Thị trường chứng khoán hôm nay 26/5: VN-Index đi ngang, cổ phiếu "họ FLC" mất thanh khoản

Thứ năm, 26/05/2022-16:05
Thị trường chứng khoán hôm nay, chỉ số VN-Index cân bằng quanh mốc tham chiếu với sự giằng co của nhóm cổ phiếu trụ. Đáng chú ý, hàng loạt cổ phiếu "họ FLC" giảm kịch sàn.

Cổ phiếu họ FLC Group bị tranh bán giá sàn

Dù phiên sáng thị trường mở cửa có phần tích cực, nhưng đến gần 14h chiều, nhóm vốn hoá lớn “quay đầu”, gây áp lực lên chỉ số chính.

Theo Zing, VN-Index kết phiên tăng nhẹ 0,14 điểm (0,01%) lên 1.268,57 điểm. Trong khi HNX-Index lại giảm nhẹ 1,62 điểm (-0,51%) về 313,29 điểm. UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (0,18%) lên 94,95 điểm.


VN-Index xanh nhẹ trên tham chiếu. Nguồn TradingView
VN-Index xanh nhẹ trên tham chiếu. Nguồn TradingView

Xu hướng thị trường được giữ khá cân bằng bởi sự phân bổ của các cổ phiếu vốn hóa lớn. Rổ chỉ số VN30 hôm nay giảm nhẹ 0,09% với 15/30 mã giảm giá.

Đóng góp tích cực nhất vào chỉ số chính là VHM của Vinhomes với mức tăng 1,2% lên 68.700 đồng, tiếp đến là HPG của Hòa Phát tăng 1,6% đạt 35.000 đồng, PLX của Petrolimex tăng 2,8% ở mức 42.550 đồng.

Ngoài ra, một nhóm cổ phiếu tăng tốt và hút mạnh dòng tiền hôm nay đến từ nhóm chứng khoán. Dẫn dắt đà tăng là cổ phiếu đầu ngành SSI tăng giá 2,3% đạt 29.450 đồng, ngoài ra còn có VDS tăng trần, SBS bứt phá 4,6%, CTS có thêm 2,8%.

Ở nhóm ngân hàng, BID tăng 57%, TCB tăng 0,55%%, ACB tăng 1,17%, SSB tăng 0,59%. Ở chiều ngược lại, VPB giảm 1,43%, MBB giảm 1,43%, STB giảm 1,54%... Nhìn chung, sắc đỏ nhỉnh hơn sắc xanh.

Với cổ phiếu bất động sản, ngoài VHM tăng 1,18% còn VIC thì đứng giá tham chiếu. Sắc xanh lấn át sắc đỏ, trong đó PDR tăng 1,52%, KDH tăng 1,34%, HDG tăng 4,23%, TCH tăng 2,58%, SZC tăng 1,17%, HTN tăng 1,84%...


Nhóm cổ phiếu chứng khoán dù hạ độ cao nhưng vẫn tăng nổi bật hôm nay. Nguồn Vietstock
Nhóm cổ phiếu chứng khoán dù hạ độ cao nhưng vẫn tăng nổi bật hôm nay. Nguồn Vietstock

Nhóm cổ phiếu thủy sản tiếp đà bứt phá sau phiên tăng trần đồng loạt hôm qua, trong đó VHC, ANV, FMC tăng thêm 1%. Nhóm cổ phiếu sản xuất điện như REE tăng 4,5%, VSH tăng 3,3% hay TTA có thêm 4,4%. Nhóm thép ghi nhận sắc xanh hàng loạt tại HPG, HSG, NKG, SMC...

Ở chiều đối lập, MSN của Masan Group là mã có tác động xấu nhất lên thị trường bởi mất giá 1,7% về 108.600 đồng. Tiếp đến là VPB của VPBank giảm 1,4% còn 31.050 đồng, NVL của Novaland mất 1,1% xuống 78.000 đồng.

Cổ phiếu phân bón cũng có chiều hướng điều chỉnh với DPM mất 3,9%, DCM giảm 3,2%. Cổ phiếu dầu khí ghi nhận BSR rơi 2,5% về 23.800 đồng, PVS điều chỉnh giảm 2,7% hay PVC rơi 2,5%...

Đáng chú ý, hàng loạt cổ phiếu "họ FLC" giảm kịch sàn. Theo đó, sau thông tin tiêu cực về việc hạn chế giao dịch ngay lập tức khiến nhóm cổ phiếu FLC Group bị bán tháo kể từ đầu phiên 26/5. Toàn bộ 6 mã có thanh khoản nhóm này đều có thời điểm chạm giá sàn.

Trong đó, mã FLC bị tranh bán giá sàn ngay từ đầu phiên và rơi vào trạng thái mất thanh khoản khi chỉ khớp lệnh tượng trưng vài nghìn cổ phiếu trong một số thời điểm. Kết phiên, mã này vẫn còn gần 17 triệu cổ phiếu chất giá sàn.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở các cổ phiếu ROS, HAI, KLF và AMD đều bị tranh bán giá sàn. Khả quan hơn có ART chỉ giảm 6,6% về 5.700 đồng.

Vào tối hôm qua, HoSE đã thông báo chuyển 3 cổ phiếu thuộc hệ sinh thái trên là FLC, ROS và HAI từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 1/6. Lý do được đưa ra là do tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm 2021 được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định, thuộc trường hợp bị hạn chế giao dịch theo quy chế.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Điều này đồng nghĩa với việc cổ đông FLC, ROS, HAI chỉ được giao dịch trong buổi chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức thỏa thuận kể từ ngày 1/6.

Dù vậy, những tác động tiêu cực từ nhóm FLC Group đã không còn gây ảnh hưởng nhiều như trước đây. Thị trường chung diễn biến tương đối ổn định với xu hướng đi ngang trong ngày 26/5.

Mặc dù chỉ số có sự cân bằng, độ rộng thị trường vẫn có phần nghiêng về sắc xanh. Toàn sàn có 554 mã tăng giá, 388 mã giảm giá và 172 mã đứng tại tham chiếu. Thanh khoản thị trường lại trở về mức thấp khi lực cầu không còn, tổng giá trị giao dịch đạt 16.210 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng gần 350 tỷ đồng

Trên sàn giao dịch HoSE, khối ngoại đã mua vào với khối lượng 30,5 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.155,96 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất chứng chỉ quỹ FUEVFVND với khối lượng 7,77 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt hơn 209,1 tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 2 là DGC được mua ròng 31,74 tỷ đồng (138.700 đơn vị). Còn lại các cổ phiếu chỉ được mua ròng dưới 20 tỷ đồng.

Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG với khối lượng đạt xấp xỉ 2,95 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 103,4 tỷ đồng. Tiếp theo đó, VIC bị bán ròng 65,66 tỷ đồng (0,85 triệu đơn vị) và DXG bị bán ròng 57,72 tỷ đồng (2,1 triệu đơn vị).

Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại đã mua vào 190.900 đơn vị với tổng giá trị tương ứng 5,3 tỷ đồng, giảm 79,52% về lượng và 83% về giá trị so với phiên trước. Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu IDC với khối lượng đạt 50.800 đơn vị, giá trị tương ứng đạt 2,67 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu CEO với khối lượng 50.300 đơn vị, giá trị tương ứng 2,2 tỷ đồng. Tiếp theo là NTP bị bán ròng 28.800 đơn vị, giá trị tương ứng 1,28 tỷ đồng.

Giao dịch trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 260.100 đơn vị, giá trị tương ứng 11,03 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại mua ròng mạnh nhất FOC với khối lượng 6.800 đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 931 triệu đồng.

Mặt khác, khối này bán ròng mạnh nhất cổ phiếu BSR với khối lượng 1,94 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 46,86 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh khác là VTP đạt 8,15 tỷ đồng, QNS đạt 3,93 tỷ đồng, CLX đạt 1,85 tỷ đồng, NTC đạt 1,36 tỷ đồng…

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4 giờ trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

4 giờ trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

4 giờ trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

11 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

13 giờ trước