“Nữ tướng” Nguyễn Thị Ngọc Loan: Vị Chủ tịch và là đồng sáng lập của SMC

Thứ tư, 03/08/2022-10:08
“Nữ tướng” Nguyễn Thị Ngọc Loan công tác tại SMC ngay từ những ngày đầu thành lập. Đáng chú ý, bà là một trong 5 thành viên sáng lập công ty, đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc thường trực, được phân công điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh thép xây dựng của SMC.

Những điều ít người biết về “nữ tướng thép” SMC Nguyễn Thị Ngọc Loan

Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan sinh ngày 25/12/1961, nguyên quán tại Trà Vinh. Thời điểm hiện tại, bà đang cư trú tại quận Bình Thạnh, TP.HCM. Trình độ chuyên môn của nữ doanh nhân này là tốt nghiệp Cao đẳng Quản trị kinh doanh. Trước đây, bà Loan từng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC (SMC). Kể từ ngày 11/7/2017, bà được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ðầu tư Thương mại SMC.

Thời điểm được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch SMC, bà Loan đang sở hữu 8,741,829 mã cổ phiếu SMC, chiếm tỷ lệ 14.35% tính đến ngày 31/12/2019. Với số lượng cổ phiếu này, giá trị tài sản của bà Loan ước tính là 248,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, anh trai bà là ông Nguyễn Đức Dũng cũng sở hữu số lượng cổ phiếu SMC là 94,380 mã tính đến ngày 31/12/2019, tương đương với 3,8 tỷ đồng. Hai em trai của bà Loan là ông Nguyễn Nghĩa Dũng và ông Nguyễn Anh Dũng cũng sở hữu 1,419,051 và 831,866 mã cổ phiếu SMC (tính đến ngày 31/12/2019), tương đương với 56,6 tỷ và 33,2 tỷ đồng. Giá trị cổ phiếu này được cập nhật đến ngày 04/06/2021.


Bà Loan đồng hành với SMC trong lĩnh vực kinh doanh thép đã được cả chục năm, giúp công ty đạt được nhiều thành tựu đáng kể, chinh phục được nhiều mục tiêu về sản lượng hàng năm
Bà Loan đồng hành với SMC trong lĩnh vực kinh doanh thép đã được cả chục năm, giúp công ty đạt được nhiều thành tựu đáng kể, chinh phục được nhiều mục tiêu về sản lượng hàng năm

Bà Loan đồng hành với SMC trong lĩnh vực kinh doanh thép đã được cả chục năm, giúp công ty đạt được nhiều thành tựu đáng kể, chinh phục được nhiều mục tiêu về sản lượng hàng năm. Đồng thời, nữ lãnh đạo này cũng nhận được nhiều danh hiệu cùng giải thưởng danh giá, bao gồm:  

Năm 2001: Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ;

Từ năm 2001 đến năm 2007: Bằng khen của Bộ thương mại cũ (nay là Bộ Công Thương);

Năm 2007: Huân Chương Lao Động Hạng 3;

Năm 2008: Nữ doanh nhân Việt Nam tiêu biểu – Cúp Bông Hồng Vàng; Bằng khen tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam Doanh Nhân Văn Hóa;

Năm 2012: Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ.

Một trong 5 nhà sáng lập của SMC

“Nữ tướng” Nguyễn Thị Ngọc Loan công tác tại SMC ngay từ những ngày đầu thành lập. Đáng chú ý, bà là một trong 5 thành viên sáng lập công ty, đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc thường trực, được phân công điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh thép xây dựng trong mọi hệ thống của SMC. Nhờ những kinh nghiệm và năng lực được tích lũy trong suốt thời gian dài với ngành thép, bà Loan đã giúp công ty chinh phục được hàng loạt các thành tựu, đạt được những mục tiêu về sản lượng đáng kinh ngạc.


Từ trái sang: Ông Võ Hoàng Vũ - Tổng giám đốc SMC, Furukawa Hinonaki - Chủ tịch Hanwa Nhật Bản, bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - Chủ tịch HĐQT SMC, ông Hatanaka Yasushi - Giám đốc Điều hành cao cấp Hanwa Nhật Bản
Từ trái sang: Ông Võ Hoàng Vũ - Tổng giám đốc SMC, Furukawa Hinonaki - Chủ tịch Hanwa Nhật Bản, bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - Chủ tịch HĐQT SMC, ông Hatanaka Yasushi - Giám đốc Điều hành cao cấp Hanwa Nhật Bản

Quá trình công tác của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan:

Từ năm 1985 đến năm 1988: Bà Loan là nhân viên Phòng Công nghiệp - Liên hiệp xã - UBND quận Bình Thạnh;

Từ năm 1988 đến năm 1996: Nữ doanh nhân 6x là nhân viên Cửa hàng Vật liệu xây dựng Công ty Xây lắp Thương mại 2 (Bộ Thương mại);
Từ năm 1996 đến năm 2004: Bà Loan đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Xí nghiệp sản xuất kinh doanh Vật liệu xây dựng số 1 Công ty Xây lắp Thương mại 2 (Bộ Thương mại);

Từ năm 2004 đến tháng 12/2006: Bà Loan trở thành Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Giám đốc CTCP Đầu tư - Thương mại SMC;

Từ tháng 01/2007: Vị “nữ tướng” này đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Điều hành CTCP Đầu tư - Thương mại SMC;

Từ ngày 11/07/2017: Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của SMC;

Từ ngày 23/4/2021 đến nay: Bà Loan được tái bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của SMC.

Tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của SMC

Mới đây, Đầu tư Thương mại SMC đã công bố báo cáo tài chính quý 2 năm nay. Theo như báo cáo này, doanh thu của SMC đạt 6.620 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 11,2%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là 42,45 tỷ đồng, giảm mạnh 91,9% so với quý 2 năm 2021. Đáng chú ý, biên lợi nhuận gộp của SMC đã giảm mạnh 11,6% xuống chỉ còn 3,1%. Cũng trong kỳ này, lợi nhuận gộp của SMC đã giảm 70,4% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với mức giảm 487,7 tỷ đồng về 205,4 tỷ đồng; chi phí tài chính cũng tăng 772,2%, thêm 97,3 tỷ đồng lên 109,9 tỷ đồng. 

Ngoài ra, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trong kỳ cũng đã tăng 20,6%, tức là thêm 13,7 tỷ đồng lên 80,19 tỷ đồng. Đáng chú ý, lợi nhuận khác tăng thêm 24,85 tỷ đồng lên 12,42 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 12,43 tỷ đồng cùng với các hoạt động khác biến động không đáng kể. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của SMC là 13.250,3 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 20,2%. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đã giảm 83,4% so với cùng kỳ và đạt 122,99 tỷ đồng. Theo Đầu tư Thương mại SMC, giá thép trong 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước đã có xu hướng giảm mạnh, điều này khiến cho giá vốn cao và ảnh hưởng tiêu cực đến việc dự trữ nguyên liệu cho việc phục vụ sản xuất, điều này khiến doanh nghiệp buộc phải dự phòng giảm giá tồn kho. 


Tính tới ngày 30/6/2022, so với thời điểm đầu năm tổng tài sản của Đầu tư Thương mại SMC đã tăng 23,3%, lên mức 11.103,6 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Tính tới ngày 30/6/2022, so với thời điểm đầu năm tổng tài sản của Đầu tư Thương mại SMC đã tăng 23,3%, lên mức 11.103,6 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Trong năm nay, Đầu tư Thương mại SMC đặt mục tiêu doanh thu là 20.000 tỷ đồng cùng với 300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So với thực hiện năm 2021, doanh thu mục tiêu năm nay đã giảm gần 7% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 67%. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, SMC mới chỉ thực hiện được 41% kế hoạch lợi nhuận của cả năm. 

Tính tới ngày 30/6/2022, so với thời điểm đầu năm tổng tài sản của Đầu tư Thương mại SMC đã tăng 23,3%, lên mức 11.103,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là từ các khoản phải thu ngắn hạn là 3.631,6 tỷ đồng, chiếm 32,7% trong tổng tài sản. Tài sản tồn kho đạt 3.371,5 tỷ đồng, chiếm 30,4% tổng tài sản. Trong khi đó, tài sản cố định đạt 1.274,4 tỷ đồng, chiếm 11,5% tổng tài sản cùng với các tài sản khác.

Cũng tại kỳ này, so với đầu năm hàng tồn kho của doanh nghiệp này đã tăng thêm 32,5%, tương đương với con số 827 tỷ đồng, lên mức 3.371,5 tỷ đồng. Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn hạn của SMC cũng tăng 27,1%, tương ứng với mức tăng thêm 773,5 tỷ đồng lên mức 3.631,6 tỷ đồng.

Mới ngày 29/6 vừa qua, công ty đã chốt danh sách cổ đông để tiến hành trả cổ tức cho năm nay. Theo đó, Đầu tư Thương mại SMC dự kiến sẽ phát hành hơn 12,18 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông với tỷ lệ 100:20. Tức là, mỗi cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ có thêm 1 quyền nhận cổ tức. Khi có đủ 100 quyền sẽ được thêm 20 cổ phiếu mới phát hành. Theo đó, nguồn vốn phát hành chính là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm 31/12/2021 dựa trên Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 đã được kiểm toán của Công ty, tức là hơn 1.081 tỷ đồng.


Cũng tại kỳ này, so với đầu năm hàng tồn kho của doanh nghiệp này đã tăng thêm 32,5%, tương đương với con số 827 tỷ đồng, lên mức 3.371,5 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Cũng tại kỳ này, so với đầu năm hàng tồn kho của doanh nghiệp này đã tăng thêm 32,5%, tương đương với con số 827 tỷ đồng, lên mức 3.371,5 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Đến ngày 3/6, công ty này đã tiến hành tạm ứng cổ tức 5% bằng tiền mặt. Thời điểm đó, công ty đã phải chi ra 30,5 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức cho các cổ đông. Trên thị trường chứng khoán, sau khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 15/6, cổ phiếu SMC đã giảm 4,17% xuống mức 23.000 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý trong năm này, SMC chỉ tiến hành trích lập dự phòng giảm giá tồn kho là 118,7 tỷ đồng. Tính tới ngày 30/06/2022, con số này đã tăng lên 170 tỷ đồng, tức là doanh nghiệp đã tăng trích lập thêm 51,3 tỷ đồng. Thêm nữa, trong kỳ này, công ty cũng đã tăng khoản phải thu của khách hàng. Đáng chú ý, khách hàng trong nước đã tăng thêm 705,3 tỷ đồng lên mức 2.870,8 tỷ đồng. Đối với hàng tồn kho, biến động lớn nhất của SMC trong thời gian qua là tăng nguyên vật liệu thêm 658,4 tỷ đồng lên mức 1.955,6 tỷ đồng.


 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

7 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

8 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

10 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

12 giờ trước