Doanh nhân Trần Gia Thuận: “Tôi nghĩ, dù nghèo hay giàu, là quan hay dân, chỉ cần hành động có lương tâm là người có đạo đức"

Thứ sáu, 26/05/2023-23:05
Theo ghi nhận, từ năm 2007 - 2010, Trần Gia Thuận đã có 5 lần làm giả người lao động để xin vào làm ở những doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau với mục đích tìm hiểu tình hình cũng như giới thiệu công việc phù hợp cho người dân.

Trần Gia Thuận sinh năm 1968 ở Vân Nam, Trung Quốc. Lúc trẻ, ông là một giáo viên tiểu học. Và trong suốt thời gian làm công tác giáo dục, với sự tận tình của mình thì ông Trần Gia Thuận đã nhận được sự công nhận cũng như kính trọng của giáo viên, học sinh cũng như các lãnh đạo địa phương. Mặc dù vậy thì một sự việc xảy ra đã hủy hoại sự nghiệp giảng dạy của ông. Vào năm 2003, ở trường cấp 2 Panjiang số 1 - đây là nơi Trần Gia Thuận làm hiệu trưởng thì có một nữ sinh đã tự ý rời khỏi trường và không may gặp tai nạn. Ông đã nhiều lần đến nhà học sinh để an ủi, chia buồn nhưng không thể xoa dịu nỗi đau của gia đình nữ sinh. 

Sau đó thì Trần Gia Thuận đã bị cách chức hiệu trưởng và giáng cấp xuống thành một nhân viên văn thư bình thường. Cũng vì sự cố này mà người thầy giáo được tôn trọng một thời đã hoàn toàn từ biệt bục giảng vào năm 35 tuổi. Chính sự việc này đã giúp cho Trần Gia Thuận hiểu rõ hơn về nỗi khổ của người khác. Đối mặt với khó khăn ông đã trở nên lý trí, bình tĩnh cũng như làm những việc thiết thực hơn. 


Theo ghi nhận, từ năm 2007 - 2010, Trần Gia Thuận đã có 5 lần làm giả người lao động để xin vào làm ở những doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau với mục đích tìm hiểu tình hình cũng như giới thiệu công việc phù hợp cho người dân
Theo ghi nhận, từ năm 2007 - 2010, Trần Gia Thuận đã có 5 lần làm giả người lao động để xin vào làm ở những doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau với mục đích tìm hiểu tình hình cũng như giới thiệu công việc phù hợp cho người dân

5 năm quyết ẩn thân để giúp người dân tìm việc

Năm 2004, Trần Gia Thuận đã chuyển đến làm phó giám đốc trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Phòng Lao động huyện Zhanyi, chịu trách nhiệm tổ chức người dân làm việc tại Chiết Giang, Quảng Đông cùng với các tỉnh ven biển phát triển kinh tế khác. Công việc này cũng đã giúp xóa đói giảm nghèo cũng như tăng thu nhập cho những người nông dân cả đời sống ở miền núi và có mức thu nhập thấp. Vậy nhưng, hiệu quả thực tế thì không được như mong đợi khi mà nhiều năm qua đi, nhiều người vẫn không hài lòng với công việc mà họ được sắp xếp và quay trở lại với công việc họ được sắp xếp và quay trở lại quê sau một thời gian ngắn, tỷ lệ quay lại cao đến 40%. 

Chính vì thế, quận đã quyết định bố trí Trần Gia Thuận trực tiếp ở Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang chuyên phụ trách công tác điều phối lao động, nỗ lực hết sức giải quyết vấn đề. Vào năm 2007, khi mà Trần Gia Thuận mới nhậm chức thì việc đầu tiên mà ông làm chính là tìm hiểu lý do vì sao những người nông dân không muốn ở lại và làm việc trong các nhà máy, liệu đó là bởi vì mọi người không quen hay là do nhà máy có vấn đề. 

Vào lúc đầu, Trần Gia Thuận đã cùng với lãnh đạo nhà máy xem qua tình hình, thấy ổn cho nên bố trí công nhân vào làm việc. Tuy nhiên sau vài lần, tình hình này vẫn không hề được cải thiện. Nhà máy cũng hứa rằng làm việc từ 8 - 10 giờ một ngày với mức lương hàng tháng được đảm bảo là 1.500 NDT. Tuy nhiên kết quả thực tế là những người lao động nhập cư phải làm việc 12 giờ một ngày, lương cũng bị trừ và phải tăng ca, cuối cùng họ cũng chỉ nhận được vài trăm NDT. 


Bên cạnh việc giúp những người lao động ngoại tỉnh bảo vệ quyền lợi của mình, Trần Gia Thuận còn kiêm thêm một nhiệm vụ khách cho bản thân đó là chăm sóc những người già neo đơn cùng những đứa trẻ bị bỏ rơi
Bên cạnh việc giúp những người lao động ngoại tỉnh bảo vệ quyền lợi của mình, Trần Gia Thuận còn kiêm thêm một nhiệm vụ khách cho bản thân đó là chăm sóc những người già neo đơn cùng những đứa trẻ bị bỏ rơi

Chính vì thế, những người lao động tức giận gọi ông là kẻ nói dối, lừa gạt người dân. Đối với một người coi trọng danh tiếng thì đây chính là một sự xúc phạm và cũng là một lời cảnh báo. Ông cũng cảm thấy bản thân của mình là một tội nhân. Sau khi trằn trọc nhiều đêm, ông đã tin rằng nếu như muốn thực sự đánh giá cũng như hiểu rõ hoàn cảnh của những công nhân nhập cư sau khi vào nhà máy, ông phải biến thành một công nhân nhập cư và trải nghiệm trước. Và từ tháng 9/2007, Trần Gia Thuận đã bắt đầu năm kế hoạch hoạt động bí mật. 

Vào lần đầu tiên, ông đã làm nhân viên chìm trong một nhà máy trang sức lớn, dây chuyền lắp ráp tốc độ nhanh, thời gian làm việc kéo dài, xin nghỉ phép hay là từ chức đều rất khó, không đáp ứng được yêu cầu của ông. Chính vì thế mà lần thứ hai Trần Gia Thuận đã chọn một xưởng trang sức nhỏ. 

Nếu so với công ty đầu tiên, môi trường kém hơn tuy nhiên công việc dễ dàng hơn, các phương tiện khác cũng khá hơn thì Trần Gia Thuận đã bày tỏ sự hài lòng. Ông nói rằng: “Sau khi tôi làm việc được một tháng, tôi đã giới thiệu được 22 người”. 

Còn lần thứ ba là lần làm tại trang trại lợn mà Trần Gia Thuận ghi nhớ nhất. Đó là vào hồi tháng 9/2008, ông đã nhận nhiệm vụ mới đó chính là sắp xếp công việc cho một nhóm nông dân ở độ tuổi từ 40 - 59 ở Nghĩa Ô. Khi đó ông đã nghĩ rằng, những người này tuổi tác còn quá trẻ, là nông dân cả đời trồng trọt chăn nuôi thì hẳn rất có tay nghề ở phương diện này. Chính vì thế, Trần Gia Thuận đã đến một công ty chăn nuôi để làm người chăn lợn cho cuộc điều tra bí mật lần thứ ba. 

Để có thể gần gũi hơn với vai diễn mới của mình, một trí thức chưa bao giờ lao động nặng nhọc đã dốc sức để làm việc rất chăm chỉ. Công việc chân tay ở nông trại không hề dễ dàng cho nên việc cảm thấy mệt mỏi, vất vả là đương nhiên. Bên cạnh những công việc như nhổ cỏ, dọn phân và cho lợn ăn từ sáng đến tối thì ông còn phụ trách thêm việc chăm chuồng heo bệnh, thỉnh thoảng phải xử lý heo chết. Mùi hôi thối thường xuyên khiến cho ông cảm thấy buồn nôn đến mức không không ăn cơm được. 

Tuy nhiên sau khi ăn, ở, làm việc cùng với mọi người trong thời gian một tháng rưỡi, Trần Gia Thuận đã cảm thấy trang trại có điều kiện về mọi mặt, rất phù hợp với những người nông dân không có nhiều kỹ năng và ông đã tự tin giới thiệu việc này cho dân làng. Tuy nhiên, vấn đề mới chỉ giải quyết được một nửa: nhà máy đã tìm thấy thì liệu người nông dân có sẵn sàng đến làm việc hay là không?

Cũng vào thời điểm này, kỹ năng thuyết phục của Trần Gia Thuận có được từ việc giảng dạy trong thời gian hơn mười năm đã phát huy được tác dụng.  Những người dân làng đã dần kiếm được tiền biết được những gì ông nói là hợp lý cho nên họ đã bắt đầu làm việc chăm chỉ, cuộc sống gia đình cũng đã bắt đầu được cải thiện. 

Còn hoạt động bí mật thứ tư của Trần Gia Thuận dành cho những người trẻ tuổi sinh vào những năm 90. Ông nói rằng: “Tinh thần chịu khó của lớp trẻ ngày nay không thể nào so sánh với những năm 60, 70. Nếu như họ phải làm việc 12 giờ một ngày mà chẳng có ngày nghỉ cuối tuần hay ngày lễ thì họ sẽ khó mà gắn bó được với công việc này lâu dài. Chính vì thế, Trần Gia Thuận đã giúp cho những người trẻ tuổi tìm một xưởng đóng giày. Thời gian làm việc là 8h/ngày, tăng ca không quá 10h, nghỉ cuối tuần. 


Để có thể gần gũi hơn với vai diễn mới của mình, một trí thức chưa bao giờ lao động nặng nhọc đã dốc sức để làm việc rất chăm chỉ
Để có thể gần gũi hơn với vai diễn mới của mình, một trí thức chưa bao giờ lao động nặng nhọc đã dốc sức để làm việc rất chăm chỉ

Vào năm 2010, Trần Gia Thuận đã hoạt động bí mật lần cuối, không phải để kiểm tra những nơi nông dân làm việc mà là nơi con cái của những người lao động nhập cư đi học. Và với sự gia tăng của những người lao động ngoại tỉnh đến Nghĩa Ô thì vấn đề đi học của trẻ em cũng cần được giải quyết một cách khẩn cấp. Cũng là một bậc cha mẹ, Trần Gia Thuận hiểu rằng nếu như không giải quyết tốt chuyện của con cái thì họ sẽ không thể nào yên tâm mà làm việc được. Chính vì thế mà ông đã đến ngôi trường dành cho con của người nhập cư lớn nhất tại Nghĩa Ô để xin làm giáo viên. 

Sau thời gian một tháng giảng dạy thì Trần Gia Thuận đã có một sự hiểu biết tổng thể về ngôi trường tư thục này nên đã giới thiệu con của những người lao động nhập cư đến học ở đó. Và dù học ở vị trí nào thì ý định ban đầu của ông vẫn không hề thay đổi: “Trên xứng đáng với tổ chức, dưới xứng đáng với anh em công nhân nhập cư và xứng đáng với công việc cũng như với lương tâm của chính mình”. 

Được hưởng trái ngọt từ sự tận tâm

Cùng với những nỗ lực và cống hiến của mình, vào năm 2007, Trần Gia Thuận đã được đánh giá là công nhân tiên tiến trong ngành dịch vụ lao động của thành phố Khúc Tĩnh. Đến năm 2010 ông đã được vinh danh đồng thời là "Top 10 công dân tốt Côn Minh năm 2010”. Vào năm 2011, ông được đánh giá là hình mẫu ở tỉnh Vân Nam. Còn năm 2012 ông được trao tặng danh hiệu “Người cán bộ công chức kiểu mẫu”. Đến năm 2013, Trần Gia Thuận đã đoạt giải Nhân vật của năm "Moving China 2012".

Đến khi những hoạt động ngầm bị vạch trần thì Trần Gia Thuận không thể nào giả vờ điều tra mà ngay sau đó ông đã có hướng làm việc mới cho mình. Vào năm 2014, lúc này ông 46 tuổi đã được điều động trở lại thành phố Khúc Tĩnh với tư cách là Phó giám đốc xúc tiến đầu tư, rồi sau đó ông đã được điều động lên làm phó giám đốc Cục Nhân lực và An sinh Xã hội huyện Zhanyi, Qujing, tỉnh Vân Nam.


Cùng với những nỗ lực và cống hiến của mình, vào năm 2007, Trần Gia Thuận đã được đánh giá là công nhân tiên tiến trong ngành dịch vụ lao động của thành phố Khúc Tĩnh
Cùng với những nỗ lực và cống hiến của mình, vào năm 2007, Trần Gia Thuận đã được đánh giá là công nhân tiên tiến trong ngành dịch vụ lao động của thành phố Khúc Tĩnh

Bên cạnh việc giúp những người lao động ngoại tỉnh bảo vệ quyền lợi của mình, Trần Gia Thuận còn kiêm thêm một nhiệm vụ khách cho bản thân đó là chăm sóc những người già neo đơn cùng những đứa trẻ bị bỏ rơi. Suốt cuộc đời của mình, ông đã luôn làm những việc thiết thực, cho dù ở cương vị nào thì ông đều xứng đáng với sự vinh danh mà tổ chức trao tặng cũng như tin tưởng của mọi người.

Tâm sự ở trên Weibo, ông chia sẻ rằng: “Tôi nghĩ, dù nghèo hay là giàu, là quan hay là dân thì chỉ cần hành động có lương tâm, trách nhiệm thì đều là những người có đạo đức. Con người có đạo đức không chỉ bị giới hạn bởi luật pháp Việt Nam mà còn lương tâm của chính mình”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?