Ông Hoàng Văn Ngọc - CEO IDC: Big Tech vừa là khách hàng, vừa là đối tác, vừa là đối thủ!

Thứ hai, 30/05/2023-19:05
Với ông Hoàng Văn Ngọc, một doanh nghiệp đi tiên phong có những lợi thế của người tiên phong, tuy nhiên cũng vấp phải vô vàn những thách thức của người mở lối.

Từ người đi dò đường đến doanh nghiệp nội địa số 1 về Data Center, Cloud Computing

Ông Hoàng Văn Ngọc cho biết, khi nói về một doanh nghiệp đã làm được gì, chưa làm được gì trong 15 năm thì có lẽ cần quay trở lại với thời điểm doanh nghiệp mới thành lập. Lý do nó ra đời là gì và sứ mệnh của doanh nghiệp ra sao?

Mỗi doanh nghiệp ra đời đều có một sứ mệnh nhất định. Quay trở lại năm 2008 là năm Viettel IDC thành lập, khi đó Viettel đang rất thành công ở thị trường viễn thông và đã bắt đầu tiến ra thị trường nước ngoài. Viettel đang ở trên đỉnh cao của những lãnh đạo tập đoàn có được một tầm nhìn xa, cảm thấy mọi thành công cũng chỉ có thể kéo dài được trong một khoảng thời gian nhất định, không thể nào thành công mãi được. Với ông, quyết định chọn một lĩnh vực kinh doanh mới là Data Center và sau này là cả Cloud Computing.

Và thời điểm mà Viettel đi tìm cách làm thì gần như chưa ai hiểu về Data Center và ở Việt Nam chưa hình thành thị trường này. Khi ra đời, doanh nghiệp Việt Nam lúc đó chưa có nhận thức rõ về lĩnh vực này và rất ít ai đi thuê Data Center, cũng chẳng ai nghĩ đến chuyện đặt dữ liệu của mình ở nhà người khác. Việt Nam có truyền thống ăn chắc mặc bền, đến một thời điểm chín muồi nào đó có sự tin tưởng nhất định thì họ mới đi thuê. 


Ông Hoàng Văn Ngọc - CEO IDC
Ông Hoàng Văn Ngọc - CEO IDC

Ông Hoàng Văn Ngọc nói thêm rằng, công ty xây dựng 2DC nhưng phải mất 3 - 4 năm để phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng. Bước sang năm 2011, đã có DC thứ 3 tại Bình Dương. Lúc này thì thị trường cũng đã bắt đầu chấp nhận và xu hướng đi thuê DC bắt đầu xuất hiện. 

Vào giai đoạn đầu anh em làm vất vả, không có khách hàng và không có doanh thu. Đầu tư rồi, bán không được cho nên vô cùng áp lực - từ lãnh đạo cho đến những người nhân viên. Ông Hoàng Văn Ngọc nói thêm: “Chúng tôi đã vượt qua được giai đoạn đầu và đến 2012 bắt đầu có những thành công trong mảng kinh doanh này. Đó là dấu mốc đầu tiên”. 

Và dấu mốc thứ 2 chính là sự ra đời của cloud. Một khi đã có chỗ đứng và trở thành số 1 ở thị trường Việt Nam ở trong lĩnh vực trung tâm dữ liệu thì Viettel IDC lại tiếp tục nghiên cứu phát triển cloud vào giai đoạn năm 2013 - 2015. Năm 2013, công ty đã chính thức cho ra mắt dịch vụ Cloud server - đây là dịch vụ cloud đầu tiên cũng như cốt lõi của mảng hạ tầng cloud (IaaS). Cũng trong thời điểm đó, thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển trong lĩnh vực này nhưng Việt Nam thì chưa. Nguồn lực về con người rất hạn chế, khách hàng chưa nhiều, tuy nhiên ông vẫn quyết định phải đầu tư bởi vì đây là lĩnh vực tương lai. 

Cho đến thời điểm hiện tại, Viettel IDC đã trở thành nhà cung cấp nội địa chiếm lĩnh vị trí số 1 về DC cũng như Cloud Computing. Cho đến năm 2019, bên cạnh việc đầu tư nhiều nguồn nhân lực hơn nữa cho DC và Cloud thì Viettel IDC đã bắt đầu tham gia vào các mảng dịch vụ cũng như an toàn thông tin bởi dữ liệu càng nhiều, càng số hóa và chuyển đổi nhiều thì an toàn thông tin trở thành một thách thức và không chỉ với cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp mà có cả cá nhân. 

Nếu như có một việc trong quá khứ mà muốn làm tốt hơn thì Viettel IDC sẽ đầu tư nhiều hơn, quyết liệt, mạnh mẽ hơn, dồn nhiều nguồn lực hơn nữa. Là doanh nghiệp Nhà nước cho nên cơ chế đôi khi bị chậm so với sự phát triển của thị trường. 

Big Tech là khách hàng, đối tác, đối thủ

Với ông Hoàng Văn Ngọc, một doanh nghiệp đi tiên phong có những lợi thế của người tiên phong, tuy nhiên cũng vấp phải vô vàn những thách thức của người mở lối. Vào thời đó, Việt Nam chưa có ai làm trong lĩnh vực này cả, bản thân phải đi dò dẫm, nguồn lực cũng không có mà chủ yếu là bốc những người có kinh nghiệm về viễn thông chứ không phải là những người có kinh nghiệm ở trong lĩnh vực này để nghiên cứu và làm. 

Với lĩnh vực này đòi hỏi sự sáng tạo, dẫn đầu và thứ hai là cần phải có use case cũng như có thị trường. Vì sao các doanh nghiệp ở Mỹ thành công, đó là vì họ sinh ra ở trên đất Mỹ và có tư duy toàn cầu. Họ nghĩ ra vấn đề gì đều nghĩ cho một thị trường 7 tỷ dân. Hơn thế, hầu hết đó đều là doanh nghiệp tư nhân, tư duy bứt phá và sáng tạo của họ vô cùng lớn. Viettel IDC cũng sinh ra trong môi trường quân đội, mặc dù có sự sáng tạo, bứt phá nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút nguồn lực. Nguồn lực đã thiếu rồi nhưng việc thu hút nguồn lực và giữ chân nguồn lực đó cũng là một thách thức vô cùng lớn. 


Big Tech là khách hàng, đối tác, đối thủ
Big Tech là khách hàng, đối tác, đối thủ

Ông Ngọc nói thêm, bản thân còn nhớ thời điểm kinh doanh cloud Computing, phải đến năm 2017 - 2018 thì mới khởi sắc trong khi ông bắt đầu làm từ năm 2013. Bởi vì để cho ra đời được một hệ sinh thái sản phẩm đủ như các Big Tech (tập đoàn công nghệ lớn) cần đòi hỏi rất nhiều nguồn lực cũng như nỗ lực. Điểm đặc biệt khó khăn đó là Việt Nam không hề có một use case cụ thể nào.

Chẳng hạn ở Việt  Nam, trong thời điểm này thị trường cloud đang ở early stage (bước khởi đầu) của giai đoạn growth phase (phát triển) trong khi đó ở nước ngoài đã bước vào giai đoạn maturity (trưởng thành). Ông nói thêm: “Mình đi sau khoảng chục năm. Cloud là lĩnh vực đòi hỏi lợi thế quy mô lớn, rồi nguồn lực đầu tư và thị trường đủ lớn”. 

Có một thách thức nữa đó chính là đối diện với các Big Tech với hệ sinh thái sản phẩm đầy đủ, trải dài nhiều lớp. 

Vị CEO này nói rằng: “Chúng tôi xác định ngay từ đầu đó chính là hợp tác với các Big Tech để có thể xây dựng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng cho khách hàng ngày càng tiến hóa hoăn. Cũng có những sản phẩm mà nhu cầu của thị trường chưa đến mức đại trà, Viettel IDC cũng như các nhà cung cấp ở trong nước chưa quyết định đầu tư ngay mà là hợp tác cùng với Big Tech để có thể cung cấp dịch vụ One Stop Shopping – đây chính là một điểm dừng mua được nhiều thứ cho khách hàng.

Cũng có những sản phẩm, ứng dụng rất thành công ở trên thế giới. Bay giờ mò mẫm từ đầu để làm thì rất mất thời gian để có thể đáp ứng. Chính vì thế mà Viettel IDC đã hợp tác với Big Tech để có thể tiết kiệm thời gian cho ra mắt sản phẩm cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. 

Còn đối đầu như thế nào là một câu chuyện rất dài. Nó còn tùy thuộc vào khách hàng và phân khúc hay các yêu cầu riêng biệt. Big Tech cũng có lợi thế về quy mô, hệ sinh thái sản phẩm còn doanh nghiệp bản địa có lợi thế về am hiểu thị trường, am hiểu khách hàng, về giá cả cũng như tính linh hoạt trong việc hỗ trợ khách hàng. 


Ông Hoàng Văn Ngọc cho biết, khi nói về một doanh nghiệp đã làm được gì, chưa làm được gì trong 15 năm thì có lẽ cần quay trở lại với thời điểm doanh nghiệp mới thành lập
Ông Hoàng Văn Ngọc cho biết, khi nói về một doanh nghiệp đã làm được gì, chưa làm được gì trong 15 năm thì có lẽ cần quay trở lại với thời điểm doanh nghiệp mới thành lập

Thị trường cloud vẫn tăng trưởng 2 con số trong 5 năm tới

Có thể thấy, thị trường cloud Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn early stage còn châu Á ở giai đoạn grow phase và thế giới đã ở giai đoạn maturity, tuy nhiên vẫn chưa thể xác định được giai đoạn bão hòa, có nghĩa là tiềm năng phát triển của thị trường này ở Châu Á và thế giới vẫn còn rất dài. 

Thường thì để cho một phase phát triển thì sẽ phải mất 10 - 20 năm. Như thế, Việt Nam trong thời gian 10 năm tới có nhiều khả năng sẽ vẫn nằm trong giai đoạn growth phase, tuy nhiên cũng bắt đầu có sự nhảy vọt rất lớn về số lượng khách hàng cũng như số lượng nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nhưng use case càng ngày càng nhiều và thị trường cũng đã đủ lớn để cho các nhà cung cấp bản địa tham vào thị trường này. 

Cũng trong giai đoạn vừa qua, Chính phủ đã rất nỗ lực xây dựng hành lang, cơ chế chính sách thúc đẩy thị trường này. Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có những chính sách vô cùng quyết liệt trong vấn đề chủ quyền dữ liệu. Cloud hóa cũng nghĩa là không xác định, tuy nhiên nếu không thể kiểm soát một cách chặt chẽ thì những dữ liệu đó sẽ bị thao túng, lợi dụng cũng như gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia. 

Đó cũng chính là cơ hội cho các nhà cung cấp ở trong nước như là Viettel IDC. Trong thời gian 5 năm tới, ông Ngọc dự đoán tốc độ tăng trưởng của thị trường vẫn ở mức 2 con số và dung lượng thị trường có thể đạt khoảng 1 tỷ USD. Thị trường cũng đã bắt đầu có sự phân hóa và sàng lọc. Hiện nay, Việt Nam cũng có khoảng 40 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ DC và Cloud Computing nội địa tuy nhiên ông Ngọc dự đoán sau 5 năm, con số này chỉ còn 4 - 5 doanh nghiệp nội địa cùng một số Big Tech chia nhau thị trường.


Ông Hoàng Văn Ngọc nói rằng, công ty xây dựng 2DC nhưng phải mất 3 - 4 năm để phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng
Ông Hoàng Văn Ngọc nói rằng, công ty xây dựng 2DC nhưng phải mất 3 - 4 năm để phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng

Với ông, không dễ để có thể hình dung chính xác về quy mô của một doanh nghiệp ở trong lĩnh vực công nghệ sau thời gian 5 - 10 năm tới. Từ giờ đến thời điểm đó thì có rất nhiều công nghệ mới ra đời, cũng giống như nhưng công nghệ mới nổi hiện nay như là blockchain, metaverse, VR, AR, cloud gaming, AI với những sản phẩm như là ChatGPT,những công nghệ liên quan đến ảo hóa, hội tụ,.. mọi thứ đã thay đổi rất nhanh. 

Mặc dù vậy, mục tiêu của Viettel IDC vẫn sẽ là một trong những doanh nghiệp nội địa chủ lực, nằm ở trong hệ sinh thái cloud của Viettel, của quốc gia trên thị trường DC và Cloud Computing, với tầm nhìn đó là làm chủ hệ sinh thái sản phẩm liên quan đến hạ tầng số quốc gia của Viettel, phục vụ chiến lược chuyển đổi số quốc gia, chủ quyền dữ liệu cũng như chủ quyền hạ tầng điện toán đám mây. Ngoài ra, Viettel IDC cũng hướng đến một số sản phẩm dịch vụ khác, tuy nhiên vẫn xoay quanh thế mạnh là cloud, an toàn thông tin, dịch vụ MSP, MSSP, chuyển đổi số. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Chuyên gia Dragon Capital chỉ ra 3 yếu tố giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng

2 giờ trước

Đất nền mới chỉ “rục rịch” có giao dịch, chưa thực sự “nóng” như lời đồn

3 giờ trước

Sở hữu 3 căn hộ cho thuê mang lại thu nhập ổn định, 9X khuyên Gen Z: “Nên mua nhà sớm!”

4 giờ trước

Làm thế nào để kiểm soát rủi ro khi vay tiền mua nhà?

6 giờ trước

LPBank dự định đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam, không trả cổ tức trong 3 năm

6 giờ trước