Ông Nguyễn Lâm Viên - Chủ tịch Vinamit: “Nếu chẳng may rơi từ trên cao xuống, đừng cưỡng lại mà hãy thả rớt xuống đáy, rồi bước lên”

Thứ tư, 22/03/2023-09:03
Ông Nguyễn Lâm Viên - ông chủ Vinamit kể lại biến cố ở Trung Quốc vào 15 năm trước: “Thương hiệu của tôi làm ra đang để trên kệ thì hệ thống siêu thị thông báo rằng anh phải bỏ hàng của anh xuống, bởi người khác đang kiện anh”.

Hành trình “nên duyên “ với trái mít

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Vinamit - ông Nguyễn Lâm Viên nhớ về những ngày đầu lập nghiệp cho biết, bởi vì không có trường hợp nào nhận đào tạo, ông đến học tập ở một công ty nông trường tại Đồng Nai. Cũng vì còn trẻ, ông được cơ cấu vào làm cán bộ khung, có cơ hội làm kinh tế nhiều hơn. 

Ông Viên kể lại rằng: “Lúc đó, tôi nghĩ bằng mọi giá cần phải tìm ra thứ gì đó để có thể thoát đi cái khổ, cái nghèo của nông trường. May mắn là tôi phụ trách công tác xuất khẩu các loại cây gỗ, từ đó cũng quen biết nhiều ở công ty Napolimex, song song với đó có cơ hội rời nông trường về với Sài Gòn, tiếp cận với lĩnh vực mây tre lá”. 

Nói về lý do khởi nghiệp với mây tre lá, ông chủ Vinamit cho biết từ mong muốn làm ra những sản phẩm xuất khẩu được mà lúc đó ngoài cây gỗ chỉ còn sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Cũng chính việc xuất khẩu giúp cho ông có thể tiếp cận với thị trường bên ngoài như HongKong, Đài Loan, Thái Lan để từ đó mở ra một cơ hội khác. 


Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Vinamit - ông Nguyễn Lâm Viên
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Vinamit - ông Nguyễn Lâm Viên

Vị doanh nhân này cho biết thêm: “Tôi nghĩ làm mây tre lá một ngày nào đó rồi cũng sẽ cạn. Tôi cũng bắt đầu quay lại nghề cũ chính là nghiên cứu sản phẩm chế biến sau thu hoạch cho lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp mới thực sự của Việt Nam mình. Sản phẩm nông nghiệp không bao giờ cạn, còn nếu như làm lâm nghiệp một ngày nào đó thì sẽ cạn”. 

Ông Viên bày tỏ rằng: “Khi đó chưa có khái niệm chế biến sau thu hoạch, tôi nghĩ rằng cách làm sản phẩm gì đó từ nông nghiệp để cho người dân không  phải đem trái cây trồng xong đi đổ và cho bò ăn”. 

Cũng theo đó, công nghệ sấy khô trái cây trong điều kiện chân không xuất hiện từ năm 1984. Chỉ trong khoảng thời gian 2 năm sau ông Viên đã được một người thầy truyền đạt. Người này cũng có học trò ở Malaysia nghiên cứu về làm trái khế, Đài Loan thì sẽ nghiên cứu về trái táo. 

Ông giải thích rằng: “Tôi thì thích trái mít, loại trái này còn có cái hay đó là có quanh năm. Và theo kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp thì tôi sợ nhất đó là ngưng sản xuất. Công nhân đói hết thì mình cũng buồn, cho nên kiếm thứ gì đó quanh năm và trái mít rất phù hợp. Cũng từ đó mới có câu chuyện mít sấy”. 

Quá trình 4 năm đòi lại thương hiệu ở Trung Quốc

Được biết, sau khi nghiên cứu và làm sản phẩm mít sấy, ông Viên lại tiến vào thị trường Trung Quốc - đây chính là thỏi nam châm với hầu hết doanh nhân nhờ vào quy mô vô cùng lớn. Mặc dù vậy, một cuộc chiến pháp lý kéo dài ròng 4 năm cũng đã bắt đầu từ đây. 

Ông Viên nhớ lại: “Thương hiệu mà tôi làm ra đang để ở trên hệ thống siêu thị thông báo rằng anh phải bỏ hàng của anh xuống bởi vì người khác đang kiện anh. Mình đã trở thành người đi ăn cắp của người khác”. 

Cũng theo ông chủ Vinamit, sản phẩm mít sấy khô với thương hiệu Đức Thành (đây là thương hiệu của Vinamit từ ngày đầu thành lập) đã được ông đưa sang Trung Quốc từ năm 1997.

Và ông đã đăng ký bảo hộ bản quyền thương hiệu Đức Thành ở Trung Quốc, tuy nhiên không ngờ phía đối tác làm ăn với Vinamit ở nước này đã lặng lặng đi đăng ký độc quyền thương hiệu Đức Thành bằng tiếng Hoa. Trong khi đó, luật pháp của Trung Quốc yêu cầu phải đăng ký tên bản địa kèm với thương hiệu gốc thì mới được bảo hộ một cách đầy đủ. 


Được biết, sau khi nghiên cứu và làm sản phẩm mít sấy, ông Viên lại tiến vào thị trường Trung Quốc - đây chính là thỏi nam châm với hầu hết doanh nhân nhờ vào quy mô vô cùng lớn
Được biết, sau khi nghiên cứu và làm sản phẩm mít sấy, ông Viên lại tiến vào thị trường Trung Quốc - đây chính là thỏi nam châm với hầu hết doanh nhân nhờ vào quy mô vô cùng lớn

Trong năm 2007, bằng chứng nhận độc quyền thương hiệu Đức Thành được cấp cho bên khác mà không phải là ông Viên. Khi đó, sản phẩm Vinamit không những có khả năng đánh bật khỏi thị trường Trung Quốc mà ông Viên còn có nguy cơ bị bắt bởi vì tội làm giả thương hiệu. 

Ông Viên kể lại trên 5W1H Podcast rằng: “Cũng rất may, tôi đã đưa ra nhiều bằng chứng. Trong đó, bằng chứng quan trọng nhất là người đó là anh ruột của một khách hàng thân thiết. Khách hàng đó từng có hợp đồng nhà phân phối của tôi. Cũng theo một điều luật của Trung Quốc, nếu như chứng minh được việc ăn cắp đó là một sự thân quen, một mối quan hệ, một mối quan hệ mà người ta biết rằng có lợi cho họ tương lai thì mình sẽ thành công. Nghe thì rất dễ nhưng mà hành trình chứng minh hai người này là anh em ruột, rồi chứng minh là người đó có hợp đồng với nhau bằng các chứng từ là cả một quá trình. Cuối cùng, phải rất cảm ơn nhóm luật sư ở Bắc Kinh và Đại sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh đã hỗ trợ”. 

Vào cuối năm 2012, trải qua 3 phiên tòa, tòa án thương mại ở Bắc Kinh cho ra phán quyết chính thức nhận Vinamit là chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu Đức Thành. 

Chủ tịch Vinamit nói thêm rằng: “Không nên xem nhẹ việc đăng ký bản quyền thương hiệu dù đó là thương hiệu nhánh, chi phí này thấp hơn nhiều so với hành trình ròng rã để đòi lại. Tuy nhiên khi đã phải tham chiến để giành lại thương hiệu, động lực chiến đấu không chỉ là giá trị tài chính là đó còn là giá trị của đứa con tinh thần”. 

Ông Nguyễn Lâm Viên biến cây “nhà nghèo” thành bột sấy khô xuất khẩu Mỹ, Nhật

Được biết, ông chủ Vinamit đã nối dài danh sách các loại nước uống tiện lợi pha chế từ bột sấy vối sản phẩm mật dừa nước đông khô để đi xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. 

Sản phẩm này làm từ cây dừa nước mọc tự nhiên ở các kênh rạch khắp vùng Nam Bộ, vốn dĩ được gọi là cây nhà nghèo chỉ vì người nghèo mới lặn lội chặt dừa nước về ăn. 

Mật dừa nước đông khô của Vinamit được làm từ mật của cây dừa nước mọc ở vùng đất ngập mặn thuộc huyện Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh. 


Vào cuối năm 2012, trải qua 3 phiên tòa, tòa án thương mại ở Bắc Kinh cho ra phán quyết chính thức nhận Vinamit là chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu Đức Thành
Vào cuối năm 2012, trải qua 3 phiên tòa, tòa án thương mại ở Bắc Kinh cho ra phán quyết chính thức nhận Vinamit là chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu Đức Thành

Và ông Viên cũng tình cờ phát hiện ra loại vi chất mình đang tìm kiếm nhiều năm qua khi uống nước mật dừa. Bởi làm về sinh học cho nên ông Viên biết chất điện giải cần thiết như thế nào cho cơ thể con người, nhất là những vận động viên tập luyện với cường độ cao, người bị mất nước do làm việc dưới trời nắng hay do trúng độc. Chất điện giải đóng vai trò tăng cường khả năng dẫn truyền thần kinh cho não và kết nối với các bộ phận để từ đó cơ thể hoạt động một cách tốt hơn. Lâu nay, khi cần bổ sung hay cung cấp chất điện giải tức thì thì các vận động viên thường phải mua các loại nước biển khô từ nước ngoài. Như như các bệnh nhu phải truyền nước biển để bổ sung chất dinh dưỡng và chất điện giải. 

Sau khi thử nghiệm sấy đông khô mật dừa tươi từ nguyên liệu của học trò, ông Viên càng được củng cố những suy nghĩ ban đầu của mình. Mật dừa nước sấy bằng công nghệ đông khô giữ được 20% vitamin C trong tổng khối lượng. Tiếp đến là chất điện giải từ khoáng Na và potassium K, ghi nhận chiếm >16%. Cuối cùng đó là chất dinh dưỡng từ Glucose. Đáng chú ý là các vi chất đều tự nhiên cho nên cơ thể hồi phục được một cách nhanh chóng, quá trình dẫn truyền thần kinh, đào thải độc tốc diễn ra một cách mạnh mẽ hơn. 

Và ông cũng đã gửi sản phẩm mẫu đến bác sĩ của một bệnh viện để sử dụng cho các bệnh nhi thay thế cho nước biển khô. Các bác sĩ cũng đã phản hồi rất tích cực khi nước mật dừa không chỉ dễ uống mà còn có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Vị chủ tịch này chia sẻ thêm: “Một động lực khác khiến cho tôi phát triển ngay sản phẩm mật dừa nước đông khô là bởi vì muốn khai thác tài nguyên bản địa độc đáo, có giá trị tương tự một dược liệu này để người tiêu dùng thế giới biết đến”. 

Cũng theo đó, dự án khởi nghiệp của anh Phan Minh Tiến khai thác tài nguyên này nhưng có những khó khăn về công nghệ cũng như thị trường. Sản phẩm mật dừa nước của dự án dù cho giữ nguyên được hương vị, tuy nhiên chỉ có hạn sử dụng trong thời gian 10 ngày và phải luôn bảo quản lạnh cho nên cũng khó phát triển xuất khẩu mở rộng. 

Bởi thế ông Viên áp dụng công nghệ đông khô mà Vinamit đã được Mỹ cấp bằng sáng chế với mật dừa nước, không chỉ giữ được sự đơn chất và nguyên bản mà điều quan trọng nhất là có thể mang sản phẩm đi xa đến bất kể nơi nào. 


Sau khi thử nghiệm sấy đông khô mật dừa tươi từ nguyên liệu của học trò, ông Viên càng được củng cố những suy nghĩ ban đầu của mình
Sau khi thử nghiệm sấy đông khô mật dừa tươi từ nguyên liệu của học trò, ông Viên càng được củng cố những suy nghĩ ban đầu của mình

Cũng sau khi đông khô thành công, ông Viên đã lập ra kế hoạch sẽ mang sản phẩm độc đáo này bán ở các thị trường cao cấp như Mỹ, châu  u và Nhật Bản bởi vì các kênh phân phối này, ông đã có hệ thống sẵn sàng. Và việc duy nhất khiến cho ông cảm thấy lo lắng đó chính là nguyên liệu. Lâu nay, Vinamit phải dùng xe lạnh để vận chuyển số mật dừa nước do anh Tiến thu hoạch mỗi tuần, đảm bảo được nguyên liệu về nhà máy vẫn còn tươi mới, sạch sẽ thì sẽ đưa vào sấy khô ngay. Như thế, với quy trình thủ công nhiều công đoạn bao gồm lựa chọn cuống cửa những quả dừa đạt chuẩn, làm sạch và chăm sóc cuống đều đặn mỗi ngày và thu hoạch sau thời gian 5 tuần cho nên năng lực hiện tại của anh Tiến cũng chỉ có khoảng 1 tấn mật dừa mỗi tuần. Con số này chỉ sản xuất được chừng 80 kg bột sấy.

Tuy nhiên, ông Viên tin rằng vào một ngày không xa, vơi sự hợp lực của ông và anh Tiến thì tài nguyên bản địa độc đáo này của Việt Nam sẽ được sử dụng một cách rộng rãi ở các nước và để cho thế giới biết thêm về một nông sản có giá trị như một dược liệu quý. Sản phẩm sẽ hoàn toàn khác với những phiên bản như đường, mật và giấm mà người Philippines, Thái Lan đã làm từ cuống dừa nước trong thời gian qua. Và cứ như thế, sứ mệnh nâng tầm giá trị nông sản Việt của Vinamit cũng như ông Viên mãi được nối tiếp. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

37 phút trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước