Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Từ nhân viên kế toán đến nữ CEO quyền lực khơi dậy sức trẻ của Sacombank

Thứ tư, 05/05/2022-10:05
Với kinh nghiệm quản lý và điều hành dày dặn cùng sự thấu hiểu tận “chân tơ kẽ tóc” các hoạt động của Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm từ khi đảm nhiệm “ghế nóng” Tổng giám đốc đã được kỳ vọng sẽ dẫn dắt ngân hàng vượt qua thử thách, tái cơ cấu thành công và đạt hàng loạt con số ấn tượng trong thời gian tới. 

Những điều ít người biết về “nữ tướng” của Sacombank

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm sinh ngày 24/12/1973. Trước khi đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Sacombank, nữ doanh nhân 7x từng có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng. Từ ngày 25/7/2017, bà Diễm chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyết định có hiệu lực trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bổ nhiệm.

Bà Diễm có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, là học trò xuất sắc của ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Sacombank.


Bà Diễm có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, là học trò xuất sắc của ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Sacombank
Bà Diễm có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, là học trò xuất sắc của ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Sacombank

Quá trình công tác của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm:

Năm 2002: Bà Diễm bắt đầu công tác tại Sacombank trong lĩnh vực kinh tế – tài chính – ngân hàng.

Từ ngày 3/7/2017 đến ngày 25/7/2017: Bà Diễm được đương nhiệm quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín.

Từ ngày 20/4/2018: Bà Diễm trở thành thành viên HĐQT của ngân hàng Sacombank.

Đáng chú ý, trước khi được bổ nhiệm làm Quyền Tổng giám đốc của Sacombank, bà Diễm từng đảm nhiệm vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách hoạt động xử lý nợ. Được biết, đây là một trong những hoạt động trọng yếu đã và đang được Sacombank tập trung thực hiện theo định hướng của Đề án tái cơ ngân hàng sau sáp nhập. Đề án này đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.    

Tính đến hết năm 2019, bà Diễm đang sở hữu khoảng 76,320 cổ phiếu mã STB của Sacombank. Theo giá cập nhật đến ngày 6/5/2021, số cổ phiếu của bà Diễm có giá trị tương đương 1,9 tỷ đồng.

Kể từ khi gia nhập Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngân hàng. Gần 20 năm qua, bà đã có công dẫn dắt Sacombank từng bước tái cơ cấu theo đúng định hướng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, đồng thời áp dụng các giải pháp đồng bộ hiệu quả trong quá trình kinh doanh. 

Bên cạnh đó, nữ doanh nhân tuổi Sửu là người lãnh đạo luôn tiên phong và truyền cảm hứng tích cực đến đội ngũ nhân viên. Với vai trò của người “lái đò”, bà Diễm đã đưa Sacombank từng bước tiến về phía trước và tái lập vị thế trên thị trường cả trong và ngoài nước. 


Với vai trò của người “lái đò”, bà Diễm đã đưa Sacombank từng bước tiến về phía trước và tái lập vị thế trên thị trường cả trong và ngoài nước
Với vai trò của người “lái đò”, bà Diễm đã đưa Sacombank từng bước tiến về phía trước và tái lập vị thế trên thị trường cả trong và ngoài nước

Khi nhận xét về nữ doanh nhân 7x, nhiều người đều công nhận bà là một CEO mạnh mẽ và quyết đoán. Các cộng sự công nhận bà không chỉ là một CEO rất biết truyền cảm hứng mà còn vô cùng mạnh mẽ và quyết đoán. Từ một nhân viên kế toán, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm ngày càng thể hiện tài năng của mình qua hành trình 2 thập kỷ từng bước lên vị trí Tổng giám đốc của Sacombank. 

Người phụ nữ này luôn thẳng thắn xác định rằng, bản thân là người làm công chuyên nghiệp sẽ chỉ làm những điều tốt nhất cho cổ đông và nhân viên. Đồng thời, bà sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, sẵn sàng cho hành trình tiên phong đổi mới. Đây chính là một trong những lý do quan trọng giúp nữ CEO Sacombank thành công ở thời điểm hiện tại.

Sacombank dưới sự dẫn dắt của nữ CEO tài năng

Nhớ lại thời điểm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm mới đảm nhiệm vị trí CEO, Sacombank đang đối diện với hàng loạt các khoản nợ xấu ở giai đoạn trước để lại. Tại Sacombank khi đó, tài sản không sinh lời chiếm tới 30% tổng tài sản. Chưa kể, nhà băng này còn đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám” về nhân sự, khách hàng rời đi khiến uy tín của ngân hàng sụt giảm. 

Chính bản thân nữ doanh nhân tuổi Sửu cũng phải thừa nhận rằng, khi đảm nhận vị trí CEO của Sacombank đã khiến bà chịu áp lực vô cùng lớn. Một mặt, bà phải tiếp tục duy trì việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng một cách hiệu quả, từng bước đưa Sacombank trở lại tốc độ tăng trưởng tích cực. Một mặt, nữ CEO phải xử lý nhanh chóng những tồn đọng sau sáp nhập, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu cũng như tái cấu trúc mọi hoạt động của nhà băng này.

Với sự dẫn dắt của CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm cùng sự chỉ đạo của Chủ tịch Dương Công Minh, đến nay Sacombank đã từng bước đi qua khó khăn đồng thời tái lập vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Điều này được thể hiện qua những con số cụ thể qua từng năm.

Từ năm 2016 đến năm 2018, tỷ trọng tài sản có không sinh lời của Sacombank đã giảm từ 29,3% xuống còn 18,3%. Bên cạnh đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) cũng tăng từ 9,61% năm 2016 lên 10,71% vào năm 2018. Đặc biệt, vấn đề sở hữu chéo đã được Sacombank xử lý triệt để.


Khi nhận xét về nữ doanh nhân 7x, nhiều người đều công nhận bà là một CEO mạnh mẽ và quyết đoán
Khi nhận xét về nữ doanh nhân 7x, nhiều người đều công nhận bà là một CEO mạnh mẽ và quyết đoán

Đến năm 2019, lợi nhuận dự kiến của Sacombank đạt 3.180 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, tổng tài sản của ngân hàng đạt 457 ngàn tỷ đồng, huy động đạt 413 nghìn tỷ đồng, cho vay đạt hơn 296 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm xuống dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế của nhà băng này cũng được cải thiện lên 3.200 tỷ đồng, vượt 21,4% kế hoạch đề ra.

Đến năm 2020, Sacombank ghi nhận tỷ lệ tài sản có sinh lãi/tổng tài sản có của ngân hàng chiếm tới 88,6%, tăng lên 91%. Lợi nhuận trước thuế của nhà băng này đạt 3.339 tỷ đồng, vượt 30% so với kế hoạch đề ra. Trong khi đó, dư nợ tín dụng đạt hơn 340 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước và cao hơn mức trung bình toàn ngành (12,13%).

Cuối năm 2021, tổng tài sản của Sacombank đạt hơn 521.000 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, huy động vốn của ngân hàng cũng tăng 4% lên hơn 464.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh chỉ còn 1,47%; số dự phòng lên hơn 16.130 tỷ đồng, tăng gần 24%. Cũng trong năm này, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 4.400 tỷ đồng, tăng 31,8%. Bên cạnh đó, các chỉ số sinh lời được cải thiện; cụ thể ROA bình quân 0,67% và ROE 10,79%. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng 30,6% lên mức 1.630 đồng. Tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng đạt hơn 34.600 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các tỷ lệ bảo đảm an toàn thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Năm 2021, tình hình xử lý và thu hồi nợ xấu của ngân hàng cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, Sacombank đã thu hồi và xử lý nợ xấu cũng như tài sản tồn đọng đạt 14.087 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng đã thu hồi 11.759 tỷ đồng các khoản thuộc đề án, vượt chỉ tiêu cổ đông giao là 10.000 tỷ đồng. Kể từ khi thực hiện đề án, mức thu hồi lũy kế của Sacombank đạt 58.306 tỷ đồng, tương đương 67,9% kế hoạch tổng thể đến năm 2025 và vượt 7,9% so với tiến độ.

Trong năm vừa qua, Sacombank cũng trích lập 8.260 tỷ đồng dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng, từ đó nâng tổng số dự phòng lũy kế lên 20.287 tỷ đồng, đạt 87,5% kế hoạch tổng thể của đề án đến năm 2025. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng hoàn tất việc thanh lý toàn bộ hơn 81,5 triệu cổ phiếu quỹ, mang về khoản thặng dư 1.684 tỷ đồng. Con số này giúp tăng vốn chủ tự có và bổ sung vốn kinh doanh cho nhà băng.

Năm 2022, ngân hàng đặt mục tiêu nâng tổng số tài sản lên hơn 573.000 tỷ đồng, tăng 10% so với thực hiện năm 2021. Bên cạnh đó, Sacombank cũng đặt mục tiêu huy động vốn tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 12% và lợi nhuận trước thuế tăng 20% lên 5,280 tỷ đồng, đảm bảo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Những giải thưởng ấn tượng của Sacombank 

Ngày 25/11/2021 vừa qua, tại lễ công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500) năm 2021 do Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo điện tử Vietnamnet tổ chức, Sacombank tiếp tục được xướng tên trong Top 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam. Được biết, đây là năm thứ 5 liên tiếp ngân hàng lọt vào BXH này. 


Sacombank tiếp tục đạt giải trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2022 với công nghệ thanh toán thẻ không tiếp xúc qua thiết bị di động của Sacombank có tên Tap to Phone
Sacombank tiếp tục đạt giải trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2022 với công nghệ thanh toán thẻ không tiếp xúc qua thiết bị di động của Sacombank có tên Tap to Phone

Mới đây nhất, vào ngày 23/04/2022, Sacombank tiếp tục đạt giải trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2022. Cụ thể, công nghệ thanh toán thẻ không tiếp xúc qua thiết bị di động của Sacombank có tên Tap to Phone được bình chọn là Sản Phẩm Xuất Sắc của ngành phần mềm trong lĩnh vực Ngân hàng số. Đây là năm thứ 2 liên tiếp ngân hàng này được nhận giải thưởng danh giá này với những sáng kiến, sản phẩm mang tính đột phá công nghệ nhằm mang tới trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

Bằng những nỗ lực số hóa mạnh mẽ, từ đầu năm đến nay Sacombank liên tục được xướng tên trong các giải thưởng từ các tổ chức uy tín. Điển hình như Giải thưởng Top 10 Sao vàng Đất Việt 2021 do Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao tặng; Giải “Ngân hàng bán lẻ tiêu biểu”, “Ngân hàng chuyển đổi số tiêu biểu” và “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng” do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG và Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) trao tặng.

Trước đó, Sacombank cũng vinh dự nhận được nhiều giải thưởng cả trong nước và ngoài quốc tế như: Top 10 Ngân hàng TMCP Việt Nam uy tín năm 2021, Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2021 - Top 10 ngành Ngân hàng và Dịch vụ tài chính, Top 25 Thương hiệu tài chính dẫn đầu Việt Nam năm 2021, Top 50 Công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2021, Ngân hàng tốt nhất dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam năm 2021, Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân tốt nhất năm 2021, Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất năm 2021, Ngân hàng cung cấp giao dịch tài chính tốt nhất Việt Nam năm 2021, Ngân hàng có công nghệ và vận hành tốt nhất Việt Nam năm 2021…

Theo:
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Tín dụng chảy mạnh vào bất động sản nhưng cho vay nhà ở xã hội còn thấp

6 giờ trước

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

6 giờ trước

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng: Có phải giải pháp tốt ở thời điểm hiện tại?

6 giờ trước

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2024

6 giờ trước

Thị trường chứng khoán chứng kiến “cú rơi mạnh”, nhà đầu tư nên hành động ra sao?

9 giờ trước