Trung Quốc xử lý mạnh tay với hành vi trốn thuế trong lĩnh vực livestream bán hàng

Thứ năm, 31/03/2022-22:03
Tại Trung Quốc, livestream đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng thúc đẩy sự đa dạng việc làm với doanh thu cao. Thu nhập hàng tháng của các livestreamer trong năm 2021 cao gần gấp đôi mức lương trung bình của những người mới tốt nghiệp đại học

Livestream đã phát triển mạnh ở nước này từ trước Covid-19. Khi đại dịch diễn ra, nhiều nghành công nghiệp tại Trung Quốc lao đao nhưng thương mại điện tử kết hợp livestream lại thịnh vượng hơn. Hàng quán đóng cửa, người dân phải ở yên trong nhà đã góp phần thúc đẩy xu hướng bán hàng livestream.

Kênh livestream của các mạng xã hội như Douyin - phiên bản Trung Quốc của TikTok hiện đã trở thành nơi người tiêu dùng theo dõi và trải nghiệm từ xa sản phẩm trước khi quyết định mua.

Thương mại điện tử phát trực tiếp cũng chiếm tới 60% tổng giá trị hàng hoá của Taobao Live - nền tảng của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba.

Vào tháng 5/2020, Trung Quốc công nhận bán hàng trực tuyến là một nghề nghiệp mới trong danh sách "chuyên gia tiếp thị qua Internet". Tuy vậy, nghành này hiện đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng cao khi Bắc Kinh đã thắt chặt quyền lực đối với nội dung trực tuyến và nền kinh tế kỹ thuật số. Cơ quan giám sát Internet của Trung Quốc và 6 cơ quan quản lý khác đã công bố bộ quy tắc mới cho hoạt động livestream, trong đó cấm những hành vi bán hàng giả, làm sai lệch số lượng người xem, cờ bạc hoặc gian lận.


Trung Quốc sẽ bắt đầu yêu cầu những nền tảng trực tuyến phải báo cáo danh tính, thu nhập và lợi nhuận của những người livestream sáu tháng một lần.
Trung Quốc sẽ bắt đầu yêu cầu những nền tảng trực tuyến phải báo cáo danh tính, thu nhập và lợi nhuận của những người livestream sáu tháng một lần.

30/3, cơ quan quản lý thuế của Trung Quốc vừa cho biết sẽ truy quét nạn trốn thuế trong nghành công nghiệp phát trực tiếp (livestream) đang bùng nổ.

Theo tờ Reuters cho biết, nước này sẽ bắt đầu yêu cầu những nền tảng trực tuyến phải báo cáo danh tính, thu nhập và lợi nhuận của những người livestream sáu tháng một lần.

Cơ quan quản lý thuế Trung Quốc cho biết trên trang web của mình rằng những người livestream và các nền tảng nên cạnh tranh công bằng và thực hiện những nghĩa vụ pháp lý.

Họ cho biết rằng livestream đã đóng một vai trò rất quan trọng những năm gần đây trong việc thúc đẩy việc làm linh hoạt. Bên cạnh đó, những vấn đề như quản lý kém, hành vi tiếp thị thương mại bất thường, trốn thuế, cản trở sự phát triển lành mạnh của nghành và làm tổn hại tới công bằng xã hội.

Livestream bán hàng hiện trở nên vô cùng phổ biến tại Trung Quốc với hàng triệu người có ảnh hưởng đang quản lý các kênh trên những nền tảng như Douyin, TikTok, Kuaishou của Trung Quốc và những nền tảng video ngắn khác - nơi họ chia sẻ về những chủ đề bao gồm lối sống, ẩm thực, trò chơi và du lịch.

Nhiều cơ quan quản lý Trung Quốc đã nhắm vào một số nhân vật lợi dụng việc kinh doanh qua hình thức livestream để trốn thuế, đặc biệt là một số người bán sản phẩm thông qua hình thức này.

Viya - tên thật là Huang Wei là một người bán hàng qua livestream vô cùng nổi tiếng, vừa qua đã bị phạt tới 1,34 tỉ nhân dân tệ (211,1 triệu USD) vào tháng 12/2021 vì đã che giấu thu nhập cá nhân và những hành vi vi phạm khác vào năm 2019 và năm 2020.

Vào đầu tháng này, cơ quan giám sát không gian mạng của Trung Quốc cũng đã đưa ra những cảnh báo rằng họ sẽ nhắm tới những công ty quản lý của những người nổi tiếng trên mạng xã hội để cải thiện nghành livestream trong năm nay.

Theo tờ Wall Street Journal ngày 29/3 vừa qua đã cho biết những nhà chức trách Trung Quốc hiện đang làm việc để đưa ra những quy định nhằm giới hạn chi tiêu tiền tệ hàng ngày của người dùng Internet đối với tiền boa kỹ thuật số khi livestream trên những nền tảng như Douyin, TikTok, Kuaishou.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

33 phút trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

4 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

5 giờ trước