"Zero Covid" của Trung Quốc khiến Tesla khốn đốn

Thứ ba, 18/05/2022-22:05
Nhiều hãng ô tô lớn đều ghi nhận doanh số giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc nhưng hãng xe thiệt hại nhiều nhất hiện nay vẫn là Tesla.

Theo Nhịp sống kinh tế, doanh số bán ô tô của Tesla tại Trung Quốc vào tháng trước ghi nhận giảm 36% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm tồi tệ nhất trong hai năm vừa qua.

Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều nhà máy phải đóng cửa, gián đoạn chuỗi cung ứng và do người dân phải ở trong nhà khiến nhu cầu mua xe suy giảm mạnh.

Theo Hiệp hội xe Trung Quốc, doanh số bán ô tô trong tháng 4 đã giảm xuống còn 1,04 triệu xe, trong khi sản lượng thậm chí còn giảm mạnh hơn ở mức 41% xuống mức 969.000 xe.

Những nhà sản xuất ô tô bị ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể tới Tesla, Volkswagen, và Nissan Motor. Trong tháng trước, Tesla chỉ bán ra được 1.512 chiếc ô tô tại thị trường Trung Quốc, giảm 94% so với cùng kì năm trước và thấp hơn nhiều so với con số 65.000 chiếc mà họ đã bán ra vào tháng 3.

Được biết, tác động tiêu cực này cũng đã lan rộng trên toàn cầu khi lượng bán ra của Tesla từ nhà máy Trung Quốc, nơi công ty sản xuất Model 3 và Model Y, giảm xuống bằng 0 trong khi năm trước, công ty đã tiêu thụ khoảng một phần ba số ô tô mà họ đã sản xuất vào thị trường Thượng Hải.

Gã khổng lồ xe điện này hiện đang phải vật lộn để có thể lấy lại đà tăng trưởng bình thường mặc dù đã mở cửa trở lại nhà máy tại Thượng Hải. Trong tháng Tư vừa qua, ghi nhận Tesla chỉ sản xuất được 10.757 chiếc ô tô, chỉ bằng một phần nhỏ so với sản lượng trước đây.

Tesla trước đây đã đặt ra mục tiêu tăng công suất lên 2.600 xe mỗi ngày, tuy vậy vào thứ Ba vừa qua, họ lại tiêp tục cắt giảm đi sản lượng thêm 200 xe mỗi ngày do gặp vấn đề về nguồn cung. CEO Tesla - Elon Musk đã chia sẻ rằng ông hy vọng những lệnh hạn chế sẽ sớm được dỡ bỏ giúp mọi thứ trở lại bình thường.

Toyota Motor cũng cho biết họ sẽ tạm dừng dây chuyền sản xuất tại 8 nhà máy trên khắp Nhật Bản do sự gián đoạn nguồn cung từ những chính sách phong toả của Trung Quốc. Thời gian dự kiến sẽ kéo dài trong 6 ngày và điều này sẽ khiến sản lượng xe của hãng giảm 50.000 xe trên toàn cầu, xuống mức 700.000 xe vào tháng 5.

Doanh số bán ô tô của Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu suy giảm vào tháng 3 khi những chính sách phong toả nhằm chống lại sự lây lan của biến thể Omicron, kéo theo nhiều vấn đề về suy thoái kinh tế, với tốc độ tăng trưởng và tiêu thụ đều bị chậm lại.

Kể từ năm 2020, doanh số bán xe hơi đã sụt giảm mạnh, tuy vậy nhiều nhà sản xuất đã nhanh chóng lấy lại được sự phục hồi đó do Trung Quốc nhanh chóng kiểm soát được đại dịch. Tuy vậy, lần này với sự lây lan nhanh chóng mặt của biến thể Omicron đã khiến tình hình khó khăn hơn nhiều.

Nhiều thành phố lớn nằm ở phía Đông Bắc của Trung Quốc là Thượng Hải và Trường Xuân, hai trung tâm sản xuất ô tô lớn với sản lượng chiếm tới 1/5 ô tô của cả nước đã hạn chế đi lại đối với người dân cũng như vận chuyển được hàng hoá trong suốt 2 tháng vừa qua.

Mặc dù chính quyền địa phương đã bắt đầu cho phép một số công ty trong nghành công nghiệp chủ chốt như ô tô hay chất bán dẫn đi làm với quy trình khép kín trong công tác phòng chống dịch thì chuỗi cung ứng hiện vẫn còn là một điều vô cùng mong manh.

Đối với hãng ô tô Volkswagen, doanh số bán lẻ của hai liên doanh địa phương này lần lượt giảm 52% và 49%. Doanh số của liên doanh giữa General Motors Co. với SAIC Motor Corp thuộc sở hữu của nhà nước cũng đã ghi nhận giảm 57%.

Nissan cho biết doanh số bán hàng của hãng tại Trung Quốc trong tháng 4 đã giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Giải thích về điều này, đại diện hãng xe cho rằng sự sụt giảm sản lượng và doanh thu bán hàng tới từ tình trạng thiếu chất bán dẫn cũng như những gián đoạn trong chuỗi cung ứng và hậu cần khác. Việc xuất khẩu linh kiện của công ty cũng bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.

Giống như vậy, doanh số bán hàng của Honda Motor cũng đã giảm 36% do tình trạng thiếu linh kiện và tới từ lệnh phong toả. Người phát ngôn của Honda, ông Zhu Linjie cho biết những nhà máy liên doanh của công ty đã tạm ngừng sản xuất khoảng một tuần vào tháng 4 vừa qua và mặc dù đã nối lại hoạt động, công ty hiện vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu một số bộ phận ô tô.

Vấn đề về chuỗi cung ứng và cầu sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng mới trong tháng 5, bao gồm cả sự gián đoạn do đại dịch Covid và những xung đột hiện đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, cũng như sức tiêu dùng nội địa hiện đang suy yếu dần.

Ông Cui Dongshu, Tổng thư ký của Hiệp hội xe hơi Trung Quốc đã dự báo doanh số bán ô tô sẽ tiêp tục sụt giảm trong tháng Năm mặc dù các công ty đã dần dần nối lại nhiều hoạt động. Ông còn chia sẻ thêm rằng nhiều công ty trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô đang dần thích nghi ổn định và linh hoạt hơn với tình hình.

Niềm tin của người tiêu dùng hiện cũng đang ghi nhận suy giảm, khiến nhiều đại lý ô tô giảm giá mạnh hơn. Có tới khoảng 43% đại lý xe được Hiệp hội các đại lý ô tô Trung Quốc khảo sát cho biết họ dự kiến nhu cầu của người tiêu dùng trong tháng 5 sẽ lại tiếp tục suy giảm.

Điểm sáng trong bức tranh ảm đạm về ngành ô tô trong tháng 4 đó là doanh số của ô tô điện đã tăng 78%, đạt mức 282.000 xe so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhiều công ty khởi nghiệp về xe điện như NIO Inc, XPeng Inc. và Li Auto Inc lại ghi nhận hoạt động sản xuất sa sút.

Ba công ty cho biết số liệu giao hàng của họ trong tháng 4 đã giảm từ 42% đến 62% so với tháng trước. Theo công ty Li Auto, đợt bùng phát dịch lần này đã làm gián đoạn nguồn cung tại Thượng Hải và Côn Sơn, nơi cung cấp tới 80% nguồn cung cho công ty.

Một số nhà cung cấp hiện đã ngừng sản xuất sau khi cạn kiệt kho phụ tùng, Amperex - nhà sản xuất pin hàng đầu của Trung Quốc và là nhà cung cấp chính cho hãng xe điện Tesla, đã chia sẻ với các cổ đông rằng họ chỉ bị ảnh hưởng ở mức tương đối nhỏ do những lệnh hạn chế về phòng chống dịch.

Theo: Nhịp sống kinh tế
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

2 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

2 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

2 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

2 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

2 giờ trước