Thị trường chứng khoán hôm nay 7/6: Cổ phiếu bất động sản “nổi sóng”, VN-Index nối liên mạch tăng 5 phiên liên tiếp

Thứ tư, 07/06/2023-17:06
Thị trường chứng khoán rung lắc và suy yếu ngay khi mở cửa phiên sáng. Tuy nhiên, lực cầu và dòng tiền mạnh tập trung vào cổ phiếu bất động sản trong nửa cuối phiên chiều đã giúp VN-Index “thoát hiểm”.

VN-Index nối liền mạch tăng 5 phiên liên tiếp

Theo Nhịp sống thị trường, trong phiên sáng, thị trường mở cửa với sắc xanh khi các chỉ số chính trên thị trường đồng loạt tăng điểm trên mức tham chiếu. Tuy nhiên, sức tăng khá thận trọng khi VN-Index chỉ tăng nhẹ 1 điểm, sau đó hạ biên độ về tham chiếu, giao dịch quanh mốc 1.109 điểm.

Sau thời điểm 10h45 trở đi, thị trường nghiêng chủ yếu về bên bán, VN-Index thu hẹp dần đà tăng và chìm vào sắc đỏ, chỉ số chính rơi xuống dưới tham chiếu và tạm kết phiên sáng giảm 2,16 điểm.

Bước sang phiên chiều, đà bán vẫn áp đảo trên diện rộng. Sau thời điểm 13h30, dòng tiền tiếp tục được bơm mạnh vào thị trường, nhưng sau khi giảm sâu xuống vùng giá 1.140 điểm, VN-Index đã tăng một mạch gần 7 điểm lên mốc 1.111 điểm. Cuối giờ, chỉ số lùi nhẹ, chỉ còn tăng hơn 1 điểm.

Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,23 điểm (+0,11%), lên mốc 1.109,54 điểm với 241 mã tăng và 134 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt 1.000,7 triệu đơn vị, giá trị 18.082,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 19% về khối lượng và 16% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 70,3 triệu đơn vị, giá trị 1.566,5 tỷ đồng.


VN-Index tăng 5 phiên liên tiếp. Nguồn FireAnt
VN-Index tăng 5 phiên liên tiếp. Nguồn FireAnt

Trên sàn HNX, sau nửa đầu phiên chiểu rung lắc, đã bật tăng mạnh mẽ leo thẳng lên mức cao nhất trước khi hạ nhiệt trong đợt ATC, tuy nhiên, thanh khoản lại sụt giảm so với phiên hôm qua. Chốt phiên, chỉ số HNX-Index tăng 1,61 điểm (+0,71%), lên 230,33 điểm với 114 mã tăng và 67 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 117 triệu đơn vị, giá trị 1.870,5 tỷ đồng, tương đương giảm 22% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,9 triệu đơn vị, giá trị 46,2 tỷ đồng.

Trên UPCoM, thị trường chủ yếu lình xình dưới tham chiếu trước khi kịp bước qua vạch xuất phát để tăng nhẹ khi đóng cửa phiên. Kết phiên, chỉ số  UPCoM-Index tăng 0,13 điểm (+0,15%), lên 84,56 điểm với 194 mã tăng và 89 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 66,8 triệu đơn vị, giá trị 767 tỷ đồng, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,2 triệu đơn vị, giá trị 14 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu VN30 kết phiên trong trạng thái nghiêng về sắc đỏ với việc bên bán chiếm ưu thế 16/30 mã giảm giá, áp đảo so với 11 mã tăng và 3 mã đứng giá. Nổi bật nhất phải kể đến bộ đôi VNL và PDR cùng nhau tăng kịch trần với thanh khoản vượt trội.

Trong top 10 cổ phiếu tiêu cực nhất đóng góp giảm cho chỉ số với VCB, BID và VIC. Riêng VCB sau chuỗi phiên lập đỉnh sau khi được chấp thuận tăng vốn, sang phiên hôm nay đã quay đầu lấy đi của chỉ số hơn 2,3 điểm. Ngược lại, tổng điểm của 3 mã dẫn đầu top 10 đóng góp đà tăng cho chỉ số là HPG, MSN và NVL mới chỉ hồi cho VN-Index hơn 2 điểm.

Sau nhiều phiên dẫn dắt thị trường, cổ phiếu ngân hàng hôm nay bất ngờ trở thành gánh nặng của thị trường khi kết phiên giảm 0,65%. Sắc đỏ chiếm sóng ở nhiều mã có vốn hóa lớn như: VCB -2,02%, BID -1%, TCB -0,31%, MBB -0,49%, HDB -1,04%, SHB -1,6%, OCB -1,07%,… Trong khi đó, sức tăng lại khá yếu tại các mã CTG +0,7%, VPB +0,25%, ACB +0,23%, SSB +0,16%, STB +0,18%,…

Nhóm bất động sản ghi nhận biến động khá tích cực khi đa phần cổ phiếu đều tăng điểm, cụ thể với 43 mã tăng cùng 9 mã kịch trần. Trong đó, nhiều mã tăng mạnh có thể kể đến như: BCM +2,18%, KDH +2,18%, DIG +3,04%, NLG +3,24%, DXG +2,01%, VCG +2,98%, ITA +5,86%, HHV +4,38%, DXS +4,25%, thậm chí, NVL, PDR, TDH, QCG, HPX,… đều tăng kịch biên độ.


Cổ phiếu bất động sản giao dịch bùng nổ. Nguồn Vietstock
Cổ phiếu bất động sản giao dịch bùng nổ. Nguồn Vietstock

Cổ phiếu phân hóa hôm nay cũng quay sang phân hóa. Trong khi SSI -0,2%, VND -0,26%, HCM -0,54% thì ngược lại VCI +0,14%, VIX +3,35%, ORS +1,01%, TVS tăng kịch trần. Bên cạnh đó, ngành thép cũng là tâm điểm với HPG +3,91%, HSG +4,04%, NKG +1,83%, POM tăng kịch trần.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ giao dịch tương đối ảm đạm với GAS -0,63%, POW -0,36%, trong khi PGV và PLX đều đứng giá tham chiếu; VJC -1,13% còn HVN đứng giá tham chiếu; FRT +0,35%, MWG đứng giá tham chiếu, ngược chiều PNJ -0,27% giá trị,…

Khối ngoại bán ròng hơn 200 tỷ đồng

Trong khi thị trường khởi sắc, khối ngoại lại trở thành điểm trừ khi tiếp đà bán ròng 226 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với giá trị xấp xỉ 163 tỷ đồng. Tại chiều mua, VHM là mã được mua ròng mạnh nhất với giá trị 60 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh trên HoSE là SSI với 60 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng mua ròng GEX và KBC với giá trị lần lượt là 59 và 22 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, VNM chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị 127 tỷ đồng, theo sau là ST8 và HCM bị bán khoảng 88 và 35 tỷ đồng mỗi cổ phiếu.


Diễn biến khối ngoại phiên 7/6
Diễn biến khối ngoại phiên 7/6

Trên HNX, nhà đầu tư ngoại bán ròng 10 tỷ đồng. Tại chiều mua, cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất là TNG với giá trị 3 tỷ đồng. Ngoài ra, IDC cũng được mua ròng mạnh trên HNX với 1,3 tỷ đồng. Đồng thời, khối này cũng mua ròng SAF và CLH với giá trị 0,1 tỷ đồng mỗi cổ phiếu. Trong khi đó, PVS chịu áp lực bán ròng với giá trị 7 tỷ đồng, theo sau là SD5 và BVS bị bán 3 và 1 tỷ đồng mỗi mã.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 53 tỷ đồng. Tại chiều mua, MPC hôm nay được khối ngoại mua 2 tỷ đồng. Tương tự, các mã CST, ACV, ABI cũng đồng loạt được mua ròng từ vài trăm triệu đồng mỗi mã. Ngược lại, BSR hôm nay bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh gần 43 tỷ đồng, bên cạnh đó họ cũng bán ròng tại QSN, VTP, VEA,...

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

49 phút trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

58 phút trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

58 phút trước

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

58 phút trước

Kỳ vọng tăng trưởng nhóm cổ phiếu bán lẻ

58 phút trước