Những điều ít người biết về ông Nguyễn Quỳnh Lâm - Người đang ngồi "ghế nóng" Tổng giám đốc Vietsovpetro

Thứ năm, 05/05/2022-10:05
Từ ngày 18/5/2018, ông Nguyễn Quỳnh Lâm - Phó tổng giám đốc Tập đoàn PVN chính thức đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro. Trước đó, ông Lâm từng có 18 năm kinh nghiệm quản lý điều hành.

Tổng giám đốc liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro Nguyễn Quỳnh Lâm là ai?

Ông Nguyễn Quỳnh Lâm sinh ngày 30/03/1966. Ông có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ địa chất dầu khí, cao cấp lý luận chính trị và cao cấp quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Quỳnh Lâm còn gây ấn tượng bởi kỹ năng thuyết trình, đàm phán và thương lượng xuất sắc cùng trình độ ngoại ngữ cao siêu. 

Ông Nguyễn Quỳnh Lâm có kinh nghiệm chuyên môn trên 25 năm trong nghề, trong đó 18 năm kinh nghiệm quản lý điều hành, bao gồm: 6 năm từ cấp Trưởng phòng lên Phó Tổng giám đốc PVEP; 2 năm là Trưởng ban khai thác Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (PVN); 5 năm vị trí Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BDPOC); 2 năm là Tổng giám đốc Công ty Điều hành dầu khí Phú Quốc và 3 năm giữ chức Phó Tổng giám đốc PVN.


Ông Nguyễn Quỳnh Lâm có kinh nghiệm chuyên môn trên 25 năm trong nghề, trong đó 18 năm kinh nghiệm quản lý điều hành
Ông Nguyễn Quỳnh Lâm có kinh nghiệm chuyên môn trên 25 năm trong nghề, trong đó 18 năm kinh nghiệm quản lý điều hành

Quá trình công tác của ông Nguyễn Quỳnh Lâm

Trước khi đảm nhiệm vị trí “ghế nóng” Tổng giám đốc Vietsovpetro, ông Nguyễn Quỳnh Lâm từng trải qua quá trình công tác ấn tượng như sau:

Từ tháng 07/1993 đến tháng 05/1997: Ông Lâm là chuyên viên phòng Thăm dò, Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí;

Từ tháng 05/1997 đến tháng 04/2000: Ông đảm nhiệm chức vụ Phó phòng Công Nghệ Mỏ, Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí;

Từ tháng 04/2000 đến tháng 12/2002: Ông Nguyễn Quỳnh Lâm là Trưởng phòng Công Nghệ Mỏ, Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí;

Từ tháng 12/2002 đến tháng 03/2006: Ông Lâm là Bí thư Chi bộ, Tổng giám đốc, Công ty Điều hành chung Trường Sơn;

Từ tháng 03/2006 đến tháng 05/2006: Ông Lâm là Phó Trưởng Ban Tìm kiếm thăm dò, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam;

Từ tháng 05/2006 đến tháng 05/2007: Ông là Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PVEP;

Từ tháng 05/2007 đến tháng 01/2008: Ông Lâm là Ủy viên thường trực Đảng Ủy, Phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí;

Từ tháng 01/2008 đến tháng 02/2009: Ông Nguyễn Quỳnh Lâm là Bí thư chi bộ, Trưởng Ban Khai thác Dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;


Ông Nguyễn Quỳnh Lâm được đánh giá là người có viễn kiến cùng bản lĩnh của một vị CEO thực thụ từ kỹ năng tổng hợp, đánh giá cho đến việc đưa ra quyết định
Ông Nguyễn Quỳnh Lâm được đánh giá là người có viễn kiến cùng bản lĩnh của một vị CEO thực thụ từ kỹ năng tổng hợp, đánh giá cho đến việc đưa ra quyết định

Từ tháng 02/2009 đến tháng 05/2015: Ông Lâm là Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Chi nhánh Tập đoàn - Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông;

Từ tháng 05/2015 đến tháng 06/2016: Ông Lâm là Bí thư chi bộ, Hàm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đồng thời là Tổng giám đốc Chi nhánh Tập đoàn - Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc;

Từ ngày 30/06/2016 đến ngày 17/5/2018: Ông Lâm đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;

Từ ngày 18/05/2018 đến nay: Ông Lâm là Tổng giám đốc Vietsovpetro.

Nhà lãnh đạo tài năng

Ông Nguyễn Quỳnh Lâm được đánh giá là người có viễn kiến cùng bản lĩnh của một vị CEO thực thụ từ kỹ năng tổng hợp, đánh giá cho đến việc đưa ra quyết định. Có bản tính khiêm tốn nhưng vị doanh nhân 6x này lại rất quyết đoán trong việc xử lý công việc, thu phục nhân tài cũng như tổ chức thực hiện doanh nghiệp ở cơ cấu vốn lớn. 

Thời điểm ở PVN, ông Nguyễn Quỳnh Lâm là một trong số ít những lãnh đạo cao cấp có chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực thăm dò và khai thác. Ông gắn liền với lĩnh vực này qua nhiều vị trí quản lý khác nhau, khẳng định được vai trò cũng như năng lực của mình tại PVN. 


Chỉ sau 3 năm ngắn ngủi, Vietsovpetro đã nhanh chóng phát hiện ra vỉa dầu công nghiệp tọa lạc tại mỏ Bạch Hổ và đưa vào khai thác
Chỉ sau 3 năm ngắn ngủi, Vietsovpetro đã nhanh chóng phát hiện ra vỉa dầu công nghiệp tọa lạc tại mỏ Bạch Hổ và đưa vào khai thác

Tại những nơi ông đến và đi đều để lại những dấu ấn nổi bật. Đặc biệt là dự án mỏ Hải Thạch Mộc Tinh của BDPOC. Lúc cao điểm trong giai đoạn phát triển mỏ này có tới gần 2.500 công nhân cả trong và ngoài nước. Chính ông Nguyễn Quỳnh Lâm là người chủ động tháo gỡ, thúc đẩy cũng như xử lý quyết liệt để dự án có thể theo kịp tiến độ. Đến thời điểm hiện tại, BDPOC đã và đang là 1 trong 3 con gà đẻ "trứng vàng" của PVN về trữ lượng khai thác, chỉ đứng sau liên doanh VSP và Công ty Điều hành chung Cửu Long JOC.

Bên cạnh công tác điều hành chung, ông Nguyễn Quỳnh Lâm còn trực tiếp xuống tận các đơn vị để kiểm tra đôn đốc, xác định những ưu tiên hàng đầu, sau đó căn chỉnh và tái cơ cấu. Ông luôn có một quan điểm quyết liệt đó là: Làm định biên nhân sự, rút gọn cơ cấu nhưng phải ưu tiên ổn định đời sống cán bộ của công nhân viên. 

Ông Nguyễn Quỳnh Lâm là mẫu người không thích ồn ào đời tư nhưng lại rất hăng say trong công việc. Vì tính chất công việc, ông thường xuyên xa nhà trong một thời gian dài. Với công việc, ông hết lòng tận tụy nhưng với gia đình, ông cũng hết lòng chăm lo. Đang ở độ tuổi “chín mùi”, có nhiều kinh nghiệm đảm nhiệm các vị trí cấp cao trên nền tảng thăm dò và khai thác, những phẩm chất nổi bật này giúp ông Nguyễn Quỳnh Lâm chèo lái Vietsovpetro (VSP) - ngọn cờ đầu của ngành Dầu khí Việt Nam ngày càng tiến bước. 

Hành trình hơn 40 năm phát triển, đạt nhiều thành tựu ấn tượng của Vietsovpetro

Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro là liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí giữa Việt Nam và Liên bang Nga,  hoạt động vận hành, khai thác trên thềm lục địa Việt Nam tại các mỏ dầu và khí gồm: Mỏ Bạch Hổ, Mỏ Rồng, Cá Tầm, Thiên Ưng... Trụ sở chính của Vietsovpetro đặt tại số 105 đường Lê Lợi, phường Thắng Nhì, TP Vũng Tàu, Việt Nam. 

Theo bảng xếp hạng VNR500 (Top 500) vào năm 2021, Vietsovpetro là công ty lớn thứ 28 tại Việt Nam. Từ khi ra đời cho đến nay, Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro luôn hoạt động hiệu quả trong việc tìm kiếm và thăm dò cũng khai thác dầu khí trong hơn 40 năm hình thành và phát triển. 

Năm 1981, xí nghiệp liên doanh Việt – Xô (Vietsovpetro) được thành lập tại Matxcơva. Mục tiêu của xí nghiệp này là tiến hành thăm dò địa chất, khai thác dầu khí tại thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Chỉ sau 3 năm ngắn ngủi, Vietsovpetro đã nhanh chóng phát hiện ra vỉa dầu công nghiệp tọa lạc tại mỏ Bạch Hổ và đưa vào khai thác. 

Năm 1987, Vietsovpetro tiếp tục phát hiện tầng dầu sản lượng cao từ đá móng granite nứt nẻ tại giếng khoan BH-6. Điều này đã tạo nên một bước ngoặt lớn, góp phần làm thay đổi quan điểm truyền thống về đối tượng tìm kiếm, thăm dò dầu khí cũng như mở ra một hướng mới trong công tác tìm kiếm cũng như thăm dò và khai thác dầu khí tại bể Cửu Long nói riêng, thềm lục địa Việt Nam nói chung.

Song song với hành trình hơn 40 năm xây dựng và phát triển, thực hiện nghiêm túc các Hiệp định Liên Chính phủ Việt - Xô, Việt - Nga cùng các Nghị định liên quan, Tập thể lao động quốc tế Vietsovpetro đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng. Cụ thể, Vietsovpetro đã khảo sát hàng trăm nghìn km tuyến địa chấn 2D và hàng chục nghìn km2 địa chấn 3D. Năm 2015, Vietsovpetro tiến hành tái khảo sát toàn bộ lô 09-1 với diện tích gần 900 km2 nhờ công nghệ địa chấn tiên tiến 3D-4C được khoan trên 600 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu, khí với tổng chiều dài hơn 2.500 km.


Với hành trình hơn 40 năm miệt mài, doanh nghiệp Vietsovpetro có tổng cộng 2.115 sáng kiến được công nhận, thu về gần 103 triệu USD hiệu quả kinh tế
Với hành trình hơn 40 năm miệt mài, doanh nghiệp Vietsovpetro có tổng cộng 2.115 sáng kiến được công nhận, thu về gần 103 triệu USD hiệu quả kinh tế

Sau mỏ Bạch Hổ, Vietsovpetro tiếp tục phát hiện thêm 8 mỏ dầu khí khác có giá trị công nghiệp lớn, bao gồm các mỏ: Rồng, Đại Hùng, Nam Rồng - Đồi Mồi, Thiên Ưng, Gấu Trắng, Thỏ Trắng, Cá Tầm và Sói Vàng. Những mỏ này có tổng trữ lượng thu hồi trên 300 triệu tấn dầu quy đổi.

Chưa kể, Vietsovpetro còn xây dựng một hệ thống căn cứ dịch vụ dầu khí tổng hợp hoàn chỉnh và hiện đại, phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. Hệ thống gồm có đội khoan với 5 giàn tự nâng, đội tàu dịch vụ và tàu công trình các loại với gần 30 chiếc cùng hệ thống cảng chuyên dùng, bờ cảng dài hơn 1400m, có thể tiếp cận cùng lúc 2 tàu trọng tải 10.000 tấn cùng với năng lực xếp dỡ hàng hóa qua cảng đạt 3 triệu tấn/năm. 

Trong ngành dầu khí Việt Nam, Vietsovpetro là một trong những đơn vị tiên phong trong ngành Dầu khí về việc áp dụng rộng rãi nhiều giải pháp kỹ thuật và công nghệ tiên tiến cùng thiết bị công nghệ hiện đại. Đặc biệt, Vietsovpetro đã tăng hệ số thu hồi dầu khí từ 18% đến hơn 40% với thân dầu trong đá móng nhờ biện pháp bơm ép nước để bảo tồn áp suất vỉa. 

Ngày 10/5/2021, Vietsovpetro lần đầu tiên chế tạo, xây lắp và phóng thành công chân đế giàn khai thác tại biển sâu 110m nước tại mỏ Đại Hùng. Cột mốc quan trọng này giúp Vietsovpetro khẳng định việc làm chủ kỹ thuật và công nghệ xây dựng công trình khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu và xa bờ. Tính đến năm 2021, tổng doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ cho bên ngoài đã đạt trên 3,5 tỷ USD.

Với hành trình hơn 40 năm miệt mài, doanh nghiệp Vietsovpetro có tổng cộng 2.115 sáng kiến được công nhận, thu về gần 103 triệu USD hiệu quả kinh tế. Trong đó, có nhiều sáng kiến nổi bật đã góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, cải thiện điều kiện sản xuất cũng như đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như các công trình ở biển và trên đất liền. Không ít công trình của Vietsovpetro đã xuất sắc giành được giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng của Nhà nước cũng như tại cuộc thi Sáng tạo khoa học - công nghệ toàn quốc và của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới...

Bên cạnh đó, Vietsovpetro cũng hai lần được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng. Ngoài ra, nhiều tập thể và cá nhân tại Vietsovpetro được hai Nhà nước Việt Nam và Liên bang Nga trao tặng thưởng huân chương và các phần thưởng cao quý khác.

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

32 phút trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước