Những điều ít người biết về ông Phan Đức Tú - người ngồi "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT BIDV

Thứ bảy, 19/03/2022-23:03
Kế tiếp ông Trần Bắc Hà, ông Phan Đức Tú đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vào tháng 11/2018. Trước đó, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong các ngân hàng.

Ông Phan Đức Tú là ai?

Ông Phan Đức Tú sinh ngày 22/12/1964, nguyên quán tại xã Quỳnh Thiện, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông có trình độ học vấn là Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Cử nhân Luật và Cử nhân - Học viện Ngân hàng.

Từ năm 1987, ông Phan Đức Tú đã gia nhập vào đại gia đình BIDV với vị trí Phó Giám đốc/Giám đốc Chi nhánh BIDV Quảng Ngãi và Giám đốc Ban Tổ chức cán bộ BIDV. Chưa kể, ông còn là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt, Uỷ viên HĐQT Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDDC), Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Hai thành viên Đầu tư Phát triển Quốc tế.

Ông Phan Đức Tú đảm nhận vị trí Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quảng Ngãi trong khoảng thời gian từ tháng 12/1998 đến tháng 2/2005. Kể từ tháng 3/2005, ông giữ chức vụ Giám đốc Ban Tổ chức cán bộ - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong vòng 2 năm; đồng thời là Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ tháng 6/2007 đến 30/04/2012.


Ngày 15/11/2018, ông Tú chính thức được bổ nhiệm trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngày 15/11/2018, ông Tú chính thức được bổ nhiệm trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Từ ngày 1/5/2012, ông Phan Đức Tú đảm nhận vị trí Uỷ viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 15/11/2018, ông Tú chính thức được bổ nhiệm trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Hiện tại, ông Tú không chỉ đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam mà còn kiêm luôn chức vụ Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Tiếp đến, Phó Tổng Giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm sẽ phụ trách vị trí đứng đầu Ban điều hành BIDV mà ông Tú để lại. 

Đảm nhiệm "ghế nóng" Chủ tịch HĐQT BIDV sau khi bỏ trống 2 năm

Như đã nói ở trên, ông Phan Đức Tú chính thức được bổ nhiệm trở thành Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam vào ngày 15/11/2018. Cùng nằm trong Hội đồng quản trị còn có 10 Ủy viên và Ủy viên độc lập khác. Đó chính là ông Lê Ngọc Lâm, bà Nguyễn Thị Thu Hương, ông Trần Thanh Vân, bà Phan Thị Chinh, ông Ngô Văn Dũng, ông Phạm Quang Tùng, ông Yoo Je Bong, ông Lê Kim Hòa, ông Trần Xuân Hoàng và ông Lê Việt Cường.


Một chi nhánh của Ngân hàng BIDV
Một chi nhánh của Ngân hàng BIDV

Như vậy, kể từ khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu theo chế độ thì vị trí Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV đã bị bỏ trống gần 26 tháng. Ngay khi trở thành lãnh đạo cao nhất của BIDV, ông Phan Đức Tú cũng được cử làm người đại diện với 40% phần vốn Nhà nước tại BIDV bởi Ngân hàng Nhà nước và chuẩn y làm Bí thư Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2015 — 2020.

Những con số "biết nói"

Ngay sau khi nhậm chức, chữ ký quyền lực đầu tiên được ông Phan Đức Tú đặt bút chính là nghị quyết đại hội cổ đông đầu tiên với mục đích thông qua phương án chào bán cổ phần cho ngân hàng KEB Hana Bank (Hàn Quốc). Cũng nhờ chữ ký này, Ngân hàng BIDV mới có thể gia tăng vốn điều lệ hơn 34.187 tỷ đồng, lên con số hơn 40.220 tỷ đồng.

Từ khi “cầm lái”. Chủ tịch Phan Đức Tú đã giúp Ngân hàng BIDV có nhiều thay đổi tích cực, thể hiện qua loạt số liệu “biết nói”. Cụ thể, vào ngày 7/1/2022 vừa qua, Ngân hàng đã tổ chức hội nghị trực tuyến Triển khai nhiệm vụ công tác Đảng và công tác kinh doanh năm 2022.

Theo Dân Trí dẫn lại, trong năm 2021 về cơ bản hoạt động của BIDV diễn ra an toàn, thông suốt dù chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực, tinh thần đoàn kết của toàn hệ thống. Bên cạnh đó, Ngân hàng BIDV còn hoàn thành tốt nhiệm vụ, vượt trội các mục tiêu về quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả, tăng cường năng lực tài chính và phát triển thể chế, bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cổ đông và người lao động. 

Chưa kể, Ngân hàng BIDV còn phát huy tối đa vai trò là Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn, luôn chủ động và quyết liệt trong việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội, cộng đồng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Cụ thể, Ngân hàng BIDV đã chủ động giảm thu nhập trong năm để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch lên tới hơn 7.900 tỷ đồng. Động thái này thông qua việc giảm lãi suất cho vay, giảm phí, cơ cấu lại nợ; đưa ra các gói tín dụng lãi suất ưu đãi; tích cực thực hiện các chương trình an sinh xã hội ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19, đồng hành cùng các chương trình hỗ trợ giáo dục, an ninh quốc phòng…

Cũng theo Dân Trí, đến ngày 31/12/2021, Ngân hàng BIDV đều đạt kế hoạch về các chỉ tiêu kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông giao. Cụ thể như sau:

Tổng tài sản khối Ngân hàng thương mại đạt 1,72 triệu tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm trước. Điều này giúp BIDV giữ vững được vị thế là Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.

Tổng nguồn vốn huy động đạt 1,61 triệu tỷ đồng. Trong đó, huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1,49 triệu tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm trước và chiếm hơn 11% thị phần tiền gửi toàn ngành.

Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,65 triệu tỷ đồng. Trong đó dư nợ tín dụng đạt 1,33 triệu tỷ đồng; con số này tăng 11,8% so với năm trước,. Ngân hàng cũng tuân thủ giới hạn tín dụng NHNN giao (12%) và chiếm hơn 13% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng. 

Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực ưu tiên. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, dư nợ bán lẻ tăng 25% so với năm trước, dư nợ SME tăng 15% và FDI tăng 21%.

Tỷ lệ nợ xấu tính theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN được kiểm soát ở mức 0,81%, tức đã giảm 0,73% so với năm trước. Điều này giúp đảm bảo mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước giao năm 2021. Tỷ lệ nợ nhóm 5 ở mức 0,42%, giảm 0,82% so với năm 2020.


Hội nghị trực tuyến Triển khai nhiệm vụ công tác Đảng và công tác kinh doanh năm 2022 của Ngân hàng BIDV
Hội nghị trực tuyến Triển khai nhiệm vụ công tác Đảng và công tác kinh doanh năm 2022 của Ngân hàng BIDV

Ngân hàng cũng đã trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định. Tỷ lệ trang trải nợ xấu (dư quỹ DPRR tín dụng/dư nợ xấu) đạt 235%, mức cao nhất trong các năm gần đây.

Vốn điều lệ đạt 50.585 tỷ đồng, tăng 10.365 tỷ đồng so với năm 2020. Điều này giúp BIDV giữ vững vị trí đứng đầu trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu đạt 81.065 tỷ đồng, so với năm 2020 tăng thêm 9,2%.

Lợi nhuận cũng đạt kế hoạch năm 2021 mà Ngân hàng Nhà nước giao; Các tỷ lệ an toàn đảm bảo đúng quy định; Chỉ số định hạng tín nhiệm quốc tế được nâng cao.

Ngân hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước; đảm bảo quyền lợi cổ đông và đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Năm 2021, hoạt động của các công ty con, công ty liên doanh và liên kết ghi nhận kết quả tích cực. Năm 2021, Khối công ty con ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.094 tỷ đồng.

Đánh giá về kết quả hoạt động năm 2021, Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú khẳng định: “Toàn hệ thống Ngân hàng BIDV đã quán triệt và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; đồng thời chỉ đạo của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; hoàn thành đồng bộ, toàn diện, vượt trội các chỉ tiêu kế hoạch 2021, góp phần cùng toàn ngành Ngân hàng phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…”.

Mục tiêu kỷ cương - hiệu quả - chuyển đổi số

Sau khi hoàn thành xuất sắc mục tiêu và nhiệm vụ năm 2021, năm nay toàn thể hệ thống BIDV quyết tâm hoàn thành kế hoạch kinh doanh với phương châm hành động là “Kỷ cương - hiệu quả - chuyển đổi số”.

Để hoàn thành mục tiêu năm 2022, Ngân hàng BIDV quyết tâm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trọng tâm. Những nhiệm vụ này gồm: Nghiêm túc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong toàn hệ thống đảm bảo vận hành hoạt động kinh doanh an toàn, thông suốt; Tăng trưởng tín dụng đúng định hướng của Chính phủ, NHNN, gia tăng quy mô gắn với chuyển dịch nền khách hàng bền vững; Điều hành cân đối vốn linh hoạt, hiệu quả, an toàn; Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng; Gia tăng hiệu quả bền vững trên cơ sở tối đa hóa nguồn thu, quản trị chi phí hiệu quả, cải thiện hoạt động đầu tư và nâng cao năng lực tài chính.

Ngoài ra còn có nâng cao năng lực quản trị điều hành; Thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng; Cân đối nguồn lực hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo đúng chủ trương, quy định của Chính phủ, NHNN; Thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng với vai trò là định chế tài chính lớn trong hệ thống…
Dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Phan Đức Tú, toàn thể BIDV chung sức đồng lòng chắc chắn sẽ xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của năm. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

1 giờ trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

1 giờ trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

1 giờ trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

9 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

11 giờ trước