Thị trường chứng khoán hôm nay 28/11: VN-Index trở lại ngưỡng 1.000 điểm, chứng khoán Việt Nam tăng mạnh nhất Châu Á

28/11/2022
Thị trường chứng khoán hôm nay có một phiên giao dịch đầy khởi sắc với dòng tiền bùng nổ. Như vậy, sau hơn 3 tuần, VN-Index đã thành công lấy lại ngưỡng điểm quan trọng 1.000 điểm đã đánh mất từ phiên 3/11.

VN-Index vượt 1.000 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, thị trường chứng khoán trong nước có một phiên giao dịch đầy khởi sắc với dòng tiền bùng nổ, chỉ số nhẹ nhàng vượt ngưỡng 1.000 điểm ngay khi bước vào phiên buổi chiều, số mã tăng trên HoSE vượt 400 mã và hơn 1/4 trong số đó tăng trần. Mặc dù VN-Index có chút rung lắc nhưng cũng đã chạm 1.005 điểm ngay khi bước vào đợt khớp lệnh ATC và gần như không đổi khi đóng cửa.

Như vậy, sau hơn 3 tuần điều chỉnh, VN-Index đã thành công giành lại ngưỡng điểm quan trọng 1.000 điểm đánh mất từ phiên 3/11 trước đó. Mức tăng 3,52% cũng là đà tăng mạnh nhất của chỉ số chính kể từ đầu tháng 11 đến nay, qua đó đưa chỉ số trở thành chỉ số tăng mạnh nhất châu Á trong ngày 28/11. Thậm chí, chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay còn đi ngược xu hướng điều chỉnh của hầu hết các thị trường lớn trong khu vực.

Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 416 mã tăng (trong đó 119 mã tăng trần) và 55 mã giảm, VN-Index tăng 34,23 điểm (+3,52%), lên 1.005,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 973,8 triệu đơn vị, giá trị 15.943,8 tỷ đồng, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 101,39 triệu đơn vị, giá trị 1.998,8 tỷ đồng.

Phiên hôm nay khối ngoại đã mua ròng hơn 1600 tỷ đồng. Nguồn: Fireant
Phiên hôm nay khối ngoại đã mua ròng hơn 1600 tỷ đồng. Nguồn: Fireant

Sàn HNX có 172 mã tăng (bao gồm 77 mã tăng trần) và 31 mã giảm, HNX-Index tăng 7,29 điểm (+3,71%), lên 204,06 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 77,5 triệu đơn vị, giá trị 927,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,17 triệu đơn vị, giá trị 24,1 tỷ đồng.

Đóng cửa, với 248 mã tăng (có 61 mã tăng trần) và 70 mã giảm, chỉ số UpCoM-Index tăng 1,62 điểm (+2,37%), lên 70,03 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 36,2 triệu đơn vị, giá trị 385,6 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,44 triệu đơn vị, giá trị 14,5 tỷ đồng.

Cổ phiếu NVL được giải cứu

Phiên hôm nay, nhiều cổ phiếu lớn bứt phá có tác động rất tích cực lên chỉ số. Tính riêng nhóm VN30 đạt mức tăng 36,85 điểm (3,81%) tạo ra mức ảnh hưởng tốt nhất, trong đó có tới 23/30 mã tăng điểm, bao gồm 7 mã tăng trần.

Đứng đầu về mức độ đóng góp cho chỉ số phải kể đến VCB của Vietcombank với mức tăng 4,9% lên 76.700 đồng. Kế đến là GAS tăng trần lên 112.100 đồng, VHM ghi nhận sắc tím tại 50.200 đồng, CTG đi lên 5,8% đạt mức 27.300 đồng và HPG tăng hết biên độ tại 16.350 đồng.

Hoàng loạt nhóm ngành quan trọng ghi nhận kết quả rất tích cực. Theo đó, cổ phiếu ngân hàng trong sắc tím với TCB, SHB và LPB đều tăng kịch trần, bên cạnh đó, VCB tăng 4,92%, CTG tăng 5,81%, VPB tăng 3,87%, MBB tăng 6,37%, VIB tăng 4,1%, HDB tăng 3,34%, STB tăng 4,23%, ACB tăng 3,49%... Riêng BID giảm 1,25%.

Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Cổ phiếu bất động sản và xây dựng tiếp tục bùng nổ với HM, DXG, LDG, DIG, CEO, QCG, VCG, CTD, HBC... tăng đến giá cao nhất.

Những mã hàng đầu ngành thép cũng trong trạng thái tăng trần, hàng loạt cổ phiếu thủy sản, hóa chất, chứng khoán, lương thực, năng lượng, bán lẻ... cũng xuất hiện nhiều đại diện tăng hết biên độ.

Nhìn chung, thị trường với sự áp đảo của bên mua khi sắc xanh lan rộng. Toàn sàn ghi nhận tới 836 mã tăng giá (trong đó có 257 mã tăng trần), ngược lại chỉ có 156 mã đi xuống trong phiên giao dịch đầu tuần này.

Nhờ lực mua cổ phiếu lan tỏa cũng như lượng giải cứu ở một số mã bất động sản đã giúp thanh khoản thị trường cũng tăng đột biến với tổng giá trị đạt 17.317 tỷ đồng. Trong đó, riêng thanh khoản sàn HoSE ở mức 15.944 tỷ đồng, tăng 64% so với phiên gần nhất.

Diễn biến tiêu cực không quá đáng chú ý đến từ một số cổ phiếu riêng lẻ. Trong đó, mã ngân hàng BID mất 1,3% giá trị xuống 39.500 đồng, SAB của Sabeco giảm 1,6% còn 177.100 đồng hay VNM của Vinamilk cũng tác động xấu khi giảm 0,6% về 81.700 đồng.

VN-Index đã lấy lại mốc 1.000 điểm với gần 120 mã tăng trần. Nguồn: Vietstock
VN-Index đã lấy lại mốc 1.000 điểm với gần 120 mã tăng trần. Nguồn: Vietstock

Một tâm điểm chú ý khác trong phiên hôm nay là việc nhà đầu tư đã giải cứu thành công cổ phiếu NVL của Novaland. Với lực mua đột biến hơn 104 triệu cổ phiếu đã giúp NVL trở thành mã được giao dịch cao nhất toàn thị trường, tương đương hơn 2.000 tỷ đồng.

Đồng thời, lực cầu đột biến đã giúp NVL thoát khỏi trạng thái xấu để leo lên mức giá tham chiếu 20.450 đồng. Theo đó, nhà đầu tư NVL đã có thể dễ dàng giao dịch sau thời gian dài gần như mất thanh khoản, cùng với đó cũng khép lại chuỗi 17 phiên giảm sàn liên tiếp trước đó.

Bên cạnh đó, một cổ phiếu đáng nói khác là PDR của Bất động sản Phát Đạt cũng ghi nhận dấu hiệu gia nhập của dòng tiền nhưng vẫn chưa thể thoát khỏi trạng thái xấu. Cụ thể, mã chứng khoán này khớp 41,7 triệu cổ phiếu (hơn 500 tỷ đồng) nhưng vẫn còn tới 42,6 triệu đơn vị khác chưa thể khớp lệnh ở mức giá sàn 12.000 đồng. Như vậy, đây đã là phiên thứ 17 giảm sàn liên tiếp của mã này.

Ngoài ra, HPX của Hải Phát cũng bị tắt thanh khoản phiên thứ 12 liên tiếp với hơn 56 triệu cổ phiếu đạt giá sàn 91.400 đồng chưa khớp. Hay như mã NRC của Danh Khôi  cũng chưa được giải cứu khi còn khoảng 11 triệu cổ phiếu tranh bán giá thấp nhất 4.100 đồng.

Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm sáng khi họ mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị đạt hơn 1.696 tỷ đồng. Trong đó, lực mua của nhà đầu tư nước ngoài tập trung giải ngân vào HPG, VHM trong khi bán ròng NVL, DGW.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều tăng mạnh, trong đó VN30F2212 tăng 24,7 điểm, tương đương +2,55% lên 993,7 điểm, khớp lệnh hơn 381.400 đơn vị, khối lượng mở hơn 46.800 đơn vị.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Thị trường chứng khoán chứng kiến “cú rơi mạnh”, nhà đầu tư nên hành rộng ra sao?

10 phút trước

Tiền vẫn chảy chậm nhưng dư địa giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay gần như đã hết

1 giờ trước

Môi giới bất động sản cần làm gì để không bỏ cuộc chơi?

2 giờ trước

Tương lai của ngành fintech tại thị trường Đông Nam Á ra sao?

2 giờ trước

Đâu là giải pháp để các ngân hàng đảm bảo an toàn cho khách hàng khi sử dụng Gen AI?

2 giờ trước