Điều kiện để cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh bất động sản là gì?

Thứ hai, 22/11/2022-09:11
Xã hội ngày càng phát triển, ngành nghề kinh doanh bất động sản cũng có nhiều bước phát triển vượt bậc. Có thời điểm, nhà nhà, người người đi buôn bất động sản. Vậy, kinh doanh bất động sản cần đáp ứng những điều kiện gì?

Hỏi:

Em có tìm hiểu và định tiến tới sẽ lấn sân vào kinh doanh bất động sản và em có thắc mắc về những điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng được khi muốn kinh doanh lĩnh vực bất động sản gồm những điều kiện gì?

Em xin cảm ơn chuyên mục.

(Bạn Nguyễn Huyền Trang, Hà Nội).

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục, vấn đề bạn thắc mắc, luật sư Nguyễn Huy An - Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin giải đáp như sau:

1. Kinh doanh bất động sản là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về khái niệm kinh doanh bất động sản cụ thể như sau:

Kinh doanh bất động sản là việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản; thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản; dịch vụ sàn giao dịch bất động sản; dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản nhằm mục đích sinh lợi.

Một số quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản

Về nguyên tắc, tại Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về nguyên tắc kinh doanh bất động sản như sau:


Pháp luật quy định khá cụ thể về điều kiện kinh doanh bất động sản (ảnh minh họa)
Pháp luật quy định khá cụ thể về điều kiện kinh doanh bất động sản (ảnh minh họa)

- Bình đẳng trước pháp luật; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng, không trái quy định của pháp luật.

- Bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

- Kinh doanh bất động sản phải trung thực, công khai, minh bạch.

- Tổ chức, cá nhân có quyền kinh doanh bất động sản tại khu vực ngoài phạm vi bảo vệ quốc phòng, an ninh theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Về chính sách, tại Điều 7 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh bất động sản như sau:

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từng địa bàn.

- Nhà nước khuyến khích và có chính sách miễn, giảm thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tín dụng ưu đãi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án được ưu đãi đầu tư.

- Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của dự án; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào đối với dự án được ưu đãi đầu tư.

- Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư dự án dịch vụ công ích đô thị, công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án đầu tư kinh doanh bất động sản.

- Nhà nước có cơ chế, chính sách bình ổn thị trường bất động sản khi có biến động, bảo đảm lợi ích cho nhà đầu tư và khách hàng.

Về hành vi bị cấm, tại Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 quy định về các hành vi bị cấm như sau:

- Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.

- Quyết định việc đầu tư dự án bất động sản không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Không công khai hoặc công khai không đầy đủ, trung thực thông tin về bất động sản.

- Gian lận, lừa dối trong kinh doanh bất động sản.

- Huy động, chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân và tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích theo cam kết.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

- Cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của Luật này.

- Thu phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.

2. Những điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 02/2022/NĐ-CP về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản quy định cụ thể như sau:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải có các điều kiện sau đây:

+ Phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành nghề kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);

+ Phải công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, tại trụ sở Ban Quản lý dự án (đối với các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản), tại sàn giao dịch bất động sản (đối với trường hợp kinh doanh qua sàn giao dịch bất động sản) các thông tin về doanh nghiệp (bao gồm tên, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên lạc, tên người đại diện theo pháp luật), thông tin về bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật Kinh doanh bất động sản, thông tin về việc thế chấp nhà, công trình xây dựng, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh (nếu có), thông tin về số lượng, loại sản phẩm bất động sản được kinh doanh, số lượng, loại sản phẩm bất động sản đã bán, chuyển nhượng, cho thuê mua và số lượng, loại sản phẩm còn lại đang tiếp tục kinh doanh. Đối với các thông tin đã công khai quy định tại điểm này mà sau đó có thay đổi thì phải được cập nhật kịp thời ngay sau khi có thay đổi;


Kinh doanh bất động sản là nghề khá sôi động (ảnh minh họa)
Kinh doanh bất động sản là nghề khá sôi động (ảnh minh họa)

+ Chỉ kinh doanh các bất động sản có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9, Điều 55 của Luật Kinh doanh bất động sản.

- Đối với trường hợp nhà đầu tư được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án bất động sản theo quy định của pháp luật thì nhà đầu tư đó phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên. Khi thực hiện kinh doanh bất động sản thì chủ đầu tư dự án phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Việc xác định vốn chủ sở hữu quy định tại khoản này được căn cứ vào kết quả báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc kết quả báo cáo kiểm toán độc lập của doanh nghiệp đang hoạt động (được thực hiện trong năm hoặc năm trước liền kề); trường hợp là doanh nghiệp mới thành lập thì xác định vốn chủ sở hữu theo vốn điều lệ thực tế đã góp theo quy định của pháp luật.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Đất sổ chung đang ở ổn định có được tách sổ riêng không?

Ủy quyền bán nhà như thế nào khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài?

Có được đặt nhà di động trên đất nông nghiệp không?

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

20 phút trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

43 phút trước

Mất xu hướng tăng, thị trường chứng khoán phải cẩn trọng trước kỳ nghỉ lễ

1 giờ trước

Thị trường bán dẫn có thể mang lại doanh thu 1.000 tỷ USD vào năm 2030

1 giờ trước

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

4 giờ trước