Việt Nam trở thành “điểm sáng” thu hút các Big Tech đang muốn mở rộng hoạt động sản xuất

Thứ ba, 09/11/2022-08:11
Việt Nam là một trong số những nước hưởng lợi khi các Big Tech muốn mở rộng hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, tại Việt Nam, Hải Phòng nổi lên như một khu vực công nghiệp phát triển mạnh với nhiều nhà sản xuất điện tử mở cơ sở tại đây trong bối cảnh khu vực miền Nam đã quá chật chội. Nơi này đang mang đến những tín hiệu lạc quan. Hoang Vinh Tuan, một quản lý tại Khu công nghiệp Deep C, nói với Rest of World rằng: “Không chỉ bán đất, chúng tôi cũng bán tương lai”.

Một cơ sở mới ở một trong những khu phức tạp công nghệ cao của Deep C đang sôi động với những công nhân của Pegatron. Đây là đối tác cung ứng Đài Loan của nhiều công ty như Apple hay Microsoft. Ở phía bên kia, một cơ sở hạ tầng khác cũng đang dần hình thành. Đó là một đối tác cung ứng linh kiện cho Apple, nhà máy Sirtec.

Tại miền Bắc Việt Nam, đó là sự bùng nổ trong bức tranh hạ tầng công nghiệp. Bruno Jaspaert, tổng giám đốc Deep C, nói: “Chúng tôi bán được hơn một nửa trong nửa thập kỷ qua những gì chúng tôi bán được ở 2 thập kỷ hoạt động đầu tiên”. Đa số khách hàng đều là doanh nghiệp quốc tế. Ông Bruno Jaspaert có kế hoạch tới Đài Loan vài tuần tới để tìm kiếm và gọi thêm những doanh nghiệp đến Hải Phòng.


Nhiều công ty Big Tech như Microsoft và Apple đang muốn mở rộng hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc
Nhiều công ty Big Tech như Microsoft và Apple đang muốn mở rộng hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc

Do sự căng thẳng giữa Mỹ - Trung dưới thời Donald Trump, nhiều công ty Big Tech như Microsoft và Apple đang muốn mở rộng hoạt động sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Bên cạnh đó cũng vì chính sách Zero Covid cả Trung Quốc nên họ càng có lý do để làm điều này. Hoạt động sản xuất đang trở nên rủi ro hơn bao giờ hết khi phụ thuộc lớn vào Trung Quốc.

Để thu hút các nhà sản xuất công nghệ, Việt Nam đã có nhiều bước tiến từ xây dựng hạ tầng mới, miễn thuế đến tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do và đạt trung hòa carbon vào năm 2050. Việt Nam đang làm mọi cách để trở nên hấp dẫn đối với các hãng công nghệ.

Rest of World đã có buổi trò chuyện với các nhóm công nghiệp, chuyên gia và đơn vị cung ứng công nghệ Việt Nam. Đa số họ đều thấy hào hứng nhưng cũng lo ngại rằng công ty nội địa sẽ gặp những khó khăn lớn.

Dẫu vậy, hạ tầng cũng đang được khẩn trương cải thiện. Tại Bắc Giang, đã xuất hiện những quảng cáo rầm rộ về chỗ ở cao cấp cho nhân viên nhà máy. Những nơi này nhắm đến mục tiêu là các cán bộ quản lý người nước ngoài. Hồi tháng 8, Rest of World tới đây và nhận thấy ½ trong số những chỗ ở này vẫn trống chưa có người ở.

Từ tháng 9, đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đã đi vào hoạt động cho phép hành khách có thể di chuyển từ Hải Phòng tới Thâm Quyến mà chỉ mất nửa ngày. Đây là đường cao tốc mới đến mức trạm xăng còn chưa có. Sân bay Cát Bi gần đó được mở rộng thêm nhà ga hành khách và hàng hóa mới.

Theo Pham Minh Hoang, một quản lý dự án tại Công ty Cổ phần Xây lắp Hải Long, nhiều nhà cung ứng công nghệ Trung Quốc nhỏ đã tìm đến họ khi căng thẳng Mỹ - Trung mới xuất hiện. Thậm chí, khi dịch bệnh bùng nổ, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc giám sát việc xây dựng từ Trung Quốc qua video để giữ tiến độ. Dẫu vậy, nhiều ông lớn gần đây cũng đã tìm đến công ty của anh. 

Anh Hoang nói: “Chúng tôi khá bận rộn vì các dự án có quy mô lớn và ngày càng yêu cầu cao hơn”.

Một trong những công ty đang có những hành động nhanh chóng để giảm sự phụ thuộc vào sản xuất ở Trung Quốc là Apple. Họ đã chuyển một phần hoạt động về Việt Nam và hiện đang lắp ráp iPhone 13, 14 ở Ấn Độ. Tại Việt Nam chỉ có 8 đối tác năm cung ứng của Apple vào năm 2015. Thế nhưng, con số này hiện đang là 26, đa số trong đó có mặt từ năm 2019, một năm sau khi xảy ra căng thẳng Mỹ - Trung.

Dẫu vậy, không có cái tên nào là công ty Việt. Do đó, không giống các công ty bất động sản hay xây dựng các công ty công nghệ địa phương không hề hứng khởi.

Bà Trương Thị Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nói: “Việt Nam đã đưa ra nhiều ưu đãi thuế, nếu không các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển tới nước khác trong nháy mắt”.

Ông Nguyen Van Man, Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại In Minh Mẫn cho biết công ty của ông khó có cơ hội hợp tác với Apple khi hay tin họ vào Việt Nam sản xuất. Công ty của ông Man chuyên sản xuất tam nhãn và sản phẩm in cho Sharp, Samsung và Mitsubishi.

Ông Man nói: “Giống như cây gậy và củ cà rốt vậy. Chúng tôi thấy không dễ ăn củ cà rốt”. Giàu kinh nghiệm từ năm 1995 trong mảng in công nghiệp, ông nhận thấy các đối thủ Nhật Bản, Đài Loan hay nước khác đều là điểm đến của những hợp đồng từ các công ty công nghệ. Do không có sân đủ rộng cho công nhận khi có hỏa hoạn, ông từng mất 1 hợp đồng với đối tác Mỹ.

Theo ông Man, ông đang vận động những công ty Việt Nam làm gì đó để có chỗ trong kế hoạch của những Big Tech vì lúc này tất cả những gì họ làm là đè bẹp nhau.

Các công ty trong nước khó tiếp cận được những khu công nghiệp tập trung cũng là vì giá bất động sản công nghiệp. Ngoài ra, việc phát triển những khu công nghiệp cũng thường được chuyển giao cho các lĩnh vực tư nhân. 

Bà Bình nhận định rằng: “Một khi những công ty tư nhân được chuyển gia đất, họ chỉ muốn lấy đầy thật nhanh, qua đó có thể tối đa hóa hiệu quả”.

Tại Việt Nam, sự canh tranh về nhân lực cũng diễn ra gay gắt. Foxconn hồi tháng 6 đã cáo buộc những đối thủ Trung Quốc muốn thu hút nhân sự Việt Nam của họ khi mở một nhà máy ngay bên cạnh. 

Chia sẻ với Rest of World, Dat, một nhân viên Pegatron 20 tuổi nói rằng anh phỏng vấn với công ty hôm nay thì có thể nhận việc ngay hôm sau với mức lượng “ấm hơn” các nhà máy bên cạnh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

5 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

5 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

5 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

6 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

6 giờ trước