Bố được nhận thừa kế là mảnh đất từ ông bà nhưng nay mất liên lạc, con phải làm sao?

Thứ ba, 16/11/2022-07:11
Bố được nhận thừa kế là mảnh đất từ ông bà nhưng nay mất liên lạc từ lâu, nay con có được quyền chuyển nhượng mảnh đất đó hay không, thủ tục như thế nào? Đấy là vấn đề nhiều bạn đọc quan tâm, đặt câu hỏi với chuyên mục.

Hỏi:

Ông bà nội tôi có 3 người con, bố tôi là con trai cả. Ông bà có một mảnh đất 1000m2, khi mất đi, ông bà không để lại di chúc, nhưng cô và chú tôi đều đồng ý nhường phần đất đó cho vợ chồng tôi. Giờ tôi muốn làm sổ đỏ chuyển sang tên vợ chồng. Nhưng bố tôi đi sang Lào từ hàng chục năm nay, không liên lạc với gia đình và không biết địa chỉ đang ở đâu. Vậy thủ tục sang tên cho tôi có làm được không ạ? Tôi có phải vào tận nơi bố để xin chữ ký hay có thể bỏ qua được?

Xin cảm ơn.

(Anh Lê Trọng Minh, Nghệ An).

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới chuyên mục. Vấn đề anh quan tâm, luật sư Vũ Thị Quyên - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội xin tư vấn như sau:

1. Bố được nhận thừa kế là mảnh đất từ ông bà nhưng mất liên lạc đã lâu thì các con có được nhận chuyển nhượng đối với mảnh đất này không?

Trường hợp ông bà mất không để lại di chúc thì di sản của họ sẽ được thừa kế theo pháp luật. Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu như sau:

Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.


Bố anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên nếu không liên lạc được với bố anh thì thủ tục khai nhận di sản thừa kế và văn bản thỏa thuận sẽ không thực hiện (ảnh minh họa)
Bố anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên nếu không liên lạc được với bố anh thì thủ tục khai nhận di sản thừa kế và văn bản thỏa thuận sẽ không thực hiện (ảnh minh họa)

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định trên, bố anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên nếu không liên lạc được với bố anh thì thủ tục khai nhận di sản thừa kế và văn bản thỏa thuận sẽ không thực hiện.

Để có thể phân chia di sản, từ đó thực hiện sang tên thì anh cần tìm được bố anh. Thời hiệu phân chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản.

Trường hợp không liên lạc được, không có thông tin, tin tức gì trong thời gian dài, anh có thể sử dụng cách "Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú" theo Điều 64 Bộ luật Dân sự 2015 và "tuyên bố mất tích" theo Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015.

Sau thời hạn 03 năm từ khi tuyên bố mất tích, anh có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết theo Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 để có thể tiến hành thủ tục phân chia di sản thừa kế cho vợ chồng anh.

2. Người bị Tòa án tuyên bố đã chết thì tài sản của họ được giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết mà còn sống thì có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết

3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Như vậy người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Đất sổ chung đang ở ổn định có được tách sổ riêng không?

Ủy quyền bán nhà như thế nào khi chủ sở hữu đang ở nước ngoài?

Có được đặt nhà di động trên đất nông nghiệp không?

Tin mới cập nhật

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

11 phút trước

Kinh nghiệm xây dựng những mẫu nhà cấp 4 khung thép cực đẹp

1 giờ trước

Hướng nằm ngủ kiêng kỵ là gì? Cách kê giường ngủ đúng hướng tài lộc, tốt cho sức khỏe

3 giờ trước

Cách các ngân hàng số thu hút khách hàng mà không cần mở chi nhánh

3 giờ trước

Nâng hạng thị trường chứng khoán, hàng chục tỷ USD sẽ chảy vào Việt Nam

3 giờ trước