Có thể tự thỏa thuận chia di sản thừa kế được không? Văn bản thỏa thuận có cần công chứng không?

Thứ tư, 16/11/2022-11:11
​​​​​​​Nhiều trường hợp cha mẹ qua đời không để lại di chúc, các anh em trong nhà tự thỏa thuận chia di sản thừa kế. Về việc này, pháp luật quy định ra sao?

Hỏi:

Gia đình tôi có 5 anh chị em, cha mẹ tôi vừa bị TNGT qua đời, không có di chúc. Cha mẹ có để lại cho 5 người con 1 căn nhà và 2 lô đất. Anh chị tôi thỏa thuận nhà của anh cả con 2 lô đất chia cho 3 người còn lại. Tôi thì chỉ muốn nhận tiền thay vì đất, vậy thì có được thỏa thuận phân chia được không? Nếu thỏa thuận bằng văn bản thì có cần công chứng không?

Xin cảm ơn.

(Anh Nguyễn Đức Thành, Hà Nội).

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới chuyên mục, nội dung anh thắc mắc, luật sư Nguyễn Huy An - Đoàn Luật sư TP Hà Nội của chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Bố mẹ mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế được chia như nào?

Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

"Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

..."


Anh và những người hưởng di sản thừa kế có thể tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản (ảnh minh họa)
Anh và những người hưởng di sản thừa kế có thể tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản (ảnh minh họa)

Như vậy, trong trường hợp trên do không có di chúc nên di sản thừa kế là đất đai sẽ được theo theo pháp luật.

Hưởng di sản không có di chúc theo pháp luật quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

Do đó, theo căn cứ trên di sản được chia theo di chúc hoặc theo hàng thừa kế của pháp luật.

Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được chia di sản thừa kế. Những người nhận thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

2. Người thừa kế có thể tự thỏa thuận chia di sản thừa kế với nhau được hay không?

Căn cứ Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp phân chia di sản thừa kế như sau:

"Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật

1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia."

Như vậy, những người thừa kế hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về việc định giá di sản thừa kế và người nhận hiện vật là di sản thừa kế trên.

Nên vì vậy, anh hoàn toàn có thể thỏa thuận với những người còn lại để nhận tiền thay vì nhận đất.

3. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có cần phải công chứng không?

Căn cứ theo Điều 57 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

"Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản."

Như vậy, theo quy định trên đối với trường hợp di sản không phải là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản thì văn bản thỏa thuận phân chi di sản không yêu cầu phải công chứng.

Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản chỉ đặt ra khi là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Đất sổ chung đang ở ổn định có được tách sổ riêng không?

Tin mới cập nhật

Có 1 tỷ đồng thừa tiền mua ô tô, 9x vẫn lựa chọn chi 4 triệu đồng/tháng để đi xe công nghệ

2 giờ trước

Nhà đầu tư mong đợi gì khi Big Tech chuẩn bị công bố doanh thu quý I/2024?

2 giờ trước

Chuyên gia chứng khoán tiết lộ thời điểm đầu tư lớn nhất năm 2024

3 giờ trước

AI đang “cách mạng hóa” hàng không Mỹ giúp cho hành khách thoải mái trong chuyến bay

3 giờ trước

Tháo nút thắt tín dụng, hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn 

3 giờ trước