CEO HuePress: “Muốn gọi vốn thành công, startup phải có sự khác biệt”

30/05/2023
Theo CEO HuePress, sự khác biệt là một trong những yếu tố quyết định thành bại của quá trình gọi vốn.

Nguyễn Văn Tràng là nhà sáng lập HuePress - một công ty khởi nghiệp đang theo đuổi giải pháp công nghệ truyền dữ liệu qua ánh sáng. Hiện tại, startup của anh đang sở hữu các công nghệ cốt lõi như LiFi (công nghệ biến ánh sáng thành dữ liệu trong mạng không dây), thực tế tăng cường, công nghệ định vị chính xác tới từng cm, chỉ đường và các công nghệ bảo mật IoT.

Sau nhiều năm hợp tác chiến lược với nhiều đơn vị trong và ngoài nước, anh quyết định tham gia kêu gọi vốn đầu tư trong chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ (Shark Tank) mùa 6. Gây ấn tượng ở vòng tuyển chọn với ý tưởng xây dựng các thiết bị sử dụng công nghệ ánh sáng số cho mô hình thành phố thông minh, CEO HuePress tiếp tục tiến sâu vào vòng chung khảo, trực tiếp thuyết phục các Shark (cá mập) rót vốn đầu tư.

Trước khi vòng chung khảo của chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ mùa 6 diễn ra, CEO HuePress đã có những chia sẻ về hành trình và kinh nghiệm gọi vốn của bản thân.

Anh Nguyễn Văn Tràng - CEO HuePress, một công ty khởi nghiệp đang theo đuổi giải pháp công nghệ truyền dữ liệu qua ánh sáng
Anh Nguyễn Văn Tràng - CEO HuePress, một công ty khởi nghiệp đang theo đuổi giải pháp công nghệ truyền dữ liệu qua ánh sáng

Cơ duyên khởi nghiệp với HuePress đến với anh như thế nào?

Trước đây, tôi từng làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ LiFi, Đại học Edinburgh (Anh), theo đuổi các giải pháp công nghệ truyền dữ liệu qua ánh sáng. Tại đây, tôi có một mức lương tốt, cùng chế độ y tế, giáo dục miễn phí và cơ hội định cư lâu dài cùng gia đình.

Tuy nhiên, năm 2019, tôi bắt đầu nung nấu ý định quay về nước khởi nghiệp với khát vọng mạng công nghệ số hóa ánh sáng cho Việt Nam. Tôi bắt đầu xây dựng đội nhóm gồm mười cộng sự là bạn bè, đồng nghiệp cùng nghiên cứu công nghệ số hóa ánh sáng. Đến tháng 4/2021, tôi cùng các cộng sự về nước và thành lập startup HuePress tại Hà Nội.

Khi thành lập HuePress, giấc mơ lớn của anh là gì?

Khi bắt đầu nung nấu ý định khởi nghiệp, tôi chỉ có một suy nghĩ rằng nên nhìn xa hơn “vùng an toàn”, phải quay trở về làm điều gì đó cho quê hương. Với “kho” sáng chế có trong tay (10 sáng chế USA, 16 sáng chế Việt Nam, 39 sáng chế Hàn Quốc…), tôi nghĩ có thể đưa công nghệ số hóa ánh sáng vào Việt Nam. Nếu ứng dụng được ở Việt Nam, công nghệ này sẽ giúp ánh sáng đèn điện thông thường có thể truyền dữ liệu với tốc độ lên đến TB/giây, thay vì sử dụng sóng điện từ Wifi có hại cho sức khỏe về lâu dài.

Hiện tại, tôi đang cùng các cộng sự nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và giải pháp công nghệ chủ lực của công ty. Đồng thời, tôi cũng đang đi tìm những đối tác chiến lược cho công ty, từng bước thực hiện giấc mơ số hóa ánh sáng ở Việt Nam.

CEO Nguyễn Văn Tràng nhận giải thưởng cơ sở hạ tầng cho thành phố thông minh xuất sắc 2022, trao bởi Hiệp hội phần mềm Việt Nam VINASA
CEO Nguyễn Văn Tràng nhận giải thưởng cơ sở hạ tầng cho thành phố thông minh xuất sắc 2022, trao bởi Hiệp hội phần mềm Việt Nam VINASA

Sau nhiều năm khởi nghiệp bằng vốn tự có, lý do nào hay động lực nào đã khiến anh đăng ký tham gia chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ (Shark Tank) mùa 6?

Tôi đăng ký tham gia chương trình Shark Tank mùa 6 chủ yếu với 2 lý do chính. Thứ nhất là để tạo ra hiệu ứng truyền thông. Một startup như chúng tôi rất cần những hiệu ứng truyền thông, góp phần tạo nên uy tín nhất định cho các sản phẩm công nghệ đang phát triển.

Thứ 2 là hiện tại, doanh nghiệp tôi đang ở giai đoạn khởi nghiệp, rất cần thêm nguồn vốn để hoạt động và các nhà đầu tư cùng đồng hành. Nguồn vốn và sự hỗ trợ này không những giúp doanh nghiệp chúng tôi tăng tốc phát triển, mà còn là yếu tố quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tại Việt Nam đang có rất nhiều quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động với tỷ lệ gọi vốn thành công cao. Tại sao anh lại lựa chọn tham gia chương trình Shark Tank, kêu gọi nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong nước?

Thông thường khi tham gia gọi vốn, các startup cần có sản phẩm demo hoặc sản phẩm đã thương mại hóa sản phẩm/dịch vụ. Startup của tôi đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, chúng tôi bán giá trị gia tăng, kinh doanh những sản phẩm đèn điện thông minh có thể truyền dữ liệu với tốc độ nhanh, thay vì sử dụng sóng điện tử wifi như hiện tại. Tuy nhiên, việc thương mại hóa những sản phẩm này cần có thời gian và cơ sở hạ tầng đủ mạnh.

Các quỹ đầu tư nước ngoài thường quan tâm đến các startup công nghệ quy mô đủ lớn đã tới mức định giá trên 100 tỷ để tránh rủi ro, hoặc những startup có sản phẩm mang tính xu hướng thị trường, có khả năng xoay dòng tiền nhanh. Cho nên, tỷ lệ thành công khi startup của tôi tham gia kêu gọi vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ thấp hơn.

CEO Nguyễn Văn Tràng và các cộng sự gây ấn tượng trong vòng tuyển chọn của chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) mùa 6
CEO Nguyễn Văn Tràng và các cộng sự gây ấn tượng trong vòng tuyển chọn của chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) mùa 6

Trước khi tham gia gọi vốn trong chương trình Shark Tank mùa 6, anh đã chuẩn bị được những gì để được ấn tượng cho các Shark?

Đến với chương trình Shark Tank lần này, tôi đã chuẩn bị những sản phẩm công nghệ ánh sáng, là giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng cho mô hình thành phố thông minh trong tương lai.

Hiện tại, doanh nghiệp của chúng tôi đang sở hữu các công nghệ cốt lõi như LiFi, thực tế tăng cường, công nghệ định vị chính xác tới cm và chỉ đường và các công nghệ bảo mật IoT. Tất cả các thiết bị và công nghệ lõi này là cơ sở cho các dịch vụ đột phá, tiền đề để xây dựng một mô hình thành phố thông minh trong tương lai.

Bên cạnh đó, để thuyết phục các Shark đầu tư, tôi còn phải chuẩn bị một bản kế hoạch chi tiết và bài bản để gửi đến các Shark. Trong bản kế hoạch này, tôi và các cộng sự đã chuẩn bị đầy đủ chiến lược marketing, chiến lược thị trường, chiến lược nhân sự và chiến lược thoái vốn cho các nhà đầu tư. Tất cả những kế hoạch này, chúng tôi đang cố gắng trình bày ý tưởng một cách ngắn gọn, dễ hiểu, hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.

Theo anh, đâu sẽ là yếu tố then chốt giúp một startup gọi vốn thành công?

Theo tôi, yếu tố then chốt giúp một startup gọi vốn thành công là sự khác biệt. Bản thân các startup phải có sự khác biệt, hướng đến những sản phẩm, thị trường kinh doanh hoàn toàn khác biệt mới có khả năng thu hút các nhà đầu tư.

Và sự khác biệt này thường bắt nguồn từ sự sáng tạo của mỗi startup. Sự sáng tạo sẽ giúp các startup nhìn thấu toàn bộ thị trường hiện tại, tìm ra được những nhu cầu được được đáp ứng, từ đó đưa ra được những sản phẩm, kế hoạch kinh doanh riêng. Đồng thời, bản kế hoạch này cũng là một yếu tố để các startup tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Vậy còn những sai lầm thường gặp khi các startup tham gia kêu gọi vốn đầu tư thì sao, thưa anh?

Cái sai lầm mà các startup thường mắc khi tham gia gọi vốn là kêu gọi đầu tư sai thời điểm. Thông thường sẽ có 2 thời điểm mà các startup cần kêu gọi vốn đầu tư. Một là khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu tiên, thiếu vốn để hoạt động. Hai là khi doanh nghiệp đang có doanh thu và lợi nhuận nhưng muốn có thêm nguồn lực khác để phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc gọi vốn khi mới có ý tưởng hay khi doanh nghiệp đã thành hình, trên đà tăng trưởng còn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và đặc thù của từng doanh nghiệp.

Cái cốt lõi để các nhà đầu tư chỉ sẵn sàng chi tiền là khi họ thật sự bị thuyết phục, vì thế các founder cần xác định rõ nên tham gia gọi vốn khi có thể kể được câu chuyện của riêng mình.

Đối với HuePress, chúng tôi có 3 bước trong một lộ trình xây dựng thành phố thông minh. Một là thương mại hóa cơ sở hạ tầng của thành phố thông minh gồm tất cả các loại đèn điện thông minh thế hệ mới phục vụ cho phân khúc nhà thông minh (giải pháp LiFi Home, với hàng loạt các sản phẩm độc quyền cho nhà thông minh của HuePress). Hai là xây dựng giá trị thương mại gia tăng cho những sản phẩm của mình thông qua việc lắp đặt tại các khu công cộng, ví dụ như quán cà phê (giải pháp LiFi cà phê cho phép nhận diện và định vị khách hàng để phục vụ tốt hơn chỉ nhờ sử dụng đèn thông minh), hay trung tâm thương mại thông minh (giải pháp LiFi marketing nhờ sử dụng đèn thông minh cho phép quảng cáo đúng nội dung tới đúng đối tượng và đúng vị trí quan tâm, kết hợp với công nghệ thực tế tăng cường Augmented Reality AR để tăng hiệu quả marketing). Ba là tiến tới nhân rộng mô hình này, kết nối đa nền tảng để tạo nên một hệ sinh thái thành phố thông minh (giải pháp LiFi city). 

Hiện tại, startup của tôi không gặp áp lực về dòng vốn, nhưng tôi cho rằng, đây là thời điểm thích hợp để kêu gọi vốn đầu tư để thúc đẩy đà tăng trưởng của doanh nghiệp.

Anh nghĩ tỷ lệ thành công trong lần tham gia gọi vốn đầu tư từ chương trình Shark Tank lần này là bao nhiêu?

Tôi không thể nói trước được tỷ lệ thành công trong màn gọi vốn sắp tới là bao nhiêu. Cái này còn tùy thuộc vào cơ duyên, các Shark có tâm huyết với mô hình thành phố thông minh của chúng tôi hay không. Mục đích là gọi vốn nên tôi sẽ dùng toàn tâm toàn lực để thuyết phục các Shark đầu tư.

Vậy còn khả năng thu hồi dòng vốn cho các Shark thì sao, anh đã tính và lên kế hoạch như thế nào rồi?

Tôi đã tính toán rất kỹ, lên chiến lược kinh doanh để đảm bảo vấn đề thu hồi vốn cho các Shark khi tham gia đầu tư cho doanh nghiệp của chúng tôi. Hiện tại, tôi không quá khó khăn về tài chính vì hiện tại đã có các đối tác chiến lược, chịu trách nhiệm phân phối các sản phẩm cho công ty.

Cái khó khăn hiện tại của doanh nghiệp tôi là thiếu cơ sở hạ tầng đủ lớn để thí điểm một công nghệ ánh sáng. Thông thường, các doanh nghiệp lớn sẽ chọn những đối tác có tên tuổi để thí điểm công nghệ mới nên nó sẽ gây khó khăn cho một doanh nghiệp startup như chúng tôi. Cho nên, doanh nghiệp của chúng tôi rất cần những người đồng hành như các Shark để tạo ra hiệu ứng cộng hưởng và tăng tốc phát triển.

Các startup về công nghệ thường dùng biểu tượng “kỳ lân” để miêu tả về vị thế công ty của họ trong tương lai. Còn anh thì sao, anh muốn công ty mình sẽ phát triển như thế nào trong vòng 5 năm tới?

Chúng tôi không dùng biểu tượng kỳ lân để miêu tả về vị thế công ty trong tương lai. Thay vào đó, chúng tôi dùng những con số cụ thể trong mục tiêu về tài chính, dòng tiền, chiến lược sản phẩm tiêu dùng.

Tôi đã vạch ra 3 giai đoạn phát triển cho công ty. Và hiện tại đang triển khai rất tốt giai đoạn 1 (đã triển khai nhà thông minh LiFi Home với các sản phẩm độc quyền), và đang bắt đầu triển khai giai đoạn thứ 2 để 2-3 năm nữa sẽ phổ biến mức cơ bản được các dịch vụ LiFi cho cà phê, nhà hàng, hoặc trung tâm thương mại. Còn trong vòng 5 năm, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình và triển khai thí điểm được công nghệ LiFi cho mô hình toàn thành phố thông minh (LiFi city).

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện ngày hôm nay.

Thiên Vân
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Thẻ:HuePress
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Tín dụng chảy mạnh vào bất động sản nhưng cho vay nhà ở xã hội còn thấp

1 giờ trước

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

1 giờ trước

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng: Có phải giải pháp tốt ở thời điểm hiện tại?

1 giờ trước

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2024

1 giờ trước

Thị trường chứng khoán chứng kiến “cú rơi mạnh”, nhà đầu tư nên hành động ra sao?

4 giờ trước