TS. Lê Xuân Nghĩa “hiến kế” vượt qua khủng hoảng trước đổ vỡ niềm tin trái phiếu doanh nghiệp

Thứ năm, 17/11/2022-20:11
Mới đây, TS Lê Xuân Nghĩa đã kiến nghị thành lập khẩn trương quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp như Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc đang làm. Quỹ cũng sẽ tiến hành mua lại trái phiếu, bảo lãnh cũng như tái bảo lãnh trái phiếu rồi từ từ sẽ xử lý tài sản ở trong tương lai.

Mất niềm tin, nhà đầu tư sẽ không bao giờ xuống tiền mua trái phiếu

Một chuyên gia kinh tế đã nhận định cách đây không lâu rằng: “Đã xảy ra cuộc khủng hoảng về niềm tin trên thị trường tài chính”. Bằng chứng cho thấy đó là thị trường trái phiếu và chứng khoán đang sụt giảm rất mạnh trong khoảng thời gian vừa qua. 

Đưa ra lời chia sẻ ở buổi họp Giao ban báo chí hàng tuần sáng 15/11, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Nguyễn Đức Chi cũng đã thẳng thắn cho rằng, sự sụt giảm ở trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quan trọng nhất đó chính là do niềm tin của thị trường. 

Thứ trưởng nói: “Khi mất niềm tin thì nhà đầu tư không bao giờ xuống tiền mua trái phiếu, mất niềm tin đối với ngân hàng thì không gửi tiền mà tạm thời cất đi". 

Xét về giải pháp để có thể lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư ở trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Thứ trưởng Chi cũng nêu ví dụ việc doanh nghiệp phát hành mà không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, không đàm phán được với trái chủ thì sẽ bị xử lý bằng pháp luật. 



Một điều rất rõ ràng rằng, niềm tin của thị trường cũng cần được phục hồi lại bằng cách hành động cụ thể, nếu không thì sẽ rất khó để cho thị trường phát triển ổn định và bền vững để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp như mục tiêu của các cơ quan quản lý
Một điều rất rõ ràng rằng, niềm tin của thị trường cũng cần được phục hồi lại bằng cách hành động cụ thể, nếu không thì sẽ rất khó để cho thị trường phát triển ổn định và bền vững để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp như mục tiêu của các cơ quan quản lý

Thứ trưởng Chi thông tin: “Mức nhẹ là tòa án sẽ xử trả lại tài sản cho các nhà đầu tư còn nặng hơn là vấn hình sự,... để có thể đảm bảo được quyền lợi cho trái chủ. Đó cũng là một cách để lấy lại niềm tin, bên cạnh có rất nhiều giải pháp khác nhau mà chúng tôi đang kiến nghị với Thủ tướng”. 

Đứng trước khủng hoảng về niềm tin của các nhà đầu tư thì nhiều giải pháp đã được đưa ra và nhiều chuyên gia cũng đã tham gia vào việc hiến kế để giải cứu thị trường để cho các nhà đầu tư vượt qua được cơn khủng hoảng. Mặc dù vậy thì để có thể làm được điều này, không phải chuyện một sớm một chiều. 

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, nếu như không có giải pháp cụ thể bao gồm cả về truyền thông cho đến nhận thức của các nhà đầu tư thì cũng không lấy lại được niềm tin. Và kể cả khi Bộ Tài chính, Chính phủ có đưa giải pháp nào đi chăng nữa để có thể cứu thị trường mà niềm tin không có thì không thể nào phục hồi được.

Chuyên gia hiến kế để giải cứu trái phiếu

Một điều rất rõ ràng rằng, niềm tin của thị trường cũng cần được phục hồi lại bằng cách hành động cụ thể, nếu không thì sẽ rất khó để cho thị trường phát triển ổn định và bền vững để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp như mục tiêu của các cơ quan quản lý. 

Ngoài các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp thì Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng đã có đề xuất tính đến các giải pháp cho phép các ngân hàng thương mại trong nước tham gia vào việc mua lại các trái phiếu sắp đến hạn và xử lý nó như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường. 


Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia - TS. Lê Xuân Nghĩa đã chỉ ra 4 giải pháp trong đó nổi bật chính là việc thành lập khẩn trương quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp như việc Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc đang làm
Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia - TS. Lê Xuân Nghĩa đã chỉ ra 4 giải pháp trong đó nổi bật chính là việc thành lập khẩn trương quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp như việc Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc đang làm

Ban IV cho biết, Cũng vì lượng trái phiếu sắp đến hạn có giá trị vượt rất nhiều lần khả năng mua lại của một số tổng công ty nhà nước như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC). 

Có chia sẻ ở Tọa đàm các kênh dẫn vốn cho doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức bởi VNDirect, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia - TS. Lê Xuân Nghĩa đã chỉ ra 4 giải pháp trong đó nổi bật chính là việc thành lập khẩn trương quỹ bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp như việc Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc đang làm. Theo đó, quỹ này sẽ mua lại trái phiếu và bảo lãnh, tái bảo lãnh trái phiếu rồi từ từ xử lý tài sản trong tương lai. 

Còn về nguồn tiền để thành lập nên quỹ này, TS. Lê Xuân Nghĩa cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước dùng 300.000 tỷ đồng để gửi vào 4 ngân hàng quốc doanh lớn cũng như cho phép vay ngắn hạn - đây cũng là cách để cho ngân hàng không lo mất thanh khoản, trong đó sẽ trích một phần để có thể thực hiện được quỹ trên. 



Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp thì Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng đã có đề xuất tính đến các giải pháp cho phép các ngân hàng thương mại trong nước tham gia vào việc mua lại các trái phiếu sắp đến hạn và xử lý nó như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường
Bên cạnh các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp thì Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cũng đã có đề xuất tính đến các giải pháp cho phép các ngân hàng thương mại trong nước tham gia vào việc mua lại các trái phiếu sắp đến hạn và xử lý nó như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường

Bên cạnh đó, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, cũng sẽ có thể xem xét việc kéo dài điều kiện nhà đầu tư chuyên nghiệp của nghị định trước đó thêm một năm rồi sau đó từ từ sẽ thu hẹp lại. Cũng theo đó, không nên hình sự hóa các vụ án bởi nếu như thế thì tài sản sẽ bị phong tỏa và không xử lý được nữa. 

Điều cuối cùng là cho phép các doanh nghiệp tiến hành tái cấu trúc nợ như một ngân hàng thương mại, làm đề án tái cấu trúc cũng như nợ công khai ra thị trường. Đối với các giải pháp này thì TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng có thể dần dần giải quyết các vấn đề của nền kinh tế  trong thời gian từ một cho đến hai năm nhằm mục đích dứt điểm các vấn đề về trái phiếu.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

8 giờ trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

9 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

10 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

11 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

13 giờ trước