Thị trường chứng khoán Mỹ đang chờ đợi thông tin từ Fed và số liệu việc làm quan trọng

Thứ hai, 05/07/2022-11:07
Các nhà đầu tư chứng khoán Mỹ bước vào quý III với nhiều lo ngại về nguy cơ suy thoái. Vì thế, báo cáo việc làm công bố vào ngày 8/7 tới đây sẽ có ý nghĩa quan trọng hơn bình thường trong việc xác định khả năng suy thoái cũng như tác động tới chính sách tiền tệ của Fed.

Theo Vietnambiz, ngày 4/7, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa nghỉ lễ Quốc khánh. Ngày 5/7, thị trường mở cửa giao dịch bình thường. Ngày 6/7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố biên bản cuộc họp đã diễn ra vào ngày 14-15/6.


Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua hai quý đầu năm với nhiều đau thương. Ảnh: Vietnambiz
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua hai quý đầu năm với nhiều đau thương. Ảnh: Vietnambiz

Sau cuộc họp, Fed đã thông báo nâng lãi suất lên thêm 75 điểm cơ bản. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp sẽ cung cấp thêm thông tin về quan điểm cụ thể của từng thành viên trong Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) và định hướng lại chính sách trong tương lai.


Fed đã tăng lãi suất trong 3 cuộc họp liên tiếp vào tháng 3, 5 và 6 năm nay. Ảnh: Vietnambiz
Fed đã tăng lãi suất trong 3 cuộc họp liên tiếp vào tháng 3, 5 và 6 năm nay. Ảnh: Vietnambiz

Các nhà kinh tế do Dow Jones khảo sát kỳ vọng rằng báo cáo thị trường lao động phi nông nghiệp tháng 6 cho thấy nền kinh tế tạo ra 250.000 việc làm, giảm so với mức 390.000 của tháng 5 nhưng vẫn đang là một con số tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ duy trì ở mức 3,6%.

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường lao động sẽ chậm lại phần nào do Fed thắt chặt tiền tệ để hạ nhiệt nền kinh tế và chống lạm phát. Có khả năng những dấu hiệu giảm tốc trên thị trường lao động sẽ xuất hiện trong báo cáo sắp công bố ngày 8/7 tới đây.

Chậm lại đôi chút có thể là thông tin tích cực, nhưng thị trường lao động cần phải tìm được điểm cân bằng giữa một bên là bớt nóng so với trước và bên còn lại là quá nguội lạnh tới mức suy thoái.

Theo CNBC, Giám đốc nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của AXA Investment Managers - ông David Page nhận định rằng: "Thị trường việc làm tháng 6 phải chậm lại so với tháng 5. Có thể xuống mức 250.000 việc làm mới như dự báo đồng thuận hoặc các mức khác. Xu thế chung là đi xuống, tôi sẵn sàng đặt cược rằng đến đầu quý III sẽ chỉ còn 150.000-200.000 và đến cuối năm sẽ thấp hơn nữa".

Tạo ra thêm 150.000-200.000 việc làm mới vẫn là khá cao và gần hơn với mức tăng trưởng của thị trường lao động trước khi dịch Covid-19 bùng phát.


Mỹ tạo ra thêm 390.000 việc làm trong tháng 5. Ảnh: Vietnambiz
Mỹ tạo ra thêm 390.000 việc làm trong tháng 5. Ảnh: Vietnambiz

Ông Page cho rằng, nền kinh tế Mỹ đã cho thấy nhiều dấu hiệu giảm tốc trong số liệu chi tiêu của hộ gia đình, thu nhập và sản xuất. "Các dấu hiệu cảnh báo đang bắt đầu xuất hiện, chúng ta càng thấy nhiều tín hiệu len lỏi vào thị trường lao động, Fed sẽ càng phải chú ý hơn tới tình hình việc làm. Vì vậy, báo cáo việc làm ngày 8/7 tới sẽ rất quan trọng".

Nếu các số liệu cho thấy thị trường lao động vẫn hoạt động mạnh mẽ với số việc làm mới tăng mạnh, thị trường chứng khoán có thể sẽ phản ánh tiêu cực vì lo ngại Fed sẽ thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn để chống lạm phát tăng cao.

Nếu thị trường lao động suy yếu thì Fed có thể sẽ chùn tay trong việc nâng lãi suất.

Nhiều nhà kinh tế dự báo rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp diễn ra vào ngày 26-27/7. Tuy nhiên, kế hoạch lãi suất trong tháng 9 lại gây ra nhiều tranh cãi hơn.

Giám đốc nghiên cứu vĩ mô David Page cho rằng Fed sẽ phải cân nhắc rất kỹ mức tăng lãi suất tháng 7 và có khả năng chỉ tăng lên 50 điểm cơ bản, thấp hơn mức mà thị trường dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ đặc biệt chú ý tới tình trạng kinh tế giảm tốc và điều kiện tài chính thắt chặt.

Trong lịch sử, Fed rất ít khi thành công trong việc "hạ cánh mềm khi đường băng nhỏ hẹp như thế này", ông Page đưa ra nhận định. Hạ cánh mềm là cách nói ám chỉ Fed chế ngự được lạm phát nhưng không đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. 


Fed có nguy cơ rơi vào suy thoái vì GDP giảm hai quý liên tiếp. Ảnh: Vietnambiz
Fed có nguy cơ rơi vào suy thoái vì GDP giảm hai quý liên tiếp. Ảnh: Vietnambiz

Trong tuần trước, mô hình dự báo GDPNow của Fed chi nhánh Atlanta cho rằng GDP của Mỹ suy giảm 2,1% trong quý II, như thể hiện trong biểu đồ bên trên. Trước đó vào quý I, GDP đã suy giảm 1,6% (số liệu đã hiệu chỉnh). Nếu tăng trưởng âm hai quý liên tiếp thì nền kinh tế sẽ bị coi là rơi vào suy thoái.

Tuy vậy, ông David Page cho rằng Mỹ vẫn chưa suy thoái và dự báo GDP quý II tăng trưởng 1,5%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Nhà đầu tư nên tranh thủ lựa hàng khi thị trường ở đầu “chân sóng”

15 phút trước

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

5 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

5 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

5 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

5 giờ trước