sapo-1650535872.jpg
 
sub-1-1650535856.jpg
 

Theo Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố mới đây, trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2022, lần đầu tiên Việt Nam có tới 7 đại diện gồm: Ông Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng giám đốc VietJet Air), Trần Đình Long (Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát), ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch ngân hàng Techcombank), ông Trần Bá Dương (Chủ tịch Tập đoàn ô tô Trường Hải), Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang và ông Bùi Thành Nhơn (Chủ tịch Nova Group). Đây cũng là lần đầu, ông Bùi Thành Nhơn góp mặt trong danh sách được Forbes công bố. Theo Forbes, ông Nhơn đứng thứ 1.053 thế giới với 2,9 tỷ USD. 

box-1650537446.jpg
 

Là nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Nova Group, nhưng ông Nhơn là một doanh nhân khá kín tiếng. Thông tin từ tập đoàn này cho thấy, ông Nhơn sinh năm 1958 tại Đồng Tháp. Xuất phát điểm của ông Nhơn là cử nhân nông nghiệp và tốt nghiệp khóa Executive MBA, HSB - TUCK, Đại học Dartmouth, Hoa Kỳ. Trước khi khởi nghiệp, vị doanh nhân này từng có giai đoạn làm việc tại Phòng Nông nghiệp UBND huyện Nhà Bè (TP.HCM) và Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TP.HCM.

Tiền thân của Nova Group là Công ty TNHH TM Thành Nhơn, được ông thành lập ngày 18/9/1992, với số vốn điều lệ chỉ 400 triệu đồng. Công ty trên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và xây biệt thự cho thuê.
 

sub-2-1650535856.jpg
 

Ông Nhơn tái cấu trúc Nova Group lần đầu tiên vào năm 2007. Khi đó, Nova Group được chia thành 2 tổng công ty thành viên gồm Tập đoàn Anova hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe vật nuôi, thức ăn gia súc, trang trại chăn nuôi và Tập đoàn Novaland hoạt động trong lĩnh vực BĐS. Ngay sau khi tái cấu trúc Nova Group có bước chuyển mình phát triển mạnh mẽ.

Các công ty thành viên của Tập đoàn Anova hoạt động hiệu quả trong nhiều lĩnh vực. Như Công ty Cổ phần Anova Feed hoạt động trong lĩnh vực thức ăn gia súc; Công ty Cổ Phần Anova Biotech, chuyên phân phối vắc xin nhập khẩu, chất lượng cao tại thị trường Việt Nam; Công ty Cổ Phần Anova Biotech, chuyên phân phối vắc xin nhập khẩu, chất lượng cao tại thị trường Việt Nam; Công ty Anova Farm hoạt động trong lĩnh vực trang trại chăn nuôi.

anh-1-1650537488.jpgTrải qua hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Novaland hiện sở hữu danh mục gần 50 dự án BĐS.
 

Trong lĩnh vực BĐS, thời điểm thành lập, Tập đoàn Novaland chỉ có vốn điều lệ là 9.143 tỷ đồng và mãi 2 năm sau, tức năm 2009, tập đoàn này mới giới thiệu dự án đầu tiên là Sunrise City (Q.7, TP. HCM). Sunrise City ra đời trong bối cảnh thị trường BĐS chuẩn bị bước vào chu kỳ khủng hoảng trong giai đoạn năm 2009-2013. Dự án có vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD với 12 tòa tháp trải dài 1km trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ, đây được xem là công trình có kiến trúc biểu tượng cửa ngõ phía nam TP.HCM.

Đáng lưu ý, trong giai đoạn thị trường suy thoái, Tập đoàn Novaland liên tục thực hiện các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) để thâu tóm, mở rộng quỹ đất. Dấu ấn thương hiệu Novaland phải kể đến năm 2015, tập đoàn này giới thiệu tới thị trường 11 dự án đình đàm như The Sun Avenue Residence, Golf Park Residence, Wilton Tower, Sunrise Cityview, Sunrise Riverside, Golden Mansion, Kingston Residence, Orchard Parkview…

anh-01-1650539137.jpg
 

Tiếp đà phát triển, trong năm 2016, Tập đoàn Novaland giới thiệu 5 dự án mới tại TP.HCM. Đặc biệt vào cuối năm đó, Novaland chính thức niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán NVL, giá niêm yết là 50.000 đồng/cổ phiếu. Với 489 triệu cổ phiếu NVL niêm yết, tập đoàn này trở thành doanh nghiệp bất động sản lớn thứ hai trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Từ đó đến nay, cổ phiếu NVL liên tục nằm trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 và rổ chỉ số VNSI.

Trong giai đoạn từ 2016 – 2021, ngoài các dự án The Grand Manhattan, Victoria Village tại TP.HCM, Tập đoàn Novaland mở rộng quy mô, đầu tư phát triển các khách sạn, resort tại nhiều địa phương như Khánh Hòa, Bình Thuận và Cần Thơ. Những dự án nổi bật của Novaland trong giải đoạn này có thể kể đến như Aqua City (Đồng Nai), NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận), NovaWorld Ho Tram – The Tropicana (Bà Rịa – Vũng Tàu). Đặc biệt trong giai đoạn này, Novaland đã nhiều lần niêm yết trái phiếu chuyển đổi tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore hút nhiều đối tác cấp vốn Credit Suisse AG, Standard Chartered, DEG (Quỹ đầu tư thuộc Ngân hàng tái thiết Đức KFW)...

sub-3-1650535856.jpg
 

Năm 2020, ông Bùi Thành Nhơn tái cấu trúc lần 2 Nova Group với tham vọng mở rộng hệ sinh thái sang nhiều lĩnh vực. Cụ thể, Nova Group lúc này gồm 3 tổng công ty thành viên gồm Novaland, Nova Service, Nova Consumer, hoạt động trong các lĩnh vực như bất động sản; thương mại dịch vụ; nông nghiệp - hàng tiêu dùng. Theo đó, Tập đoàn Novaland là nhân tố chính trong hệ sinh thái Nova Group. Tập đoàn này hiện sở hữu gần 50 dự án BĐS, gồm 3 dòng sản phẩm chủ lực đó là: BĐS đô thị, BĐS du lịch và BĐS công nghiệp. Thông tin từ tập đoàn này, thời điểm niêm yết năm 2016, Novaland chỉ sở hữu 668 ha quỹ đất, tuy nhiên đến cuối năm 2021, quỹ đất của đơn vị này tăng lên gần 10.600 ha. Giá trị tài sản ròng của Novaland tại thời điểm 2021 cũng tăng từ mức 218 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,5 tỷ USD) trên quỹ đất 5.400 ha (công bố đầu năm 2021) lên mức 324 nghìn tỷ đồng (tương đương 14,1 tỷ USD) trên quỹ đất mở rộng lên 10.600 ha (công bố cuối năm 2021).

04-1650539945.jpgPhối cảnh dự án NovaWorld Phan Thiet, một trong 3 dự án trọng điểm của Novaland.
 

Trong năm 2022, Novaland tiếp tục tập trung nguồn lực, đẩy mạnh tiến độ 3 dự án trọng điểm là Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram. Tập đoàn này đặt mục tiêu hoàn thiện và đi vào vận hành tổng thể 3 dự án trên từ năm 2023. Theo ước tính của Novaland, 3 dự án khi phát triển & bàn giao hoàn thiện sẽ mang về mức lợi nhuận cho tập đoàn này lượt là 36 nghìn tỷ đồng, 31 nghìn tỷ đồng và 10 nghìn tỷ đồng.

Ngoài BĐS với Novaland, ông Nhơn cũng cũng có nhiều tham vọng ở các lĩnh vực khác. Khi tái cấu trúc lần 2, ông Nhơn đã đổi tên Tập đoàn Anova thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Nova Consumer (Nova Consumer), xây dựng chiến lược đa dạng hóa ngành nghề, từ nông nghiệp đến hàng tiêu dùng. Ngoài thế mạnh ở mảng nông nghiệp, Nova Consumer còn phát triển Nova Food chuyên thực phẩm thiết yếu, chất lượng cao; Nova Beverage cung cấp thức uống tiện lợi cho người tiêu dùng; Nova Nutrition sản xuất và phân phối các sản phẩm dinh dưỡng.

Nova Consumer cho biết, doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực thuốc thú y và các giải pháp chăm sóc sức khỏe động vật. Với thị phần 30% về thuốc thú y nội địa, Nova Consumer có 3 nhà máy Anova Feed đặt tại Long An, Đồng Nai, Hưng Yên với tổng công suất 730.000 tấn mỗi năm. Cột mốc quan trọng của Nova Consumer trong năm 2021, đó là chính thức tham gia vào lĩnh vực hàng tiêu dùng với các sản phẩm dinh dưỡng, thức uống, thực phẩm. Năm 2021, Nova Consumer ghi nhận doanh thu và lãi ròng lần lượt 3.700 tỷ và 300 tỷ đồng.

anh-3-1650540329.jpgCột mốc quan trọng của Nova Consumer trong năm 2021, đó là chính thức tham gia vào lĩnh vực hàng tiêu dùng với các sản phẩm dinh dưỡng, thức uống, thực phẩm.
 

Tương tự cách mà Novaland mở rộng lĩnh vực bất động sản, Nova Consumer cũng đẩy nhanh hoạt động mua bán, sáp nhập. Theo thông tin công bố, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép, tới đây Nova Consumer sẽ thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Nova Consumer có kế hoạch chào bán 10,9 triệu cổ phiếu với lượng vốn dự kiến huy động khoảng 430 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được doanh nghiệp này dùng để mua lại cổ phần Công ty TNHH Thực phẩm Mặt Trời Mọc.

Thương vụ M&A này sẽ giúp Nova Consumer sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp với 80 nghìn điểm bán hàng và đặt mục tiêu tăng số điểm bán hàng lên đến 250 nghìn điểm. Đồng thời, Nova Consumer cũng đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn từ năm 2022-2026 từ 4-5 lần, đạt mức 1.300-1.500 tỷ đồng, mục tiêu vốn hóa vượt ngưỡng 1 tỷ USD trong 3 năm tới.

Đối với Nova Service, tỷ phú Bùi Thành Nhơn định hướng hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, phục vụ hệ sinh thái của Nova Group. Theo đó, ba ngành mũi nhọn của Nova Service là: Bán lẻ với chuỗi hệ thống nhà hàng - cà phê - lounge và cửa hàng tiêu dùng; Dịch vụ với hệ thống các khách sạn, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp; Phát triển cộng đồng với các ngành giáo dục, y tế và các quỹ vì cộng đồng. 

anh-4-1650540892.jpgHiện, Nova Service đã vận hành hơn 20 thương hiệu bao gồm 50 nhà hàng, cà phê tại TP. HCM.
 

Hiện, Nova Service đã vận hành hơn 20 thương hiệu bao gồm 50 nhà hàng, cà phê tại TP. HCM và các dự án trọng điểm như Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet, nhà hàng Crystal Jade, Phin Deli Glass House, Phin Deli Cầu Đất Farm, nhà hàng Aulac Do Brasil, Dynasty House, Marina Club…

Kế hoạch phát triển năm 2022, Nova Service sẽ mở thêm gần 200 nhà hàng & quán cà phê với nhiều thương hiệu ẩm thực và cà phê nổi tiếng cùng hơn 200 kios chuyên cà phê. Trong năm 2021, Nova Service đã đưa vào vận hành Centara Mirage Resort Mui Ne. Năm 2022, dự kiến đưa vào vận hành Mercure Đà Lạt; Raddison, Movenpick và Novotel tại Phan Thiết, Mgallery Hồ Tràm và Avani Cam Rang tương đương hơn 3.500 phòng. Mục tiêu đến 2025, Nova Service vận hành 23.600 phòng khách sạn. Trong chiến lược phát triển, Nova Service sẽ đầu tư 10 phòng khám và 1 bệnh viện trong hệ thống dự án BĐS của Novaland từ TP.HCM và các tỉnh miền Trung.

anh-5-1650541388.jpgTập đoàn Novaland là nhân tố chính trong hệ sinh thái Nova Group.
 

Ông Bùi Thành Nhơn tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái Nova Group vào năm 2021. Ngoài 3 công ty kể trên còn có 5 thành viên mới gồm: Nova Tech; Nova Capital Partners; Nova Logistic; Nova Industry; Nova Finance. Cũng trong năm này, ông Bùi Thành Nhơn quyết định trao quyền và vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland cho ông Bùi Xuân Huy và bộ máy lãnh đạo mới để tập trung lãnh đạo Nova Group giai đoạn hậu tái cấu trúc. 

Hiện, ông Nhơn nắm giữ trực tiếp 14,27% cổ phần Novaland. Nếu cộng thêm số cổ phần do các thành viên khác trong gia đình cùng công ty riêng đứng tên, ông Nhơn và người thân quản lý hơn 60% cổ phần Novaland. Về đời tư, thông tin công cho biết, vợ của vị tỷ phú này là bà Cao Thị Ngọc Sương, hiện bà Sương đang nắm giữ khoảng 105 triệu cổ phiếu NVL (đến đến ngày 24/12/2021), tương đương tỷ lệ 5,46%, trị giá khoảng 9.200 tỷ đồng. Được biết, ông bà có hai người con, trong đó một người con trai là Bùi Cao Nhật Quân (SN 1982), đã từng làm Phó chủ tịch HĐQT và PTGĐ của Novaland.

tac-gia-1650589700.jpg
 

 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

46 phút trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

4 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước