Tình trạng "sốt đất" vẫn diễn ra, giá biệt thự Hà Nội cao kỷ lục hơn nửa tỷ đồng/m2

Thứ ba, 10/05/2022-11:05
Phân khúc biệt thự, shophouse tại nhiều địa phương trong quý I/2022 đã ghi nhận cơn sốt giá, trong đó Hà Nội lập kỷ lục là 569 triệu đồng/m2.

"Sốt đất" vẫn tiếp tục diễn ra

Theo Tiền phong, báo cáo thị trường bất động sản Quý I/2022 của BHS Group cho biết, nguồn cung sơ cấp ghi nhận xấp xỉ 6,300 sản phẩm. Trong đó, sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất là đất nền với 4,160 sản phẩm, biệt thự, shophouse, liền kề xây thô cung cấp 2,117 sản phẩm. Tỷ lệ hấp thụ trong Quý I/2022 đạt mức 65%, cho thấy tâm lý tích cực của thị trường.

Còn theo số lượng từ nhiều địa phương, tính từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng "sốt đất" vẫn tiếp tục xảy ra tại một số khu vực như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Hà Tĩnh,...


Từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng "sốt đất" vẫn tiếp tục diễn ra tại một số khu vực
Từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng "sốt đất" vẫn tiếp tục diễn ra tại một số khu vực

Trong số xấp xỉ 4,200 sản phẩm đất nền, khu vực miền Bắc chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 41,3%, hai khu vực miền Trung và miền Nam lần lượt là 20.3% và 38.4%. Tỷ lệ hấp thụ đất nền đạt khoảng 71% trong Quý I/2022, do nhu cầu đầu tư tiếp tục tăng cao trên thị trường...

Vì vậy, từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng "sốt đất" vẫn tiếp tục diễn ra tại một số khu vực như Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Tĩnh,... Thậm chí, khu vực Hà Nội còn xuất hiện tình trạng "sốt đất" tại nông thôn, vùng quê, vùng ven.

Giá biệt thự cao kỷ lục gần 600 triệu đồng/m2

Với thị trường chung cư, nguồn cung sơ cấp đạt khoảng 9,300 căn, giảm 45% theo quý do chịu ảnh hưởng từ kỳ nghỉ Tết cùng đợt dịch bùng phát cao điểm tại Hà Nội hồi tháng 3 vừa qua và giá vật liệu xây dựng tiếp tục leo thang.

Được biết, đa số nguồn cung mới đến từ các đợt mở bán tiếp theo của các dự án hiện hữu. Trong đó, những dự án căn hộ hạng B vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 62% nguồn cung sơ cấp trong Quý I/2022, tỷ lệ hấp thụ đạt xấp xỉ 30%, tăng 4 điểm % so với Quý IV/2021 do nguồn cầu cao và nguồn cung giảm.

Trong đó, tỷ lệ hấp thụ sản phẩm hạng A và B chiếm ưu thế trên thị trường Hà Nội với 82% tổng doanh số bán hàng trong quý. Cũng trong quý này, thị trường không ghi nhận thêm dự án hạng sang nào.

Nguồn cung sơ cấp tiếp tục tập trung chủ yếu tại khu vực rìa trung tâm, phía Đông và phía Tây của Hà Nội (các quận Nam Từ Liên, Long Biên và Gia Lâm). Quỹ đất ngày càng khan hiếm, trong đó có một dự án sở hữu vị trí đắc địa tại quận Tây Hồ nhận booking từ Quý I/2022 và dự kiến mở bán trong Quý II/2022.


Tỷ lệ hấp thụ của phân khúc căn hộ chung cư tăng cao
Tỷ lệ hấp thụ của phân khúc căn hộ chung cư tăng cao

Tỷ lệ hấp thụ tập trung tại các quận Nam Từ Liêm, Long Biên và Gia Lâm. Giá bán trên thị trường sơ cấp vẫn tăng trưởng, tính đến Quý I/2022, hạng A tăng 14%, hạng B tăng 10% và hạng C tăng nhẹ khoảng 4% so với Quý IV/2021.

Về nguồn cung sơ cấp, loại sản phẩm biệt thự, shophouse, liền kề xây thô có sự phân bổ khá đều giữa miền Bắc và miền Nam, lần lượt đạt 40.6% và 40.4%, còn lại là miền Trung với 19%. Tỷ lệ hấp thụ đối với sản phẩm này đạt 55%, thấp hơn sơ với đất nền, lý do bởi tổng suất đầu tư lớn hơn và sản phẩm đất nền cũng thu hút sự chú ý của nhà đầu tư hơn.

Tại miền Bắc, Hà Nội là khu vực ghi nhận mức giá cao kỷ lục với 569 triệu đồng/m². Với miền Trung tại khu vực Khánh Hòa ghi nhận mức giá 315 triệu đồng/m², với Miền Nam tại khu vực Kiên Giang ghi nhận mức giá 250 triệu đồng/m². 

Dự báo xu hướng bất động sản năm 2022

Từ những dữ liệu nêu trên, các chuyên gia bất động sản của BHS Group dự báo nguồn cung tương lai của thị trường căn hộ Hà Nội dự kiến sẽ đạt khoảng 10,000 – 11,000 căn trong năm 2022. Về phân khúc, nguồn cung chủ yếu sẽ tập trung ở các sản phẩm hạng B, trong khi đó, hạng C sẽ tiếp tục khan hiếm do mặt bằng giá đã tăng cao cũng như giá vật liệu xây dựng ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, chính trị.

Về khu vực, do quỹ đất trung tâm đã khan hiếm, vì vậy nguồn cung sẽ nằm tại các khu vực xa dần trung tâm như Nam Từ Liêm, Long Biên hay Gia Lâm và từ các đại dự án. Do thị trường bất động sản vẫn tích cực nên tỷ lệ hấp thụ được dự báo sẽ tiếp tục tăng đều qua các quý và giá bán cũng sẽ ghi nhận tăng trưởng khoảng 5-10% trong năm 2022. Tuy nhiên, nguồn cung có thể bị ảnh hưởng do các siết chặt về tín dụng cho vay bất động sản và các yếu tố kinh tế - chính trị vĩ mô.

Với phân khúc đất nền, biệt thự, liền kề và shophouse, nguồn cung tương lai dự kiến sẽ có khoảng 17,000 sản phẩm trong năm 2022. Về phân khúc, nguồn cung chủ yếu là các sản phẩm đất nền, các sản phẩm biệt thự - liền kề - xây thô sẽ ít hơn do đất nền vẫn là sản phẩm được ưa chuộng và giá vật liệu xây dựng ít nhiều sẽ có ảnh hưởng. Còn về khu vực, nguồn cung chủ yếu đến từ các tỉnh miền Bắc và Nam, như Hưng Yên, Đồng Nai hay Bình Dương.

Tình trạng "sốt đất" vẫn diễn ra, giá biệt thự Hà Nội cao kỷ lục hơn nửa tỷ đồng/m2 - ảnh 3

Do thị trường bất động sản vẫn tích cực nên tỷ lệ hấp thụ được dự báo vẫn tiếp tục tăng đều qua các quý và giá bán cũng sẽ ghi nhận tăng trưởng khoảng 8 - 15% trong năm 2022. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo nguồn cung có thể sẽ bị ảnh hưởng do các siết chặt về tín dụng cho vay bất động sản và các cơ quan Nhà nước bắt đầu kiểm soát thị trường chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report nhận định, động lực tăng trưởng cho ngành bất động sản nói chung, không chỉ riêng giai đoạn hậu Covid-19 còn chịu tác động bởi xu hướng đô thị hóa và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cả về số lượng lẫn giá trị tài sản, lượng xe hơi cá nhân đang tăng nhanh cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu về một số phân khúc căn hộ cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng và đất nền.

Theo báo cáo mới nhất của Knight Frank, trong 5 năm tới, dự báo mức tăng trưởng số người siêu giàu ở Việt Nam sẽ là 26%, ngang với HongKong (Trung Quốc) và Đài Loan. Đây là cơ sở để nhiều chủ đầu tư tiếp tục theo đuổi phân khúc cao cấp, hạng sang trong thời gian tới.

Theo: Tiền phong
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

3 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

4 giờ trước

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

5 giờ trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

5 giờ trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

5 giờ trước