Thị trường chứng khoán hôm nay 5/7: Cổ phiếu ngân hàng thăng hoa, VN-Index vẫn rơi 14 điểm

Thứ ba, 05/07/2022-16:07
Thị trường chứng khoán hôm nay tiếp tục giao dịch ảm đạm theo chiều hướng xấu. VN-Index có được sắc xanh khi mở cửa nhưng nhanh chóng bị áp lực bán lấn áp để rồi lao dốc bất ngờ về cuối ngày.

VN-Index lao dốc mạnh buổi chiều

Nếu mở đầu phiên sắc xanh vẫn được duy trì thì bước sang phiên chiều áp lực bán tháo dồn dập đã khiến thị trường chung đỏ lửa. Bên cạnh áp lực điều chỉnh từ những cổ phiếu trụ, việc dòng tiền tiếp tục "hụt hơi" cũng nguyên nhân khiến VN-Index không thể trụ vững trước những mốc cản.

Theo Tin nhanh chứng khoán, chốt phiên, sàn HoSE có 120 mã tăng và 347 mã giảm, VN-Index giảm 14,24 điểm (-1,19%), xuống 1.181,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 612 triệu đơn vị, giá trị 13.806,6 tỷ đồng, tăng hơn 38% về khối lượng và 37% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 52,2 triệu đơn vị, giá trị 1.4427,4 tỷ đồng.


Diễn biến chỉ số VN-Index phiên hôm nay 5/7. Nguồn TradingView
Diễn biến chỉ số VN-Index phiên hôm nay 5/7. Nguồn TradingView

Sàn HNX có 54 mã tăng và 159 mã giảm, HNX-Index giảm 3,25 điểm (-1,16%), xuống 277,94 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 56,2 triệu đơn vị, giá trị 983,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 19,2 triệu đơn vị, giá trị 305,3 tỷ đồng.

Đóng cửa, UpCoM-Index giảm 0,71 điểm (-0,81%), xuống 87,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 35 triệu đơn vị, giá trị 731,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 1,98 triệu đơn vị, giá trị 28,7 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngành điện, thủy sản bị bán tháo

Thị trường có sự phân hóa rõ nét giữa một số nhóm ngành. Đơn cử như bộ chỉ số vốn hóa lớn nhất VN30 ghi nhận mức giảm nhẹ 0,51% bởi đà lao dốc của một số cổ phiếu trụ nhưng lại được kéo lại bởi cổ phiếu ngân hàng.

Áp lực bán mạnh xuất hiện tại các nhóm sản xuất điện, trong đó ông lớn trong ngành là REE Corp ghi nhận mức giảm sàn về 79.100 đồng và PV Power (POW) mất 3,7% xuống 13.000 đồng. Bên cạnh đó còn có NT2, VSH, GEG kết phiên trong sắc xanh lơ.

Cổ phiếu thủy sản cũng ghi nhận sự đảo chiều mạnh mẽ sau giai đoạn hưng phấn trước đó. Mã đầu ngành là cá tra là VHC của Vĩnh Hoàn dư bán sàn tại mức 81.300 đồng hay các mã ANV, IDI, ACL giảm tối đa. Mã đầu ngành tôm là MPC của Minh Phú thậm chí lao dốc hơn 9% về dưới 42.000 đồng.

Cổ phiếu ngành bán lẻ vẫn chìm trong chuỗi ngày bị bán tháo dữ dội. Cụ thể, FRT và DGW giảm kịch biên độ cho phép. Hay MSN mất 5,3%, PNJ giảm 4,2%, MWG giảm 3,4% đã là phiên giảm giá thứ 4 liên tiếp của nhóm này.

Tương tự, cổ phiếu dầu khí với GAS dẫn đầu lao dốc 5,2% về 103.000 đồng và là mã có tác động tiêu cực nhất. Ngoài ra còn có BSR rơi hơn 6%, PVC mất 4% hay PVS, PVD giảm quanh 3%.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Cổ phiếu chứng khoán lại gặp áp lực điều chỉnh mạnh sau nhiều phiên bứt phá. Dù vẫn còn một vài nhân tố ngược dòng tăng điểm, song nhìn chung sắc đỏ vẫn thắng thế ở nhóm cổ phiếu này. Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu, đơn cử như VND (-3,1%), BSI (-2,8%), SSI (-2,5%), MBS (-2,2%),...

Nhiều cổ phiếu phiếu thép cũng phân hoá khá mạnh trong phiên hôm nay. Trong khi "anh cả" HPG giảm nhẹ 0,5%, thì vẫn còn một vài mã tăng điểm như TIS ( 3,9%), HSG ( 1,8%), POM (1,1%). Tuy có những tín hiệu tích cực, song giới chuyên gia cho rằng việc giá thép đang có xu hướng giảm mạnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của nhóm này. Tất nhiên, sự phân hóa sẽ diễn ra tùy theo triển vọng của từng doanh nghiệp.

Đối với HPG, chuyên gia phân tích nhận định giá cổ phiếu có thể vẫn bị ảnh hưởng trong ngắn hạn bởi giá thép xây dựng dự báo tiếp tục giảm thêm và sản lượng tiêu thụ không ổn định. Tuy nhiên, dưới góc nhìn trung và dài hạn thì HPG vẫn còn tiềm năng nhờ dự án tăng công suất tại Nhà máy Thép Dung Quất 1 trong thời gian tới.

Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự giảm giá của một số nhóm khác như cảng biển có HAH và VOS giảm sàn, nhóm dệt may ghi nhận GIL giảm tối đa biên độ, ngành phân bón có DPM giảm kịch sàn hay nhóm hóa chất có CSV trong sắc xanh lơ...

Trụ đỡ kéo thị trường không bị rơi mất kiểm soát trong phiên hôm nay đến từ nhóm ngân hàng khi đã đóng góp 10/10 mã có tác động tốt nhất. Trong đó BID của BIDV gây ấn tượng khi có thời điểm đã chạm giá trần, kết phiên vẫn còn tăng 3,6% lên 36.300 đồng để trở thành mã đóng góp lớn nhất cho chỉ số. Tác động tốt tiếp theo là TCB của Techcombank khi tăng tốc 3,9% lên 37.750 đồng, MBB có thêm 3,5% đạt 25.450 đồng, CTG của VietinBank lên 1,5% đạt 27.000 đồng hay STB của Sacombank tiến 3,1% lên 23.050 đồng.


Cổ phiếu ngân hàng bứt phá trong phiên VN-Index giảm 14 điểm. Nguồn Vietstock
Cổ phiếu ngân hàng bứt phá trong phiên VN-Index giảm 14 điểm. Nguồn Vietstock

Ngoài điểm sáng là nhóm ngân hàng thì thị trường còn ghi nhận đà tăng ấn tượng của nhóm FLC Group khi nhiều thời điểm đều đã chạm giá trần. Dù chỉ tăng 5,6% lên 6.550 đồng nhưng FLC đã kéo dài chuỗi tăng giá gần 80% trong nửa tháng qua. Thậm chí, ROS ghi nhận mức tăng trần lên 3.270 đồng, tăng hơn 50% trong thời gian tương tự.

Độ rộng phiên hôm nay nghiêng hẳn về bên bán, toàn sàn có 665 mã giảm giá và 269 mã giảm giá. Thanh khoản mặc dù cải thiện hơn phiên hôm qua nhưng vẫn ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch đạt 15.910 tỷ đồng.

Khối ngoại đã bán ròng hơn 316 tỷ đồng trên toàn thị trường

Trên sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng gần 5 triệu cổ phiếu, tương ứng 286 tỷ đồng. Theo đó, họ tập trung bán ròng VHM (-77 tỷ đồng), VCB (-47 tỷ đồng), MSN (-36 tỷ đồng)... Ngược lại, chiều mua ròng khối ngoại ghi nhận gom nhiều nhất tại VNM (32 tỷ đồng). Xếp theo sau là VHC (28 tỷ đồng), FUESSVFL (21 tỷ đồng),...

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng gần 7 tỷ đồng. Theo đó, họ tập trung bán ròng BVS (-2 tỷ đồng), NVB (-1,8 tỷ đồng), PVS (-1,7 tỷ đồng)... Ngược lại, chiều mua ròng khối ngoại ghi nhận gom nhiều nhất tại ART (611 triệu đồng). Xếp theo sau là BTS và SD5 lần lượt là 174 triệu và 100 triệu đồng.

Trên UPCOM, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 42 tỷ đồng. Theo đó, họ tập trung bán ròng BSR (-34 tỷ đồng), VEA (-8 tỷ đồng), QTP (-0,7 tỷ đồng)...

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

48 phút trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

4 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

6 giờ trước