Doanh nhân Ngô Chí Dũng: Từ “ông trùm” mì tôm đến Chủ tịch VPBank

Thứ bảy, 20/03/2022-20:03
Ít ai biết rằng, trước khi trở thành Chủ tịch HĐQT VPBank, ông Ngô Chí Dũng từng bắt tay khởi nghiệp với ông Đặng Khắc Vỹ (ông chủ Ngân hàng Quốc tế) đồng thời từng là “trùm” mì tôm tại Nga.

Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng là ai?

Ông Ngô Chí Dũng sinh ngày 25/9/1968 tại Hà Nội. Từ 16/03/2010 đến nay, ông Dũng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch VPBank (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng). 

Ông Dũng là Tiến sĩ Kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược chính trị kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học LB Nga - Nga (2002). Đồng thời, ông còn là Kỹ sư Địa chất của Đại học Thăm dò địa chất Matxcova - Nga.


Từ 16/03/2010 đến nay, ông Dũng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch VPBank
Từ 16/03/2010 đến nay, ông Dũng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch VPBank

Quá trình công tác:

Từ 1992-1996: Ông Dũng kinh doanh tại Matxcơva, Liên Bang Nga.

Từ 1996-2004: Cổ đông sáng lập, đồng thời là thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc tế. Cũng trong thời gian này, ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện nghiên cứu chiến lược chính trị kinh tế thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên Bang Nga.

Từ năm 2006-2010: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam.

Từ 16/03/2010 đến nay, ông Dũng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch VPBank.

Lựa chọn mì tôm để khởi nghiệp

Vào năm 1986 - khi mới 18 tuổi, ông Dũng sang Liên Xô du học. Trong khoảng thời gian từ 1992-1996, ông vừa học tập vừa tập tành kinh doanh tại thủ đô Matxcơva. Giống như nhiều ông chủ ngân hàng, chủ tập đoàn lớn Việt Nam hiện nay, ông Dũng cũng chọn khởi nghiệp từ mì tôm tại các nước Đông Âu. 

Nếu như cặp “bài trùng” Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup) và Lê Viết Nam (Chủ tịch Sun Group) gây dựng lên “đế chế mì tôm” tại Ukraine thì ông Dũng lại bắt tay với Đặng Khắc Vỹ (ông chủ Ngân hàng Quốc tế) để chiếm lĩnh thị trường Nga rộng lớn. Thời điểm đó, Công ty Rolton của ông Đặng Khắc Vỹ và Ngô Chí Dũng thậm chí còn lấn lướt trong cuộc chiến mì tôm tại Nga với 2 “ông trùm” Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh – những người sáng lập ra Masan và là một trong số ít cặp “đại gia Đông Âu” hiện vẫn còn kinh doanh mì gói.

Được biết, Công ty Rollton thuộc Tập đoàn Future Generation Group (FG), được thành lập năm 1998 bởi ông Đặng Khắc Vỹ và Ngô Chí Dũng. Từ năm 2008, Rollton đã tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn người Việt sinh sống và làm việc tại Nga cùng với nhiều người Nga khác. 

Thời hoàng kim, hai thương hiệu của ông Vỹ và ông Dũng chiếm lĩnh thị trường Nga, còn thương hiệu mì tôm của ông Phạm Nhật Vượng lại trở thành “bá chủ” tại Ukraine. Sau khoảng thời gian cạnh tranh khốc liệt về giá, 3 thương hiệu đã cùng nhau thiết lập quy tắc: Cạnh tranh lành mạnh, không giành giật nhân viên, không liên minh về giá. Đây cũng là lý do khiến Masan quyết định về Việt Nam để phát triển.

Hành trình trở về Việt Nam lập nghiệp

Sau nền tảng ban đầu cùng những bài học xương máu thời kỳ nhạy cảm nơi xứ người, ông Dũng quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Ông quyết định từ bỏ nghề cũ, mang nguồn tiền từ Đông  u trở về rót vào những kênh đầu tư màu mỡ nhất thời điểm đó như bất động sản, tài chính ngân hàng…


Sau khi trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng xin từ nhiệm chức Chủ tịch Hội người Việt ở Nga
Sau khi trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng xin từ nhiệm chức Chủ tịch Hội người Việt ở Nga

Cặp đôi Vỹ - Dũng tiếp tục đồng hành, đồng sáng lập Ngân hàng Quốc tế VIB. Đến năm 2006, ông Ngô Chí Dũng “chia tay” người bạn kinh doanh lâu năm, bắt tay với ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh để trở thành Phó Chủ tịch Techcombank.

Trước khi quyết định “chơi lớn” và trở thành Chủ tịch Ngân hàng VPBank, ông Dũng từng là Chủ tịch Hội người Việt tại Liên bang Nga. Tuy nhiên, sau khi trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng xin từ nhiệm chức Chủ tịch Hội người Việt ở Nga, lý do ông đưa ra là đã chuyển về Việt Nam sinh sống và làm việc. Cũng từ đó, ông tập trung toàn lực vào tái cấu trúc và xây dựng VPBank.

Trước thời điểm ngồi “ghế nóng” chủ tịch, tại VPBank đã có cuộc giành giật vô cùng quyết liệt về quyền kiểm soát ngân hàng giữa nhóm cổ đông cũ và mới. Nhóm cổ đông này đều thành danh từ việc kinh doanh ở Đông  u và Liên Xô cũ. Cuối cùng, ông Dũng đã giành chiến thắng.

Sau khi “lên ngôi” năm 2010, ông Dũng thực sự có lãnh địa cho riêng mình, tạo một cuộc cách mạng trong kinh doanh ngân hàng. Cũng từ năm này, ngân hàng chính thức có thương hiệu mới là VPBank, thành lập bộ phận Tín dụng tiêu dùng dưới thương hiệu FE Credit cực kỳ nổi tiếng sau này.

Những cải cách mạnh mẽ tại VPBank

Sau khi trở thành người quyền lực nhất VPBank, ông Dũng đã tiến hành một cuộc cải cách ngoạn mục. Đầu tiên, ngân hàng được đổi tên từ Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, gọi tắt là VPBank. Theo đó, logo, biển hiệu cũng được thay đổi trở nên năng động hơn, mục đích là hướng tới một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu, một tổ chức bán lẻ cung cấp dịch vụ chất lượng cao. 


Sau khi trở thành người quyền lực nhất VPBank, ông Dũng đã tiến hành một cuộc cải cách ngoạn mục
Sau khi trở thành người quyền lực nhất VPBank, ông Dũng đã tiến hành một cuộc cải cách ngoạn mục

Tháng 11/2010, ông Dũng đã phát hành thành công 154 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 14.000 đồng/cổ phiếu, giúp vốn điều lệ tăng từ 2.400 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng. Đây được xem là một quyết định táo bạo ở thời điểm đó, trong khi hầu hết các kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn ngân hàng với giá trị hàng nghìn tỷ đồng đều không thể thành công. Chưa kể, mức giá phát hành cổ phiếu của VPBank còn cao không kém gì các “anh chị trong làng” như Sacombank, Eximbank. Điều này khiến nhiều người khó tin, cho rằng VPBank không thể thành công. Thế nhưng, VPBank đã làm được điều này chỉ trong một tháng ngắn ngủi. 

Một trong những thay đổi rõ rệt nhất phải kể đến ngày kỷ niệm thành lập ngân hàng đầu tiên kể từ khi ông Dũng nhậm chức Chủ tịch. Thay vì một buổi lễ tẻ nhạt, nhàm chán như bình thường, ông Dũng sẵn sàng đầu tư khi “mời” hai cầu truyền hình ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh truyền tiếp với nhau, kèm theo những màn cổ vũ tinh thần cuồng nhiệt cho những người tham gia. 

Nắm quyền tại VPBank cũng là lúc ông Dũng quyết tâm đầu tư dài hạn, đổ “tiền tươi thóc thật” để tăng giá trị thực cho ngân hàng của mình. Năm 2012, ông Dũng tiếp tục thuyết phục ông Nguyễn Đức Vinh - thời điểm ấy là Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Techcombank - người có “số má” trong lĩnh vực ngân hàng về với VPBank. Tháng 7/2012, ông Nguyễn Đức Vinh chính thức trở thành Tổng giám đốc của VPBank. Ông Vinh là một trong ba CEO xuất sắc nhất, có thực quyền và từng hưởng lương triệu đô. Có thêm sự trợ giúp của ông Vinh, VPBank càng như “hổ mọc thêm cánh”. Trong buổi lễ nhậm chức của Tân CEO VPBank, ông Ngô Chí Dũng từng khẳng định chắc nịch: “Chúng tôi tin và hy vọng ông Vinh sẽ vững vàng chèo lái, dẫn dắt VPBank tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa để đạt được mục tiêu tham vọng của chiến lược phát triển VPBank đến hết năm 2015”.

Cặp bài trùng Ngô Chí Dũng – Nguyễn Đức Vinh đã phối hợp ăn ý, thổi một làn gió mới cho Ngân hàng VPBank. VPBank lựa chọn kinh doanh các hoạt động rủi ro cao là cho vay tiêu dùng với thương hiệu FE Credit. “Liều ăn nhiều”, rủi ro cao thì lợi nhuận sẽ cao. Những năm gần đây, không thể phủ nhận rằng FE Credit là ‘con gà đẻ trứng vàng’ của VPBank, mang lại thu nhập lãi thuần đạt 7.900 tỷ đồng và 5.324 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2017. 

Theo như Công ty Chứng khoán Bản Việt đánh gia, có ba nhân tố chính đóng vai trò mấu chốt trong sự phát triển mạnh mẽ của VPBank. Nhân tố thứ nhất đó là, VPBank đã nhận được gói tài chính từ IFC và Cathay United vào năm 2016, bao gồm 100 triệu USD vay tổ chức kỳ hạn 5 năm và 25 triệu USD tài trợ thương mại. Cũng nhờ gói tài chính này đã giúp ngân hàng thực hiện hóa mục tiêu, tham vọng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu hiện nay. Nhân tố thứ hai đó là, VPBank tiên phong triển khai chiến lược ngân hàng số nhờ sự thành lập bộ phận dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2016. Nhân tố cuối cùng chính là mô hình kinh doanh chuyên biệt được ngân hàng xây dựng cho các mảng, các doanh nghiệp SME nhỏ, với các sản phẩm vay không đảm bảo có biên lợi nhuận tài chính cao hơn trong thị trường có tỷ lệ thâm nhập thấp tại Việt Nam.


Không chỉ duy trì tăng trưởng lợi nhuận, VPBank còn kiểm soát chặt chẽ rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản tạo ra một bệ phóng cho sự bứt phá trong năm 2022
Không chỉ duy trì tăng trưởng lợi nhuận, VPBank còn kiểm soát chặt chẽ rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản tạo ra một bệ phóng cho sự bứt phá trong năm 2022

Năm 2016 chính là năm cận cuối của lộ trình triển khai chiến lược 5 năm tại ngân hàng. Điều đáng nói, VPBank đã đạt được loạt kết quả kinh doanh ấn tượng cùng nhiều chỉ số ở mức tốt nhất từ trước đến nay. Đồng thời, VPBank cũng xuất sắc nhận được nhiều giải thưởng uy tín, trong đó phải kể đến giải thưởng Ngân hàng thương mại tốt nhất, Ngân hàng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tốt nhất do tạp chí International Banker (UK) bình chọn. Ngoài ra còn có giải thưởng Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất, Ứng dụng ngân hàng di động tốt nhất, Giải pháp tài chính dành cho hộ kinh doanh cá thể tốt nhất Việt Nam do tạp chí Global Banking & Finance Review trao tặng,…. 

Trong VNR500 năm 2019, VPBank xuất sắc đứng đầu trong số các Ngân hàng tư nhân, đứng thứ 5 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (sau 4 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank), đứng thứ 26 trong Top 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Theo thông tin từ VPBank, kết thúc năm 2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 548 nghìn tỷ đồng. Con số này tăng 30,7% so với năm cũ. Ngoài ra, dư nợ cấp tín dụng hợp nhất đạt hơn 384 nghìn tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2020. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt hơn 323 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2020. Bên cạnh đó, tổng thu nhập hoạt động đạt hơn 44.301 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong cả năm 2021, hoạt động kinh doanh của FE Credit bị ảnh hưởng ít nhiều bởi dịch bệnh Covid-19. Bù lại, ngân hàng mẹ VPBank lại ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ. Cụ thể,  lợi nhuận trước thuế ngân hàng riêng lẻ năm 2021 ghi nhận gần 38.000 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với năm cũ. Hoạt động đầu tư và thoái vốn tại công ty con đã đóng góp 24.000 tỷ đồng lợi nhuận. Chỉ tính riêng thương vụ chuyển nhượng vốn tại FE Credit - thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực tài chính Việt Nam - đã là 20.352 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng mẹ là gần 14.011 tỷ đồng, con số này tăng 50,6% so với năm 2020.

Từ những con số trên, Ngân hàng VPBank vẫn nằm trong top các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Nhờ những nỗ lực ứng biến và thích nghi với những bất ổn của thị trường trong dịch bệnh đã giúp ngân hàng mạnh mẽ vượt qua khoảng thời gian được cho là khó khăn nhất trong hơn 10 năm qua. Không chỉ duy trì tăng trưởng lợi nhuận, VPBank còn kiểm soát chặt chẽ rủi ro, nâng cao chất lượng tài sản tạo ra một bệ phóng cho sự bứt phá trong năm 2022.

Không thể phủ nhận, chính sự dẫn dắt, lãnh đạo đúng đắn của ông Ngô Chí Dũng đã VPBank phát triển và đi lên vị trí như hiện nay. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

4 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

4 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

4 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

5 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

5 giờ trước