Thị trường chứng khoán Việt Nam thường diễn biến ra sao trong các tháng 12?

Chủ nhật, 04/12/2022-15:12
Hướng tới những phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022, thông tin các nhà đầu tư có thể tham khảo là dữ liệu quá khứ của VN-Index trong tháng 12 của những năm trước. Theo đó, trong 22 năm hoạt động của chứng khoán Việt Nam, VN-Index ghi nhận 12 lần tăng điểm vào tháng 12 và số lần giảm là 10.

Chỉ số VN-Index tăng giảm đan xen trong 10 năm gần nhất

Theo Nhịp sống thị trường, sau nửa đầu tháng 11 điều chỉnh mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chạm đáy và bật tăng nhanh chóng nhờ lực cầu được kích hoạt tại vùng giá thấp. Chỉ số VN-Index chốt phiên ngày 30/11 ghi nhận mức tăng 20,48 điểm lên 1.048,42 điểm. Thậm chí, nếu so với vùng đáy 911,9 điểm (phiên 15/11) thì chỉ số chính đà phục hồi gần 137 điểm chỉ trong nửa cuối tháng 11.

Trong những phiên giao dịch tháng cuối cùng của năm 2022, thông tin nhà đầu tư có thể tham khảo đó là dữ liệu quá khứ của VN-Index trong tháng 12 của những năm trước. Cụ thể, thống kê trong 22 năm hoạt động của chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-Index đã có 12 lần tăng điểm vào tháng 12 còn lại số lần giảm là 10.

Nhìn chung, sự bứt phá của chỉ số sàn HoSE trong tháng 12 thường khá mạnh với nhiều năm tăng trên 5% như 2000, 2002, 2006, 2010, 2012, 2020. Trong khi đó, năm có tháng 12 giảm mạnh nhất cho đến hiện tại là 2001 khi chỉ số giảm hơn 18,4% và năm 2011 cũng mất gần 7,7%.

Nếu thu hẹp phạm vi trong vòng 10 năm gần đây nhất thì chỉ số có 5 lần tăng và 5 lần giảm đan xen, trong đó năm 2020 ghi nhận mức tăng hơn 10%, còn năm gần đây nhất 2021 cũng tiếp tục tăng 1,34%.


VN-Index tăng giảm đan xen trong 10 năm gần nhất
VN-Index tăng giảm đan xen trong 10 năm gần nhất

Định giá thị trường đang ở mức hấp dẫn

Dưới góc nhìn tích cực, có vẻ quá khứ ủng hộ một kịch bản tháng 12 tăng điểm khi chỉ số đã tăng trong 2 năm gần nhất, cùng với quán tích phục hồi sẵn có ghi nhận trong tháng 11 vừa qua.

Đặc biệt, định giá thị trường hiện vẫn đang ở mức hấp dẫn với P/E trailing của VN-Index ngang vùng đáy lịch sử ở mức 10,9 lần. Bên cạnh đó, giá nhiều cổ phiếu cũng đã giảm xuống mức thấp thấp, nhiều cổ phiếu lớn hiện đang giao dịch quanh giá trị sổ sách, thậm chí một số cái tên còn có P/B dưới 1 lần. Điều này được kỳ vọng sẽ kích hoạt lực cầu bắt đáy cũng như giúp nhiều nhà đầu tư thêm tin tưởng vào sự gia tăng của thị trường để "xuống tiền".


 
 

Trên thực tế, mức định giá rẻ đã thu hút được dòng vốn ngoại ồ ạt chảy vào thị trường trong thời gian gần đây. Bên cạnh động thái giải ngân trở lại của các quỹ chủ động lớn như Dragon Capital, VinaCapital,...  dòng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường qua kênh ETF cũng ghi nhận những con số kỷ lục. Theo đó, trong tháng 11, các quỹ ETF đã hút ròng khoảng 8.000 tỷ đồng, mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, xấp xỉ tổng giá trị trong 3 quý đầu năm, qua đó nâng lũy kế 11 tháng lên hơn 17.000 tỷ đồng. Động thái giải ngân của khối ngoại được kỳ vọng sẽ tiếp tục kéo dài sang tháng cuối năm đồng thời lan tỏa hiệu ứng tới nhóm nhà đầu tư cá nhân - số đông trên thị trường.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều điều để kỳ vọng trong giai đoạn cuối năm 2022. Cùng với đó, nền kinh tế vĩ mô vẫn duy trì ổn định vẫn đang mở ra triển vọng tăng trưởng cho thị trường tài chính nói chung cũng như kênh đầu tư chứng khoán nói riêng. Ngoài ra, việc đồng USD có dấu hiệu hạ nhiệt và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng vừa phát đi tín hiệu về việc giảm cường độ tăng lãi suất của Mỹ được cho là sẽ giúp áp lực đối với thị trường tài chính toàn cầu trong đó bao gồm Việt Nam bớt tiêu cực hơn. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý rằng bối cảnh mặt bằng lãi suất vẫn đang có xu hướng tăng mạnh.

Ở diễn biến khác, thời gian gần đây, một số ngân hàng lớn đã có động thái giảm lãi suất cho vay, điều này được kỳ vọng sẽ giảm áp lực lãi vay của các doanh nghiệp, qua đó gia tăng lợi nhuận thu về và mùa báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm sẽ có nhiều điểm sáng hơn. Cộng thêm việc tháng 12 thường đi kèm với hoạt động "chốt NAV" của các tổ chức lớn cho mùa báo cáo cuối năm cũng là một yếu tố có thể hỗ trợ thị trường.


Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều điều để kỳ vọng trong giai đoạn cuối năm 2022
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều điều để kỳ vọng trong giai đoạn cuối năm 2022

Bàn về những nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn này, Chứng khoán BSC cho rằng nhóm ngân hàng, tài nguyên cơ bản, bất động sản, vật liệu xây dựng, cảng biển và tiện ích sẽ là những nhóm ngành có mức định giá hấp dẫn so với bình quân 5 năm.

Với nhóm ngân hàng, những tín hiệu khả quan xuất hiện ở tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức 11,5 trong 10 tháng đầu năm, tỷ trọng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ phân hóa, dự báo NIM hệ thống duy trì 3,7% trong năm 2022. Đồng thời, định giá đã về vùng hấp dẫn sau thời gian chiết khấu mạnh cũng là điểm tích cực của những cổ phiếu nhà băng.

Với nhóm bất động sản khu công nghiệp, BSC đánh giá khả quan nhờ tiềm năng của hoạt động FDI, môi trường pháp lý ngày càng rõ ràng cùng xu hướng mở rộng tại TP. Hồ Chí Minh.

Với ngành dầu khí, điểm sáng đến từ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu hiện vẫn duy trì ổn định, trong khi nguồn cung ngắn hạn bị thắt chặt do OPEC cắt giảm sản lượng. Macjtj khác, sự suy giảm sản lượng từ các mỏ dầu khí lâu năm tại Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy các dự án mới sớm triển khai cùng xu hướng LNG tiếp tục được đẩy mạnh trong dài hạn.

Với nhóm ngành tiêu dùng, dự báo năm 2023 sẽ có sự phân hóa ngược chiều giữa hai nhóm bán lẻ và tiêu dùng. Trong đó, nhóm bán lẻ đối mặt với mức nền cao của năm 2011, trong khi nhóm tiêu dùng được tăng trưởng trên mức nền thấp.

Bên cạnh đó, một số nhóm ngành khác vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt trong năm nay như thủy sản, bán lẻ, dệt may hay công nghệ thông tin. Tuy nhiên, đội ngũ phân tích của BSC cho rằng yếu tố trên đã phần nào phản ánh vào giá do đó đây là các nhóm có mức định giá không còn hấp dẫn nhiều so với nhóm kể trên.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

1 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

3 giờ trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

3 giờ trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

3 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

3 giờ trước