khẩu có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội, bà nội với cháu nội.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung 2014, thu nhập từ nhận quà tặng là bất động sản giữa ông bà nội với cháu nội thuộc trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Đất sổ chung đang ở ổn định có được tách sổ riêng không?

Ủy quyền bán nhà như thế nào khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài?

Có được đặt nhà di động trên đất nông nghiệp không?

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

11 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

11 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

11 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

12 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

12 giờ trước