Thị trường chứng khoán hôm nay 24/3: Cổ phiếu bất động sản trở thành điểm sáng, VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần

Thứ năm, 24/03/2023-16:03
Trong những phiên gần đây, cổ phiếu bất động sản vốn hóa lớn đang hút tiền mạnh, sau loạt thông tin tích cực liên quan đến hoạt động cơ cấu nợ và bán tài sản.

VN-Index hụt hơi cuối phiên

Theo Tin nhanh chứng khoán, những tưởng thị trường sẽ để mất sắc xanh sau 3 phiên tăng điểm liên tiếp bởi áp lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, lực cầu tham gia khá tích cực trên diện rộng đã giúp chỉ số chính may mắn thoát hiểm và dừng phiên giao dịch buổi sáng trong trạng thái tăng nhẹ.

Mặc dù thanh khoản tích cực hơn so với phiên trước nhưng vẫn duy trì ở mức thấp, cho thấy tâm lý phân vân của nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường thiếu vắng thông tin hỗ trợ.

Bước sang phiên chiều, lực cầu tiếp tục gia tăng đã giúp VN-Index nhích dần và thành công vượt ngưỡng 1.050 điểm sau hơn 40 phút mở cửa. Tuy nhiên, không ngoài dự đoán của giới phân tích, mốc 1.050 điểm có thể là ngưỡng cản mạnh ở nhịp hồi kỹ thuật này, chỉ số không đi quá xa, chỉ vọt nhẹ qua vùng giá này rồi nhanh chóng hạ độ cao do áp lực bán được kích hoạt.

Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 265 mã tăng và 122 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 1,69 điểm (+0,16%), lên 1.046,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 579,74 triệu đơn vị, giá trị 9.442,31 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 72,79 triệu đơn vị, giá trị 1.296,34 tỷ đồng.


VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần. Nguồn FireAnt
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần. Nguồn FireAnt

Sàn HNX có 106 mã tăng và 61 mã tăng, HNX-Index tăng 2,41 điểm (+1,18%) lên 205,72 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 66,19 triệu đơn vị, giá trị 956,6 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 37% về khối lượng và gần 60% về giá trị so với phiên giao dịch trước. 

Đóng cửa, UPCoM-Index đứng giá tham chiếu 76,17 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 29,78 triệu đơn vị, giá trị 257,11 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,44 triệu đơn vị, giá trị 21,22 tỷ đồng.

Tâm điểm thị trường hôm nay đổ đồn về cổ phiếu NVL của Novaland trong phiên chiều khi mã này bất ngờ tăng tốc lên giá trần tại 11.900 đồng/cổ phiếu. Đây là giá trị cao nhất của cổ phiếu bất động sản này trong vòng 1 tháng qua. Theo đó, giá trị vốn hóa Novaland tăng gần 1.500 tỷ đồng lên trên 23.173 tỷ và trở lại nhóm doanh nghiệp vốn hóa tỷ đô.

Ngoài ra, thanh khoản NVL cũng đạt mức cao nhất thị trường với hơn 30,5 triệu cổ phiếu được sang tay, giá trị cao gấp 4 lần mức bình quân các phiên khác, đạt 357 tỷ đồng.

Đà tăng bất ngờ đi lên trong phiên chiều đến từ thông tin cổ đông NVL chấp thuận việc phát hành hơn 975 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư chứng khoán để thu về không dưới 9.750 tỷ đồng. 

Ngoài ra, tập đoàn bất động sản này dự kiến sẽ chào bán thêm 1,95 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để thu về 19.500 tỷ đồng và phát hành thêm cổ phiếu ESOP tối đa 1,5% lượng cổ phần đang lưu hành với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu.

Không chỉ VNL, các cổ đông của Vinhomes cũng tận hưởng niềm vui khi cổ phiếu này tiếp tục xu hướng hồi phục mạnh. Chốt phiên cuối tuần, VHM tăng thêm 2,1%, lên mức 49.000 đồng/cổ phiếu, qua đó trở thành mã đóng góp lớn nhất vào phiên tăng điểm của toàn thị trường. Đồng thời, đây cũng là phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp của cổ phiếu bất động sản này với tổng mức hơn 15%. Theo đó, giá trị vốn hóa Vinhomes có thêm 28.000 tỷ đồng để leo lại mốc trên 200.000 tỷ đồng.


Cổ phiếu NVL tím trần trong phiên chứng khoán tăng điểm. Nguồn Vietstock
Cổ phiếu NVL tím trần trong phiên chứng khoán tăng điểm. Nguồn Vietstock

Thời gian gần đây, doanh nghiệp đầu ngành địa ốc này cũng liên tiếp đón nhận các thông tin tích cực như kế hoạch nhượng 2 công ty con vốn hóa hàng chục nghìn tỷ đồng và việc Capital Land đàm phán mua tài sản 1,5 tỷ USD.

Cũng trong phiên cuối tuần này, nhiều cổ phiếu bất động sản khác ghi nhận đà bứt phá mạnh như NLG của Nam Long tăng kịch biên độ, DIG của DIC Corp tăng 2%, HPX của Hải Phát tăng 2,3% hay PDR của Phát Đạt tăng 2,9%...

Ở diễn biến khác, cổ phiếu ngân hàng lại ghi nhận đà phân hóa mạnh. Cụ thể, bộ ba vốn hóa lớn nhất ngành ngân hàng là VCB (Vietcombank); CTG (VietinBank) và BID (BIDV) đều chốt phiên với sắc đỏ. Trong đó, VCB mất 1,9%, về 89.000 đồng/cổ phiếu và là mã tác động xấu nhất lên chỉ số, BID cũng giảm 0,8% và CTG mất 0,7%.

Ngược lại, cổ phiếu các ngân hàng thương mại tư nhân lại ghi nhận sự khởi sắc. Tiêu biểu là HDB (HDBank) tăng tới 2,27%, cố định ở mức 18.050 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, các mã như LPB (LienVietPostBank) tăng 3,68%, MBB (MBBank) tăng 2,01%, VIB (Ngân hàng Quốc tế) tăng 1,45%...

Thanh khoản thị trường cũng không có nhiều điểm nhấn khi duy trì tổng mức giao dịch gần 10.700 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE chiếm 9.442 tỷ, tăng nhẹ so với các phiên trong tuần.

Khối ngoại mua ròng hơn 100 tỷ đồng

Giao dịch khối ngoại khá tích cực trong phiên thị trường tăng điểm khi họ mua ròng tổng giá trị gần 105 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, nhà đầu tư ngoại mua ròng giá trị xấp xỉ 96 tỷ đồng. Trong đó, VHM được mua ròng mạnh nhất với giá trị 72 tỷ đồng, HPG xếp ở vị trí thứ hai với 30 tỷ đồng. Ngoài ra, họ cũng mua ròng VIC và NLG với giá trị mỗi mã là 19 tỷ đồng. Ngược lại, MSN chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị 47 tỷ đồng, theo sau là CTG và VND bị bán lần lượt 24 và 21 tỷ đồng mỗi mã.


Khối ngoại mua ròng hơn 100 tỷ đồng, tiếp tục gom VHM
Khối ngoại mua ròng hơn 100 tỷ đồng, tiếp tục gom VHM

Trên HNX, cổ phiếu PVS được khối ngoại mua 7 tỷ đồng, tương tự, PVI, TNG, IVS, KVC được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài chục triệu cho đến vài trăm triệu đồng. Trong khi đó, NVB bị bán ròng khoảng 100 triệu đồng, ngoài ra còn có ONE, PRC, NBC...

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng 1 tỷ đồng. Tập trung mua BSR (3 tỷ đồng), ngoài ra PGB, MML, HPP, MCH cũng được mua vài trăm triệu đồng mỗi cổ phiếu. Ngược lại, QSN bị bán ròng khoảng 3 tỷ đồng, ngoài ra còn có VTP, VEA, HNI, VLG,...
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

2 giờ trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

2 giờ trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

3 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

4 giờ trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

5 giờ trước