Từng làm mưa, làm gió trên thị trường, bộ 3 cổ phiếu BĐS đình đám DIG, CEO, L14 và “họ” FLC giờ diễn biến ra sao?

Thứ ba, 27/09/2022-17:09
Không khí ảm đạm bao trùm thị toàn thị trường, hoàn toàn khác so với giai đoạn bùng nổ kéo dài trong suốt cả năm trước đến đầu năm nay. Trong bối cảnh đó, các cổ phiếu từng "làm mưa, làm gió" trên thị trường đến nay cũng trôi dần về đáy.

Theo Nhịp sống thị trường, chứng khoán trong nước đang trải qua một giai đoạn đầy khó khăn, chỉ số VN-Index phải "chật vật" giữ ngưỡng quan trọng 1.200 điểm trong bối cảnh thiếu vắng thông tin tích cực hỗ trợ. Không khí ảm đạm bao trùm toàn thị trường, khác hẳn so với giai đoạn bùng nổ kéo dài trong suốt cả năm ngoái đến đầu năm nay. Trong bối cảnh đó, các cổ phiếu một thời từng "làm mưa, làm gió" trên thị trường cũng dần trôi về đáy.

Bộ ba cổ phiếu bất động sản "đình đám" trượt dài

Đầu tiên phải kể đến bộ ba cổ phiếu bất động sản "đình đám" là DIG, CEO và L14 đã từng được bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn về chứng khoán giai đoạn cuối năm ngoái. Song song cùng với "cơn sốt" giá nhà đất, các cổ phiếu này cũng lớn nhanh như thổi. Trong đó, DIG và L14 lần lượt tăng gấp 4 và 5 lần chỉ sau hơn 3 tháng, thậm chí CEO còn tăng gấp 7 lần chỉ trong vòng 2 tháng.

Điểm chung của cả 3 cổ phiếu trên là đều đạt đỉnh vào đầu tháng 1 năm nay trước khi cú "sập hầm" đấu giá đất Thủ Thiêm diễn ra. Khi đó, L14 còn được biết đến là cái tên đắt đỏ nhất sàn chứng khoán đồng thời là cổ phiếu duy nhất có giá trị lên trên 400.000 đồng/cổ phiếu (chưa điều chỉnh). Một số nhà đầu tư nắm giữ DIG, CEO, L14 thậm chí còn mơ về những mức giá không tưởng.

Tuy nhiên, niềm vui chẳng kéo dài được bao lâu khi con sóng nhanh chóng rút đi và kéo theo các cổ phiếu bất động sản đồng loạt điều chỉnh mạnh. Chưa kịp phục hồi về đỉnh cũ thì những động thái thanh lọc và giám sát thị trường trái phiếu sau sai phạm của Tân Hoàng Minh tiếp tục mang đến sóng gió cho thị trường.

Theo đó, nhiều cổ phiếu bất động sản tăng nóng trước đó đã liên tục lao dốc mạnh. Thị giá của DIG và CEO đều chỉ còn 1/3 so với đỉnh, trong khi đó L14 cũng "bốc hơi" 77% sau gần 9 tháng và tất cả đều đang trôi về vũng đáy 1 năm. Thành quả tăng giá của con sóng đầu cơ trước đó gần như đã bị "thổi bay".


3 cổ phiếu DIG, CEO, L14 trượt dài từ đỉnh
3 cổ phiếu DIG, CEO, L14 trượt dài từ đỉnh

Cổ phiếu lao dốc sau thời gian tăng nóng khiến cổ đông cũng dần thoái trào và dường như không còn "mặn mà" với các kế hoạch của công ty. Chẳng hạn như DIG không thể tổ chức ĐHĐCĐ bất thường do một lần không đủ số lượng cổ đông tham dự. Kế hoạch tăng vốn thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu cũng phải điều chỉnh giảm giá bán một nửa so với thương bán ban đầu được ĐHĐCĐ thường niên năm 2022 thông qua. Được biết, DIG dự kiến sẽ trình cổ đông phương án chào bán tối đa 100 triệu cổ phiếu với giá bán là 15.000 đồng/cổ phiếu tại ĐHĐCĐ bất thường lần 2 tới đây.

Trong khi đó, CEO cũng có kế hoạch phát hành 257,3 triệu cổ phiếu bao gồm hơn 5,1 cổ phiếu ESOP và 252,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn lên gấp đôi lên mức 5.146 tỷ đồng. Dự kiến giá chào bán đều là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền thu được là 2.573,4 tỷ đồng.

Được biết, CEO dự kiến sẽ dùng 800 tỷ đồng để đầu tư dự án khu biệt thự cao cấp Sonasea Residences và tăng vốn cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nha Trang (200 tỷ đồng), CTCP Đầu tư và phát triển Phú Quốc (105 tỷ đồng) và CTCP Xây dựng C.E.O (khoảng 51 tỷ đồng), phần còn lại dùng để bổ sung vốn lưu động. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại công ty vẫn chưa chốt mốc thời gian cụ thể sẽ thực hiện phương án trên.

Gây thất vọng nhất có lẽ là L14 khi cổ phiếu này bị HNX đưa vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ kể từ ngày 19/8 do lợi suất sau thuế 6 tháng đầu năm any trên BCTC bán niên soát xét là số âm. Mặc dù đã dùng thủ thuật để chuyển L14 F1 từ công ty con sang công ty liên kết thông qua ESOP, tuy nhiên L14 vẫn không đủ xóa lỗ. Doanh nghiệp này trước đó từng gây sốc khi lãi hàng trăm tỷ vào năm 2021 nhờ 2 cổ phiếu CEO và DIG.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cổ phiếu "họ" FLC lao dốc

Cũng đạt đỉnh vào thời điểm tháng 1 năm nay nhưng những gì diễn ra sau đó với nhóm cổ phiếu "họ" FLC còn đáng buồn hơn rất nhiều. Theo đó, vụ bán chui của ông Trịnh Văn Quyết bị phanh phui đã nhanh chóng khiến cho một loạt cổ phiếu bao gồm FLC, ROS, HAI, AMD, ART, KLF rơi xuống vực thẳm.

Liên tục lao dốc sau nhiều phiên nằm sàn, cổ phiếu FLC hiện đã giảm 84% từ đỉnh 10 năm xuống mức thấp nhất trong 2 năm trước khi bị đình chỉ giao dịch do những vi phạm về công bố thông tin. Tương tự, ROS và HAI  cũng đều "bối hơi" hơn 80% thị giá trước khi bị đình chỉ giao dịch cũng với lý do trên.

Các cổ phiếu "họ" FLC khác vẫn còn được giao dịch trên sàn chứng khoán như AMD, ART và KLF đều đã giảm 80-85% so với thời điểm đạt đỉnh hồi tháng 1 năm nay. Tuy nhiên, AMD đang trong diện cảnh báo của HoSE, còn ART và KLF đang trong diện kiểm soát của HNX với cùng lý do chậm nộp báo cáo tài chính bán niên năm 2022 soát xét dù đã quá thời gian quy định.


Cổ phiếu "họ" FLC lao dốc
Cổ phiếu "họ" FLC lao dốc

Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2022 tổ chức vào tối thứ 6/9 , khi trả lời câu hỏi về điều kiện để cổ phiếu FLC và ROS được giao dịch trở lại, Thứ trường Nguyễn Đức Chi cho biết, các doanh nghiệp này phải khắc phục được những vi phạm khiến cổ phiếu bị hủy niêm yết đồng thời có nguyện vọng được giao dịch trở lại, khi đó các cơ quan quản lý sẽ tiếp tục xem xét theo quy định của pháp luật.

Mới đây, FLC đã công bố thông tin về việc doanh nghiệp này sẽ thay đổi đơn vị kiểm toán các Báo cáo tài chính năm 2021. Cụ thể, FLC đã ký Hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY (UHY), theo đó UHY sẽ trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021 của FLC.

Trên thực tế, ngoài những cái tên như đã kể trên, còn nhiều cổ phiếu khác cũng từng nóng trong giai đoạn cuối năm ngoái đã lao dốc mạnh trong khoảng nửa năm trở lại đây. Tuy nhiên, về mức độ phổ biến thì bộ 3 DIG, CEO, L14 và nhóm cổ phiếu “họ” FLC có thể coi là những đại diện tiêu biểu nhất cho con sóng đầu cơ trước đó. Dòng tiền đầu cơ thường đến bất ngờ và rút đi cũng rất nhanh, chỉ có nền tảng cơ bản của doanh nghiệp mới là động lực giúp cổ phiếu tăng trưởng bền vững.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

2 giờ trước

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

2 giờ trước

P2P lending và cơ hội cho những doanh nghiệp chân chính

2 giờ trước

Thị trường Bitcoin biến động thế nào sau sự kiện “halving”?

4 giờ trước