Một thành viên trong hộ gia đình phản đối thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Thứ hai, 30/05/2023-16:05
Sổ đỏ của hộ gia đình dành cho những người có cùng quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng theo quy định pháp luật về hôn nhân gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất. 

Hỏi:

“Sổ đỏ nhà tôi được cấp cho hộ gia đình do bố tôi là đại diện đứng tên. Nay bố tôi muốn sang tên sổ đỏ cho tôi, chỉ có 1 thành viên trong gia đình phản đối trong khi các thành viên khác đều đồng ý. Vậy bố tôi có sang tên sổ đỏ cho tôi được không?” - Anh Danh Ngọc Qui.

Trả lời: 

Liên quan đến câu hỏi của anh Qui, Luật sư Nguyễn Huy An - Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin tư vấn như sau:

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.


Cần sự đồng ý của tất cả thành viên trong hộ để có thể sang tên sổ đỏ
Cần sự đồng ý của tất cả thành viên trong hộ để có thể sang tên sổ đỏ

Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất từ hộ gia đình sang cá nhân được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai và Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP.

Căn cứ khoản 1 Điều 64 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên”.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT: “Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật”.

Dựa vào những quy định trên, vì hộ gia đình anh Qui có một thành viên không đồng ý với việc chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình cho một mình anh, nên việc sang tên sổ đỏ sẽ không thực hiện được. 

Tuy nhiên, gia đình anh cũng có quyền thực hiện tách riêng quyền sử dụng đất cho thành viên đó, phần đất còn lại sẽ sang tên cho anh khi các thành viên khác đều đồng ý. Thủ tục tách thửa đất được quy định tại Điều 75 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Đất sổ chung đang ở ổn định có được tách sổ riêng không?

Ủy quyền bán nhà như thế nào khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài?

Có được đặt nhà di động trên đất nông nghiệp không?

Tin mới cập nhật

Startup công nghệ đang tuyển dụng như thế nào?

5 giờ trước

Khám phá 30+ mẫu nhà villa cấp 4 đẹp, ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên

5 giờ trước

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

5 giờ trước

Cuộc chạy đua của thế hệ trẻ với AI

8 giờ trước

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đón nhận thêm thương vụ IPO tỷ USD

8 giờ trước