‘Ông trùm thời trang’ Chương Tailor: Hành trình từ một nhà may nhỏ đến tham vọng vùng vẫy giữa trời Tây

Chủ nhật, 20/11/2022-14:11
Xuất thân trong một gia đình có bố là một nghệ nhân may đo âu phục Sài Gòn ngày trước, ông Chương trở thành người suy nhất trong số 7 anh chị em tiếp tục theo nghiệp thời trang. Vị doanh nhân này đã đam mê may vá từ nhỏ, bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất…

Chương Tailor có tên thật là Dương Văn Chương - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Thời trang Chương. Vị doanh nhân này được xem là ông trùm thời trang, người luôn mang trong mình ước mơ cũng như hoài bão có thể đưa những bộ vest Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Khoảng 27 năm trước, Chương Tailor chỉ là một tiệm may nhỏ của một nghệ nhân hết sức bình thường ở trên đất Sài Gòn. Thời điểm đó, Dương Văn Chương vẫn còn đang là một cậu học trò ngày ngày phụ bố mình khâu vá. Đến năm 2002, Dương Văn Chương chính thức mở công ty, đăng ký thương hiệu cũng như phát triển cơ ngơi của mình trở thành một hệ thống sở hữu 6 showroom thời trang bespoke (trang phục được may đo cho cá nhân) tại Hà Nội và TP HCM như ngày nay.


Đến năm 2002, Dương Văn Chương chính thức mở công ty, đăng ký thương hiệu cũng như phát triển cơ ngơi của mình trở thành một hệ thống sở hữu 6 showroom thời trang bespoke (trang phục được may đo cho cá nhân) tại Hà Nội và TP HCM như ngày nay
Đến năm 2002, Dương Văn Chương chính thức mở công ty, đăng ký thương hiệu cũng như phát triển cơ ngơi của mình trở thành một hệ thống sở hữu 6 showroom thời trang bespoke (trang phục được may đo cho cá nhân) tại Hà Nội và TP HCM như ngày nay

Từ một nhà may nhỏ đến tham vọng giữa trời Âu

Xuất thân trong một gia đình có bố là một nghệ nhân may đo âu phục Sài Gòn ngày trước, ông Chương trở thành người suy nhất trong số 7 anh chị em tiếp tục theo nghiệp thời trang. Vị doanh nhân này đã đam mê may vá từ nhỏ, bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất.

Cụ thể, theo như chia sẻ của Chương Tailor, gia đình ông vốn là gốc miền Trung, sau đó có thời gian bố mẹ chuyển ra Bắc, cuối cùng là vào Nam để mở tiệm may. Ban đầu, bố của Chương Tailor chỉ làm theo kiểu nhỏ lẻ, tự cắt tự may phụ trách tất cả các công đoạn. Chỉ có Chương Tailor là người duy nhất trong số các anh chị em của mình là đam mê thời trang, ngày ngày ngồi phụ bố đơm cúc khuy, sau đó khâu vá tỉ mỉ, giống như những đứa trẻ của các nghệ sĩ theo cha mẹ của mình lên sân khấu biểu diễn ngay từ khi còn nhỏ vậy. 

Vì đam mê thời trang vô cùng, thế nên Chương Tailor ngày càng tích lũy, ngày càng giỏi giang và tự mình đi lên từ nghề. Vào thời kỳ đỉnh cao, ông cắt được hẳn 52 bộ suit chỉ trong một ngày đêm, cắt đến mức giãn cả cơ tay. Đó là giai đoạn đầu vẫn còn khó khăn, chưa có tiền thuê người nên Chương Tailor là thợ cả, một mình làm hết tất cả mọi việc. 

Quá yêu mến thời trang, ông quyết định theo học những thứ bài bản nhất từ quốc tế. Chương Tailor cũng đã có một khoảng thời gian được tìm hiểu nền thời trang tại Pháp. Đến năm 1999, ông quyết định trở về kế nghiệp bố và thành lập công ty tại Hà Nội. Dù gia đình đã mở tiệm may từ năm 1968, thế nhưng mãi đến năm 2002 Chương Tailor mới đi đăng ký thương hiệu (là Chương Tailor). Vào khoảng 2 thập kỷ trước, việc đăng ký thương hiệu đối với nhiều người vẫn còn vô cùng lạ lẫm. 


Không giống như các nhà may khác khi mà ông chủ vừa đo cắt lại vừa nhận trả hàng giống như kiểu nghệ nhân trước đây, Chương Tailor tiến hành chia nhỏ các khâu và chuẩn hóa đúng theo tiêu chuẩn quốc tế
Không giống như các nhà may khác khi mà ông chủ vừa đo cắt lại vừa nhận trả hàng giống như kiểu nghệ nhân trước đây, Chương Tailor tiến hành chia nhỏ các khâu và chuẩn hóa đúng theo tiêu chuẩn quốc tế

Trước đây, Chương Tailor chỉ có một cửa hàng tại Sài Gòn cùng với 2 cửa hàng tại Hà Nội. Ngay khi tiếp quản, vị doanh nhân này nhận ra rằng, yếu tố thời tiết có 4 mùa rõ rệt đã giúp cho những cơ sở ngoài Bắc có thêm cơ hội để phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, ông đã mở thêm  4 showroom tại Hà Nội, đồng thời đưa toàn bộ quy trình may đo trước đây trở thành hệ thống. Chương Tailor phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, với dịch vụ 5 sao.

Không giống như các nhà may khác khi mà ông chủ vừa đo cắt lại vừa nhận trả hàng giống như kiểu nghệ nhân trước đây, Chương Tailor tiến hành chia nhỏ các khâu và chuẩn hóa đúng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ví dụ như, một khi khách hàng tìm đến sẽ được nhân viên tiếp đón, sau đó sẽ đo và thử size để tìm ra được thông số chuẩn và phù hợp nhất đối với họ. Đối với những sản phẩm cao cấp, Chương Tailor sẽ dựng demo để khách hàng thử trước, sau đó từ từ chỉnh sửa trên sản phẩm đó cho đến khi tìm được đáp án chuẩn, đưa ra bộ đồ dành riêng cho từng khách hàng một. Tiếp đến, các nghệ nhân mới bắt đầu tiến hành cắt đo. 

Đáng chú ý, việc kết hợp giữa quy trình hiện đại cùng với nghệ nhân truyền thống đã giúp những sản phẩm khi đến tận tay khách hàng vẫn tinh tế, vừa vặn, đẳng cấp và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chia sẻ về tham vọng vươn ra biển lớn, ông Chương luôn cảm thấy đau đáu với một nỗi niềm riêng. Theo ông, thời trang may đo so với đồ bán sẵn có rất nhiều khác biệt. Để có thể đưa một thương hiệu trong nước ra ngoài thế giới là điều không đơn giản. Mọi công việc đều được thực hiện theo cách thủ công, do đó việc đào tạo nhân sự đứng cửa hàng và phù hợp với tiêu chuẩn của thương hiệu là một thách thức lớn.

Tuy nhiên, Chương Tailor luôn nung nấu trong mình quyết tâm chinh phục trời Âu. Đặc biệt, vị doanh nhân này ôm ấp giấc mơ về việc mở cửa hàng ngay tại con phố Savile Row danh tiếng của nước Anh. Suốt nhiều năm liền, ông Chương đã phải nghiên cứu, mày mò không ngừng nhằm tìm ra chiến lược phù hợp để xây dựng nên thương hiệu Việt tại nơi được coi là “Đại lộ thời trang âu phục”.


Suốt nhiều năm liền, ông Chương đã phải nghiên cứu, mày mò không ngừng nhằm tìm ra chiến lược phù hợp để xây dựng nên thương hiệu Việt tại nơi được coi là “Đại lộ thời trang âu phục”
Suốt nhiều năm liền, ông Chương đã phải nghiên cứu, mày mò không ngừng nhằm tìm ra chiến lược phù hợp để xây dựng nên thương hiệu Việt tại nơi được coi là “Đại lộ thời trang âu phục”

Nói về giấc mơ mang âu phục do chính tay người Việt Nam làm vươn tầm quốc tế, Chương Tailor cho biết: “Năm nào tôi cũng qua Anh để tìm hiểu, lần gần nhất là mới hồi tháng 4. Thời điểm hiện tại, ở trong nước chúng tôi đang không ngừng trau dồi chuyên môn cho đội ngũ của mình, làm thế nào mà ngay khi có cơ hội, Chương Tailor sẽ thể hiện một cách tốt nhất nơi xứ người”.

Nhờ sự cổ điển vốn có đã được kế thừa qua hơn 300 năm lịch sử, hầu hết các bộ âu phục đều gần như không thay đổi quá nhiều, đây cũng chính là điều mà các thương hiệu phải tuân thủ. Chính vì thế, có thêm một thách thức đặt ra cho Chương Tailor đó là, vừa đảm bảo được tiêu chuẩn chuyên môn đạt đẳng cấp quốc tế, vừa thể hiện được cá tính cũng như sự khác biệt của người Việt. 

Vị doanh nhân siêu khó tính trong từng món phụ kiện, trang phục

Mỗi lần nhắc đến tính cá nhân hóa, ông Chương đều tỏ ra vô cùng hào hứng. Với người đàn ông này, mỗi bộ âu phục khi được may đo đều phải tìm cách sao cho thể hiện được rõ công việc, cá tính của người mặc. Vì thế, khâu lựa chọn chất vải, kiểu dáng, phụ kiện là cả một quá trình cẩn thận và kỹ lưỡng. Chia sẻ về cách lựa chọn phụ kiện, ông chủ Chương chia sẻ: “Ví dụ như hôm nay tôi mặc bộ đồ này, tôi phải tìm chiếc cà vạt nào, chiếc đồng hồ nào, khăn bỏ túi ra sao, hay cho đến kiểu tóc…, tất cả đều phải chọn lựa khéo léo, tinh tế sao cho phù hợp với tổng thể của cả bộ đồ. Tôi không thể nào mặc một bộ suit đẹp mà tay chân đeo đầy đồng hồ, lắc vàng… như vậy là phá hủy toàn bộ”.


Có thêm một thách thức đặt ra cho Chương Tailor đó là, vừa đảm bảo được tiêu chuẩn chuyên môn đạt đẳng cấp quốc tế, vừa thể hiện được cá tính cũng như sự khác biệt của người Việt
Có thêm một thách thức đặt ra cho Chương Tailor đó là, vừa đảm bảo được tiêu chuẩn chuyên môn đạt đẳng cấp quốc tế, vừa thể hiện được cá tính cũng như sự khác biệt của người Việt

Đặc biệt, ông Chương là một người vô cùng khó tính trong việc lựa chọn kính mắt - phụ kiện giúp cửa sổ tâm hồn có thể ẩn mình. Đối với phụ kiện này, Chương Tailor đề cao tính cá nhân hóa tương tự như những bộ suit. Chính vì thế, sản phẩm mà ông lựa chọn phải phù hợp với nhiều tiêu chí như: Độc nhất, được thiết kế riêng và đặc thù với từng cá nhân, mỗi khi người khác nhìn vào sẽ cảm nhận được phần nào tầm nhìn của người sở hữu nó.

Vị doanh nhân này nhận định, không có tiêu chuẩn chung cho mọi người đối với sự hoàn hảo trong cách chọn trang phục hoặc phụ kiện. Nguyên nhân bởi, điều này phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như gu thẩm mỹ hay khả năng tài chính, sở thích… Thế nhưng, ông luôn đề cao khả năng chuyên môn của người làm sản phẩm lên hàng đầu. 

Ông chủ của Chương Tailor cho biết: “Dù bộ suit hay mắt kính đi chăng nữa, tôi luôn đề cao tiêu chí chất lượng. Bạn có thể không đủ khả năng để chi trả cho gọng xịn nhưng tròng kính phải chất lượng, đem lại cảm giác tốt nhất cho đôi mắt. Với suit cũng thế, bên tôi có rất nhiều bộ giá rẻ, chỉ tầm 10 triệu nhưng có bộ lên tới cả trăm triệu vì chất vải khác nhau, thế nhưng tôi không nói bạn phải chạy theo giá trị như vậy. Dù chọn loại vải nào, tôi khuyên bạn nên quan tâm tới địa chỉ nhà may, hãy chọn nơi có thương hiệu cùng với chất lượng chuyên môn của nghệ nhân”.


Sản phẩm mà ông chủ Chương Tailor lựa chọn phải phù hợp với nhiều tiêu chí như: Độc nhất, được thiết kế riêng và đặc thù với từng cá nhân, mỗi khi người khác nhìn vào sẽ cảm nhận được phần nào tầm nhìn của người sở hữu nó
Sản phẩm mà ông chủ Chương Tailor lựa chọn phải phù hợp với nhiều tiêu chí như: Độc nhất, được thiết kế riêng và đặc thù với từng cá nhân, mỗi khi người khác nhìn vào sẽ cảm nhận được phần nào tầm nhìn của người sở hữu nó

Ông cũng cảm nhận được nhiều điểm tương đồng giữa công việc may đo đồ suit cùng với đo mắt kính. Điều này thể hiện được cái tâm của thương hiệu. Đáng chú ý, ông chủ Chương Tailor cũng cho rằng, dù bất kể là bộ suit hay kính mắt, tất cả đều phải phục vụ cho mục đích cuối cùng là đến cho khách hàng - những người mặc một phong thái tự tin và thoải mái, có thể thể hiện rõ nét nhất cá tính của chính người chủ nhân. Chỉ có như thế mới được gọi là “y phục xứng danh kỳ đức”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

1 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

3 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

3 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

4 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

4 giờ trước