Hiệu trưởng mang sổ đỏ của trường đi cầm cố sẽ bị xử lý như thế nào?

Thứ tư, 24/11/2022-10:11
​​​​​​​UBDN huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình vừa cách chức một hiệu trưởng trường tiểu học vì người này mang sổ đỏ của trường đi cầm cố. Câu chuyện đang khiến dư luận xôn xao, bàn tán.

Tóm tắt sự việc:

Theo thông tin từ các cơ quan báo chí, vừa qua UBND huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã ra quyết định cách chức Hiệu trưởng trường Tiểu học số 2 Châu Hóa đối với ông Mai Thanh Huyền.

Trước đó, vào khoảng cuối tháng 4, tại Quảng Bình xôn xao thông tin ông Huyền mang sổ đỏ của trường đi cầm cố lấy tiền chi tiêu cá nhân. Những thông tin đồn đoán ông Huyền lấy sổ đỏ để vay 200 triệu đồng

Ngày 27/4, UBND xã Châu Hóa đã lập đoàn kiểm tra xác minh thông tin trên. Kết quả, ông Huyền đã sử dụng sổ đỏ của Trường Tiểu học số 2 Châu Hóa, quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng của bản thân để cầm cố, vay mượn dẫn đến không có khả năng thanh toán với số tiền 960 triệu đồng.

Sổ đỏ của trường tiểu học số 2 Châu Hóa ghi diện tích 4.780m2, thuộc thửa đất số 249, tờ bản đồ số 18 tại thôn Lạc Sơn. Đây là đất của cơ sở giáo dục đào tạo, thời hạn sử dụng lâu dài.

Như vậy, hành vi mang sổ đỏ của trường đi cầm cố của ông Mai Thành Huyền đã vi phạm những quy định nào? Luật sư Nguyễn Huy An - Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin tư vấn như sau:

1. Hiệu trưởng mang sổ đỏ nhà trường đi cầm cố được không?

Căn cứ Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản như sau:

"Điều 309. Cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ."

Và Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản nhu sau:

"Điều 105. Tài sản


Hiệu trưởng trường Tiểu học 2 Châu Hóa đã mang sổ đỏ của trường đi cầm cố
Hiệu trưởng trường Tiểu học 2 Châu Hóa đã mang sổ đỏ của trường đi cầm cố

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai."

Căn cứ khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 định nghĩa về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất."

Theo đó, cầm cố tài sản việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Tài sản phải là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, sổ đỏ không phải tài sản mà chỉ là chứng thư pháp lý mà hiệu trưởng cũng không phải chủ sở hữu của quyền sử dụng đất nhà trường. Vì vậy, hành vi dùng sổ đỏ của trường để đi cầm cố của ông Mai Thanh Huyền và vi phạm pháp luật.

2. Hiệu trưởng mang sổ đỏ nhà trường đi cầm cố thì giao dịch đó có hiệu lực hay không?

Theo Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Theo đó, cầm cố tài sản chỉ thực hiện được khi tài sản thuộc sở hữu của người cầm cố. Tuy nhiên, hiệu trưởng không có quyền sở hữu đối với sổ đỏ của nhà trường nên không thỏa mãn về điều kiện cầm cố tài sản.

Do đó, việc hiệu trưởng mang sổ đỏ của trường đi cầm cố thì giao dịch giữa hiệu trưởng và bên nhận cầm cố được xem là giao dịch dân sự vô hiệu vì vi phạm điều cấm của luật.

3. Hình thức xử phạt với người nhận cầm cố tài sản không thuộc sở hữu người cầm cố như thế nào?

Căn cứ điểm l khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:

"Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự

...

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;

b) Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

c) Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

d) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự hoặc Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;

đ) Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

e) Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

g) Trực tiếp giao con dấu cho khách hàng mà không chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định của pháp luật;

h) Cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền;

i) Nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng cầm cố theo quy định của pháp luật;

k) Nhận cầm cố tài sản mà không lưu giữ tài sản cầm cố hoặc không lưu giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố tại cơ sở kinh doanh trong thời gian cầm cố tài sản đối với tài sản theo quy định của pháp luật phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản đó

l) Nhận cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;..."

Theo đó, trường hợp người nhận cầm cố tài sản không thuộc tài sản của người cầm cố nhưng không có giấy ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu tài sản sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Đất sổ chung đang ở ổn định có được tách sổ riêng không?

Ủy quyền bán nhà như thế nào khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài?

Có được đặt nhà di động trên đất nông nghiệp không?

Tin mới cập nhật

“Mở kho” đấu thầu vàng để giữ vững kho ngoại tệ

2 giờ trước

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

6 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

8 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

8 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

10 giờ trước