Thị trường chứng khoán hôm nay 23/5: Cổ phiếu trụ lao dốc hàng loạt, VN-Index rơi 22 điểm phiên đầu tuần

Chủ nhật, 23/05/2022-16:05
Thị trường chứng khoán hôm nay xuất hiện áp lực bán bất ngờ cuối phiên đẩy các chỉ số giảm sâu. Trong đó, cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và chứng khoán là những nhóm gây áp lực lớn nhất lên thị trường.

VN-Index rơi 22 điểm phiên đầu tuần

Theo Tin nhanh chứng khoán, nối tiếp những diễn biến tích cực trong tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên đầu tuần vẫn tương đối khả quan. Thị trường đã khá nhịp nhàng trong gần suốt cả phiên sáng với diễn biến chỉ số VN-Index chỉ biến động nhẹ lình xình quanh mốc tham chiếu. Tuy nhiên, sự quay đầu của nhóm cổ phiếu bluechip đã lan sang các nhóm ngành khác trên thị trường và diễn biến có chiều hướng tiêu cực hơn về cuối phiên khi hầu hết các nhóm trụ cột đều phủ kín sắc đỏ, chỉ số VN-Index cũng tạm dừng chân tại vùng giá thấp nhất trong phiên.

Tuy nhiên, áp lực bán một lần nữa xuất hiện vào cuối phiên chiều cộng thêm tâm lý yếu của nhà đầu tư đã đẩy chỉ số lao dốc không phanh, thậm chí có lúc mất gần 33 điểm trước khi kịp hồi phục nhanh trong phiên ATC.

Đóng cửa, sàn HoSE có 91 mã tăng (1 mã tăng trần) và 358 mã giảm (7 mã giảm sàn), VN-Index giảm 21,9 điểm (-1,77%) xuống 1.218,81 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 557,43 triệu đơn vị, giá trị 13.332,64 tỷ đồng, tăng 10,45% về khối lượng và 7% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 20/5. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 38,9 triệu đơn vị, giá trị 933,5 tỷ đồng.


Diễn biến của VN-Index trong phiên hôm nay 23/5. Nguồn TradingView
Diễn biến của VN-Index trong phiên hôm nay 23/5. Nguồn TradingView

Trên sàn HNX có 47 mã tăng và 151 mã giảm, HNX-Index giảm 6,36 điểm (-2,07%), xuống 300,66 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 73,28 triệu đơn vị, giá trị 1.641,22 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,9 triệu đơn vị, giá trị hơn 77 tỷ đồng.

Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,47 điểm (-0,5%), xuống 93,63 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 35,57 triệu đơn vị, giá trị 646,23 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,9 triệu đơn vị, giá trị đạt 172,54 tỷ đồng.

Cổ phiếu lại lao dốc hàng loạt

Nhóm vốn hóa lớn dẫn dắt đà đi xuống trở lại của thị trường chung. Riêng rổ VN30 hôm nay mất 27,16 điểm (-2,12%) với 27/30 mã giảm giá, chỉ có mã BVH tăng 1,2% và GVR, VRE đứng tại tham chiếu.

Diễn biến xấu nhất trong cổ phiếu trụ là nhóm ngân hàng khi nhiều mà giảm rất sâu. Đơn cử như STB bị bán tháo 5,8% xuống 20.3500 đồng, TPB rơi 4,5% còn 30.000 đồng, VPB lao 4,2% về 29.300 đồng, VIB mất 4,1% còn 24.800 đồng, BID và CTG giảm gần 3,5%...

Ở nhóm bất động sản, bộ đôi VIC - VHM vẫn chống chịu khá tốt với các phiên giảm khi chỉ mất lần lượt 0,51% và 0,15% giá trị. "Đàn em" VRE cũng chỉ đứng giá tham chiếu. Trong khi đó, nhiều cổ phiếu giảm sâu như BCM giảm 6,45%, DXG giảm 6,12%, DXS giảm 5,92%, TCH giảm 4,89%, HBC giảm 4,35%, SCR giảm 5,47%, KHG giảm 4,64%, DIG và HDC đều giảm kịch biên độ.


Nhiều nhóm ngành giảm sâu trong phiên chiều. Nguồn Vietstock
Nhiều nhóm ngành giảm sâu trong phiên chiều. Nguồn Vietstock

Cổ phiếu ngành chứng khoán càng rơi mạnh hơn bởi các thông tin siết tăng vốn và thanh khoản thị trường không có cải thiện, hàng loạt mã có thời điểm chạm giá sàn trước khi hồi phục nhẹ. Kết phiên SSI, HCM vẫn nằm sàn, MBS lao dốc 7%, VND rớt 5,35 hay VCI giảm 4,9% trong phiên.

Điểm sáng hiếm hoi trên thị trường thuộc về nhóm thủy sản khi sắc xanh hiện diện phần lớn, hưởng lợi từ xuất khẩu vẫn tăng vọt. Mã IDI thậm chí vẫn giữ được giá trần, ANV sau thời gian tăng trần cũng chịu áp lực bán để lui về còn tăng 3,8%, CMX tăng 2,9%, VHC có thêm 1,6%.

Ngoài ra, cổ phiếu ngành dầu khí cũng đem lại niềm vui cho cổ đông nhờ giá dầu thế giới đang neo ở mức cao. Các mã PVD tăng 3%, BSR có thêm 2,8%, PVC tăng 1,8%, PVS và OIL tăng khoảng 1,5%...

Cổ phiếu hàng không diễn biến kém khả quan khi VJC và HVN lần lượt giảm 0,24% và 2,99%.

Độ rộng thị trường đã chuyển từ bên mua phiên sáng sang bên bán vào buổi chiều khi sắc đỏ ngày càng dày đặc. Toàn sàn có 683 mã giảm giá, 243 mã tăng giá và 166 mã giao dịch tại mức tham chiếu.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Thanh khoản thị trường vẫn không có nhiều đột biến với tổng giá trị giao dịch đạt 15.633 tỷ đồng, duy trì ở mức thấp bởi tâm lý yếu của nhà đầu tư. Riêng giá trị khớp lệnh sàn HoSE hôm nay có nhích nhẹ 4% lên trên 12.000 tỷ đồng.

Thị trường trong nước giảm điểm cũng khá tương đồng với thị trường Mỹ. Chỉ số S&P 500 giảm 3% và rơi vào thị trường giá xuống khi thấp hơn 20% so với đỉnh thiết lập hồi tháng 1. Chỉ số DowJones giảm 2,9% và có tuần giảm thứ 8 liên tiếp. Chỉ số Nasdaq giảm 3,8% một tuần và là tuần giảm thứ 7 liên tiếp.

Khối ngoại là điểm trừ khi bán ròng hơn 359 tỷ đồng trên toàn thị trường

Khối ngoại giao dịch hôm nay vẫn là điểm trừ khi họ bán ròng hơn 359 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó họ bán ròng gần 440 tỷ trên HOSE, bán ròng nhẹ trên HNX và mua ròng hơn 80 tỷ trên UPCoM.

Trên sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng gần 11 triệu cổ phiếu, tương ứng 440 tỷ đồng. Theo đó, họ tập trung bán ròng SSI (155 tỷ đồng), VIC (80 tỷ đồng), VNM (50 tỷ đồng)... Ngược lại, chiều mua ròng khối ngoại ghi nhận gom nhiều nhất tại FUEVFVND (83 tỷ đồng). Xếp theo sau là DCM (51 tỷ đồng), DPM (46 tỷ đồng),...

Tương tự trên HNX, khối ngoại cũng bán ròng nhẹ hơn 3 tỷ đồng. Cụ thể, THD và PVS bị bán ròng mỗi cổ phiếu lần lượt là 3 tỷ đồng và 2 tỷ đồng; bên cạnh đó, NTP, SHS, BVS... cũng nằm trong top bán ròng hôm nay. Tại chiều mua, IDC và BAX được gom mỗi mã khoảng 2 tỷ đồng.

Sàn UpCOM ghi nhận diễn biến tích cực nhất của khối ngoại khi họ đẩy mạnh mua ròng 83 tỷ đồng, khối lượng mua ròng đạt gần 3,5 triệu cổ phiếu.

Ở chiều mua ròng, BSR tiếp tục là mã được gom ròng nhiều nhất với giá trị gần 80 tỷ đồng, xếp theo sau còn có QNS, QTP với giá trị mua ròng từ 2-3 tỷ đồng... Ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất tại VTP (3 tỷ đồng).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Nhà đầu tư nên tranh thủ lựa hàng khi thị trường ở đầu “chân sóng”

2 phút trước

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

5 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

5 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

5 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

5 giờ trước