Thị trường chứng khoán hôm nay 22/6: Cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng đồng loạt tăng trần, VN-Index vẫn giảm hơn 3 điểm

Thứ ba, 22/06/2022-16:06
Thị trường chứng khoán hôm nay, bất chấp những nỗ lực của nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép... VN-Index vẫn giảm hơn 3 điểm do lực bán tháo từ cổ phiếu bán lẻ, năng lượng.

VN-Index vẫn giảm hơn 3 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, trong phiên sáng, thị trường mở cửa với đà tăng khá tốt nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán và ngân hàng, nhưng áp lực đè nặng nhóm dầu khí, phân bón, cùng một số mã bluechip đã khiến VN-Index quay đầu giảm, dù số mã tăng chiếm ưu thế hơn.

Bước vào phiên chiều, đà giảm của nhóm bluechip này khiến VN-Index nới rộng đà giảm, nhưng đà giảm không quá sâu, dòng tiền chảy mạnh vào nhóm công ty chứng khoán, ngân hàng, thép, rồi lan ra nhiều nhóm cổ phiếu nhỏ khác, giúp sắc tím lan rộng trên bảng điện tử.

Chốt phiên, VN-Index giảm 3,20 điểm (-0,27%), xuống 1.169,27 điểm với 295 mã tăng (59 mã trần), 181 mã giảm (40 mã sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt 592,5 triệu đơn vị, giá trị 13.313,7 tỷ đồng, giảm 14,8% về khối lượng và giảm 15,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 63,3 triệu đơn vị, giá trị 1.401 tỷ đồng.


Diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên hôm nay 22/6. Đồ thị TradingView
Diễn biến chỉ số VN-Index trong phiên hôm nay 22/6. Đồ thị TradingView

Sàn HNX-Index tăng 4,77 điểm (+1,8%) lên 269,39 điểm với 147 mã tăng và 62 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 69,46 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt hơn 1.282 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 6 triệu đơn vị, giá trị tương ứng đạt 139,23 tỷ đồng.

Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,6 điểm (+0,71%) lên 85,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 51,55 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.109 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 12,22 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 188,9 tỷ đồng.

Hàng loạt cổ phiếu tài chính và BĐS tăng kịch trần

Áp lực giảm giá của thị trường hôm nay chủ yếu đến từ nhóm năng lượng. Dẫn đầu là GAS của PV Gas khi bị bán mạnh về giá sàn 111.200 đồng, trở thành cổ phiếu có tác động xấu nhất lên chỉ số chung. Đây đã là phiên lao dốc thứ 3 liên tiếp của mã này.

Một số cổ phiếu dầu khí khác cũng không thoát cảnh bán tháo, trong đó PVD và PVT giảm kịch sàn, BSR của Lọc dầu Bình Sơn bốc hơi 12% giá trị, PVS lao dốc 8,9% về sát giá sàn 22.500 đồng, PVC rơi 6,1% về 15.500 đồng.

Thực tế trong thời gian giao dịch, giá hợp đồng tương lai dầu Brent đã lao dốc mạnh hơn 4% để tuột mất mốc 110 USD/thùng và dầu WTI mất gần 5% về dưới 105 USD/thùng. Giá dầu giảm khi Tổng thống Joe Biden chuẩn bị thúc đẩy việc cắt giảm chi phí nhiên liệu của Mỹ.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Tình cảnh tương tự với cổ phiếu ngành sản xuất điện. Điểm nhấn là PV Power (POW) giảm sàn phiên thứ 3 liên tiếp về 13.000 đồng với tình trạng trắng bên mua. Các mã khác cũng không khá khẩm hơn khi REE, NT2 có phiên giảm sàn thứ 3, VSH và GEG kết phiên trong sắc xanh lơ.

Bên cạnh đó, thị trường còn chịu tác động xấu bởi nhóm cổ phiếu bán lẻ khi DGW, FRT, PET giảm kịch sàn, MWG rơi 5%, MSN sụt 4,5%.

Cổ phiếu phân bón cũng tiêu cực khi DPM, DCM, BFC không còn bên mua đối ứng.

Nhóm cổ phiếu xuất khẩu tiếp tục rơi vào tình trạng bán tháo. Nhóm thủy sản ghi nhận VHC, ANV, IDI giảm hết biên độ và các mã khác về sát giá sàn. Nhóm xuất khẩu dệt may có TCM, MSH, GIL bị bán về giá sàn.

Tuy nhiên, thị trường lại giữ được nhịp rất tốt nhờ dòng tiền có sự dịch chuyển sang những ngành có vốn hóa lớn như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán, thép... Đó là lý do nhóm vốn hóa lớn nhất VN30 vẫn kết phiên trong sắc xanh với mức tăng giá 0,22%.

Cụ thể, cổ phiếu ngân hàng đa phần hồi phục mạnh, theo đó VPB tăng 4,41%, TCB tăng 5,45%, CTG tăng 2,39%, MBB tăng 4,45%, ACB tăng 3,26%, SSB tăng 2,67%, TPB tăng 2,14%, OCB tăng 2,48%, SHB tăng 2,33%; VIB, STB, LPB, MSB đồng loạt tăng kịch trần. Riêng VCB giảm 2,19%.

Ngành chứng khoán với sự dẫn dắt của SSI đã đứt chuỗi lao dốc để đồng loạt "khoe sắc tím". Hôm nay, SSI chốt quyền chia cổ tức và bán cổ phần ưu đãi nhằm tăng vốn lớn nhất ngành, cổ phiếu SSI theo đó cũng được tranh mức khối lượng lớn tại mức giá trần 17.700 đồng.

Hàng loạt mã chứng khoán khác cũng đồng loạt hưởng ứng và thu hút dòng tiền mạnh. Các mã vốn hóa lớn như VND, VCI, HCM đến các mã nhỏ hơn như APS, FTS, CTS, BSI, TVB, VIX cũng kết phiên trong sắc tím.


Nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép... có một phiên bứt phá mạnh mẽ. Nguồn Vietstock
Nhóm ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thép... có một phiên bứt phá mạnh mẽ. Nguồn Vietstock

Ở nhóm bất động sản, các cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC, VHM, NVL đứng giá tham chiếu hoặc biến động không đáng kể. Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn đang phần diễn biến tích cực, trong đó VPI tăng 4,75%, NLG tăng 2,35%, DXG tăng 2,44%, SJS tăng 2,61%, DXS tăng 2,51%, HBC tăng 4,24%, ITA tăng 2,38%, IJC tăng 2,56%; DIG, TCH, VCG, SCR, HHV, KHG, FLC, QCG, HQC, LDG, HDC, CII, NBB, ROS... tăng kịch trần.

Cổ phiếu ngành thép cũng quay đầu tăng giá mạnh mẽ sau đợt lao dốc. Trong đó mã đầu ngành HPG của Hòa Phát bứt phá 3,4% lên 21.500 đồng, HSG của Hoa Sen tăng trần, NKG của Nam Kim tăng giá 5,4%.

Phiên hôm nay cũng ghi nhận sự bứt phá của nhóm đầu cơ. Trong đó, họ FLC Group gần như cả 6 mã có tính thanh khoản đã leo lên giá trần. Họ Louis tiếp tục thăng hoa với TGG, BII vẫn giữ sắc tím. Nhóm Apec cũng tăng lên giá cao nhất. Cổ phiếu Gelex tăng trần kéo các cổ phiếu liên quan tăng mạnh...

Toàn sàn có đến 634 mã tăng giá, trong khi chỉ có 347 mã giảm giá và 134 mã đứng tại tham chiếu.

Do thị trường đang có sự dịch chuyển dòng tiền giữa các nhóm cổ phiếu khiến thanh khoản nhìn chung vẫn suy giảm về mức thấp với tổng giá trị chỉ đạt hơn 16.000 tỷ đồng, giảm 10% so với phiên hôm qua.

Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch khá cân bằng trên sàn HoSE khi họ mua vào lượng cổ phiếu trị giá 1.341 tỷ và bán ra 1.317 tỷ đồng, tương đương mua ròng chỉ 24 tỷ đồng. Các mã được mua nhiều là chứng chỉ quỹ FUEVFVND và HPG, ngược lại VHM và AGX bị xả nhiều nhất.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

6 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

6 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

7 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

7 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

8 giờ trước