Thị trường chứng khoán hôm nay 27/4: VN-Index tăng 12,43 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giao dịch tích cực sau chuỗi ngày "đỏ lửa"

27/04/2022
Đáng chú ý, trong phiên ngày 27/4/2022 là thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE ở mức rất thấp, chỉ vỏn vẹn 12.974 tỷ đồng.

VN-Index tiếp tục hồi phục hơn 12 điểm

Theo Tiền Phong, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chứng kiến một phiên giao dịch tích cực sau chuỗi ngày "đỏ lửa" khi chỉ số VN-Index tăng 12,43 điểm, tương đương 0,93%, lên 1.353,77 điểm.

Điểm đáng chú ý trong phiên chính là thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE ở mức rất thấp, chỉ vỏn vẹn 12.974 tỷ đồng. Khi đi sâu vào các nhóm ngành thì cổ phiếu ngân hàng nhìn chung diễn biến khả quan khi VCB tăng 1,24%, CTG tăng 2,35%, MBB tăng 1,19%, VIB tăng 1,7%, SSB tăng 1,65%, STB tăng 2,92%, HDB tăng 2,04%, SHB tăng 2,53%, MSB tăng 1,79%... Sàn HoSE chỉ có VPB, TPB và OCB ghi nhận sắc đỏ, trong đó giảm nhiều nhất là VPB khi mất 1,24% giá trị.

Còn ở nhóm chứng khoán, giao dịch có phần ảm đạm ví dụ như VCI giảm 1,9%, VND giảm 0,95%, SSI giảm 0,29% trong khi HCM chỉ tăng 0,19%, FTS tăng 1,85%, VIX tăng 0,66%... Tuy vậy, vẫn có cổ phiếu gây ấn tượng mạnh như ORS tăng kịch trần.

Đối với cổ phiếu bất động sản, dù các cổ phiếu lớn như VIC, VHM, NVL, BCM, VRE, PDR diễn biến nhìn chung kém khả quan nhưng các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn lại tăng rất mạnh. Trong đó phải kể đến DXG tăng 3,75%, SZC tăng 3,96%, LDG tăng 6,23%, HDC tăng 6,47%; DIG, ITA, BCG, HBC, DPG, QCG, FLC... đồng loạt tăng kịch trần.

<em>VN-Index kết phiên xanh với hơn 40 mã tăng trần, danh mục của các chứng sỹ đã hồi được bao nhiêu phần trăm?</em>
<em>VN-Index kết phiên xanh với hơn 40 mã tăng trần, danh mục của các chứng sỹ đã hồi được bao nhiêu phần trăm?</em>

Nhóm sản xuất bao phủ bởi sắc xanh với HPG tăng 3,16%, MSN tăng 2,59%, GVR tăng 2,11%, BHN tăng 3,76%; VHC, IDI, ANV, SAM... đều tăng kịch biên độ. Ở thiểu số cổ phiếu ghi nhận sắc đỏ, tiêu biểu là VNM giảm 1,19%, DPM giảm 2,12%, DCM giảm 3,42%.

Phân hóa xảy ra ở cổ phiếu năng lượng, bán lẻ và hàng không khi GAS tăng 1,83%, PLX tăng 1,05%, PGV tăng 0,16% nhưng POW lại giảm 0,38%; MWG giảm 1,08%, PNJ giảm 0,37% trong khi FRT tăng 0,69%; HVN tăng 1,63% còn VJC đứng giá tham chiếu.

Nhìn chung, toàn sàn HoSE có 299 mã tăng giá, 58 mã đứng giá tham chiếu và 123 mã giảm giá.

Cổ phiếu đầu cơ vẫn hút tiền dù thanh khoản chạm đáy 9 tháng

Có thể thấy, giá trị giao dịch 3 sàn chưa tới 17.200 tỷ đồng, trong đó, giá trị khớp lệnh HoSE chỉ hơn 13.000 tỷ đồng. Đây được xem là mức thấp nhất trong khoảng 9 tháng (kể từ cuối tháng 7/2021) đến nay.

Thanh khoản bất ngờ giảm sâu sau phiên “bắt đáy” hưng phấn hôm qua. Hôm nay còn là ngày cổ phiếu T3 của phiên 23/4 về tài khoản nhà đầu tư. Phiên 23/4 (thứ 6 tuần trước) ngắt đà giảm của VN-Index khi lực cầu bắt đáy xuất hiện. Tuy nhiên, hành động bắt đáy thứ 6 tuần trước khó mang về thành quả cho nhà đầu tư hôm nay, do vấp phải phiên thứ 2 “đen tối”.

Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Thị trường không ghi nhận áp lực bán chốt lời, bên mua cũng sẽ dè dặt tiếp tục “bắt đáy” trong bối cảnh tâm lý ít nhiều bị  ảnh hưởng từ việc chứng khoán thế giới lao dốc. Phiên ngày 26/4, chứng khoán ở hầu hết khu vực giảm điểm, khi giới đầu tư lo lắng về tác động của sự bùng phát dịch COVID-19 ở Trung Quốc và lãi suất tăng ở Mỹ.

Quay trở lại với diễn biến giao dịch hôm nay, về cuối phiên, VN-Index đã thu hẹp đà giảm, lấy lại sắc xanh khi nhiều mã vốn hoá lớn hồi phục. Đóng góp tích cực nhất cho chỉ số là HPG, VCB, GAS, MSN, CTG, GVR, DIG, BID, STB, MBB. Trong rổ VN30, sắc xanh cũng bao phủ trở lại 14 cổ phiếu. VN30-Index đóng cửa tăng hơn 5 điểm, giảm bớt đáng kể sự tiêu cực lên chỉ số chính.

Cổ phiếu trụ hồi phục, đồng thời sự tích cực còn bao phủ ở các nhóm lớn như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán… Tuy nhiên, giao dịch vẫn ảm đạm, mã thanh khoản cao nhất là HPG, giá trị giao dịch chỉ lớn 782 tỷ đồng, theo sau là DIG 629 tỷ đồng. Ở vị trí thứ 3, VPB giao dịch 446 tỷ đồng. DGC, GEX, DPM, VHM, FPT, TCB, MWG… chỉ trên dưới 200 tỷ đồng.

Cổ phiếu đầu cơ vẫn tiếp tục hút dòng tiền, dù thanh khoản xuống mức cực thấp. Toàn bộ cổ phiếu FLC tăng trần, là phiên thứ 3 liên tiếp nhóm này giao dịch tích cực, bất chấp thị trường chung. Nhóm Louis toàn bộ tăng giá, khi BII, TDH, TGG đều tăng giá. 

<em>Thị trường chứng khoán đảo chiều tăng hơn 12 điểm trong cuối phiên chiều 27/4</em>
<em>Thị trường chứng khoán đảo chiều tăng hơn 12 điểm trong cuối phiên chiều 27/4</em>

Những ông lớn giúp thị trường "bật xanh"

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh đóng góp hơn 7,8 điểm giúp cho thị trường bật xanh phải kể đến như HPG, VCB, MSN, GAS, CTG, GVR, DIG, STB, BID, MBB. Nhìn chung, hầu hết các nhóm ngành đều bật xanh trong ít phút. Trong đó có một số nhóm ngành có vốn hóa nhỏ nhưng có sự đảo chiều ấn tượng như nông - lâm - ngư, sản phẩm cao su. 

Bên cạnh đó, thủy sản cũng là ngành nổi bật trong sáng nay với việc hàng loạt cổ phiếu ghi nhận tăng trần và cận trần bao gồm ACL, ABT, AAM, IDI, CMX. Tuy nhiên thì mức vốn hóa nhỏ của ngành này là không đủ để chống đỡ cho thị trường.

CTCK Yuanta Việt Nam thông tin, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà hồi phục và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định lại ngưỡng 1.370 điểm trong phiên giao dịch kế tiếp. Bên cạnh đó, điểm tích cực là rủi ro ngắn hạn của nhóm cổ phiếu ngân hàng có dấu hiệu giảm dần nếu nhóm cổ phiếu này duy trì đà tăng trong hai phiên giao dịch tới. Tuy vậy nhưng nhìn chung xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn đang duy trì ở mức giảm. Chính vì thế, Yuanta cũng khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và không thể mua vào thời điểm này. Không những thế, các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên ưu tiên hạ tỷ lệ margin về mức thấp tại các nhịp hồi để giảm thiểu rủi ro danh mục và không nên bán tháo ở các nhịp giảm bởi thị trường vẫn đang trong giai đoạn hồi phục. 

Tương tự, CTCK Agribank (Agriseco) cũng đưa ra khuyến nghị dành cho các nhà đầu tư vẫn nên thận trọng quan sát trong giai đoạn hiện tại. Đối với một số mã cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, nhà đầu tư nên canh những nhịp phục hồi để hạ tỷ trọng trong danh mục.

Theo đó, DAS khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục giải ngân nâng tỷ trọng cổ phiếu đi cùng với nhịp phục hồi của thị trường. Tuy nhiên, kỳ nghỉ lễ sắp đến gần, nhà đầu tư nên ưu tiên mua những mã đang có sẵn trong danh mục để chủ động hiện thực một phần lợi nhuận trước kỳ nghỉ dài. Đối với danh mục trung hạn có thể quan tâm các nhóm cổ phiếu ngân hàng, khu công nghiệp, thép, thủy sản, may mặc ...

Theo: Tiền Phong
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng: Có phải giải pháp tốt ở thời điểm hiện tại?

5 phút trước

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2024

10 phút trước

Thị trường chứng khoán chứng kiến “cú rơi mạnh”, nhà đầu tư nên hành rộng ra sao?

2 giờ trước

Tiền vẫn chảy chậm nhưng dư địa giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay gần như đã hết

4 giờ trước

Môi giới bất động sản cần làm gì để không bỏ cuộc chơi?

4 giờ trước