Thị trường chứng khoán hôm nay 21/11: Vn-Index giảm gần 9 điểm do áp lực từ nhóm Bluechips

Chủ nhật, 21/11/2022-16:11
Sau khi diễn biến tích cực vào đầu phiên giao dịch buổi sáng, thị trường chứng khoán đã đảo chiều từ cuối phiên sáng và duy trì sắc đỏ đến cuối phiên với áp lực gia tăng từ rổ VN30.

VN-Index giảm gần 9 điểm do áp lực từ nhóm bluechip

Theo Tin nhanh chứng khoán, sau diễn biến giằng co trong phiên sáng và dần đuối sức về cuối phiên, thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục bước vào phiên giao dịch chiều không mấy khả quan. Áp lực bán chủ yếu tập trung ở nhóm bluechip khiến VN-Index khó hồi phục. Chỉ số này dao động nhẹ quanh vùng 960 điểm trong gần 1 giờ giao dịch.

Thời điểm 14h chiều, thị trường lại diễn biến theo kịch bản cũ khi đà giảm điểm càng nới rộng hơn bởi áp lực bán gia tăng ở nhóm cổ phiếu trị đã lan rộng kéo theo nhiều mã vừa và nhỏ không giữ được mức giá cao nhất.

Thị trường trong đợt khớp lệnh ATC có bật hồi đôi chút giúp VN-Index lấy lại mốc 960 điểm khi vẫn để mất hơn 8 điểm mặc dù bảng điện tử khá đẹp mắt với sắc xanh chiếm ưu thế.

Thị trường đóng cửa phiên đầu tuần trong trạng thái xanh vỏ đỏ lòng, trong đó tác nhân chính đến từ nhóm cổ phiếu bluechip. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ diễn biến ngược dòng thành công với hàng loạt mã tăng trần cùng với thanh khoản sôi động. Tuy nhiên, tổng thanh khoản toàn thị trường đã giảm đáng kể bởi giao dịch khá yếu của nhóm cổ phiếu bluechip.

Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 259 mã tăng (53 mã tăng trần) và 177 mã giảm, VN-Index giảm 8,68 điểm (-0,9%) xuống 960,65 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 597,72 triệu đơn vị, giá trị 8.784,91 tỷ đồng, giảm 37,77% về khối lượng và 35,89% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 18/11.


Diễn biến VN-Index phiên 21/11. Nguồn Fireant
Diễn biến VN-Index phiên 21/11. Nguồn Fireant

Sàn HNX có 122 mã tăng (trong đó 37 mã tăng trần) và 62 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 1,53 điểm (+0,8%), lên 192,4 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 52 triệu đơn vị, tương đương giá trị 572,18 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 5 triệu đơn vị, giá trị 134,74 tỷ đồng.

Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,49 điểm (+0,73%), lên 67,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 28,82 triệu đơn vị, giá trị 287,03 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 13,8 triệu đơn vị, giá trị 181,49 tỷ đồng.

Xả ở nhóm cổ phiếu Bluechips

Về diễn biến thị trường chung, rổ VN30 ghi nhận 20 mã giảm sàn, trong đó NVL và PDR giảm sàn, chỉ có 7 mã tăng và 3 mã đứng giá. Diễn biến tiêu cực của nhóm cổ phiếu này đã nới động biên độ giảm của thị trường.

Trong đó, cổ phiếu ngân hàng đa phần chìm trong sắc đỏ với VCB giảm 1,96%, BID giảm 1,25%, TCB giảm 1,98%, CTG giảm 2,43%, HDB giảm 1,33%, ACB giảm 2,6%, STB giảm 2,34%, LPB giảm 2,5%. Thậm chí EIB còn giảm kịch sàn. Sắc xanh le lói ở mã SHB và VIB với mức tăng lần lượt là 2,97% và 0,54%.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Cổ phiếu chứng khoán phân hóa với SSI giảm 0,92%, VCI giảm 2,58%, ngược lại VND tăng 1,8%, VIX tăng 5,1%, BSI tăng 3,86% trong khi HCM và TVS đứng giá tham chiếu.

Đối với nhóm bất động sản, các cổ phiếu "họ Vingroup" điều chỉnh mạnh sau quãng thời gian diễn biến khả quan. VIC, VHM và VRE lần lượt giảm 2,44%, 2,19% và 4,71% giá trị. Bộ đôi NVL - PDR vẫn chưa có dấu hiệu được giải cứu, tiếp tục giảm hết biên độ.

Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu bất động sản khác lại tăng tốt, điển hình là KBC có thêm 2,44%, VCG tăng 2,9%, ITA tăng 3,17%, SZC tăng 4,1%, HBC tăng 5,06%; NLG, TCH, DIG, CII, DXS, DPG... đều tăng kịch trần.

Nhóm sản xuất phân hóa cao khi VNM tăng 1,17%, SAB tăng 1,9%, GVR tăng kịch trần, trong khi đó MSN lại giảm 0,11%, HPG giảm 0,99%, DGC giảm kịch sàn.

Diễn biến phân hóa cũng là tình trạng xảy ra ở ngành năng lượng, hàng không và bán lẻ, trong đó GAS giảm 2,62%, PGV giảm 0,58% nhưng POW tăng 1,98%, PLX tăng 0,8%. Tại nhóm ngành hàng không, VJC giảm 1,57% còn HVN tăng 0,54%. Nhóm bán lẻ có MWG và FRT lần lượt mất 3,56% và 3,83% giá trị còn PNJ tăng 2%.

Phiên hôm nay, giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị đạt hơn 81 tỷ đồng. Trong đó, lực mua chủ yếu tập trung giải nhân tại STB, HPG cùng các cổ phiếu VPB, HPG trong khi bán ròng DGC, DXG.


VN-Index khởi đầu tuần bằng một phiên giảm điểm với sắc xanh, đỏ, tím, "sàn" đan xen. Nguồn Vietstock
VN-Index khởi đầu tuần bằng một phiên giảm điểm với sắc xanh, đỏ, tím, "sàn" đan xen. Nguồn Vietstock

Cụ thể, trên sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị xấp xỉ 37 tỷ đồng. Tại chiều mua, FUEVFVND  được mua ròng nhiều nhất đạt 63 tỷ đồng, cổ phiếu ngân hàng VPB cũng được mua ròng mạnh với 54 tỷ đồng, HPG được mua ròng 52 tỷ đồng. Danh sách mua ròng của khối ngoại còn có cổ phiếu VNM và MBB với giá trị lần lượt 40 tỷ đồng và 34 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, hai mã DGC và DXG chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 151 tỷ đồng và 50 tỷ đồng. Xếp vị trí tiếp theo trong sách này còn có STB (34 tỷ đồng), VHM (26 tỷ đồng) và FUEMAV30 (15 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng với giá trị 35 tỷ đồng. Theo đó, PVS hôm nay được khối ngoại mua ròng mạnh với 17 tỷ đồng, dòng vốn ngoại còn tìm đến PVI, SHS và DTD, TNG với giá trị từ 1,2-9 tỷ đồng. Ngược lại, CTC, QTC, APS, IPA,... đều bị bán ròng vài trăm triệu đồng đến vài trăm tỷ đồng trên sàn này.

Trên UPCoM, nhà đầu tư ngoại phiên hôm nay mua ròng gần 9 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu QNS hôm nay được khối ngoại mua ròng gần 8,3 tỷ đồng, ACV, FOC cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu 0,5 tỷ đồng. Trong khi đó, VEA bị khối ngoại bán ròng khoảng 1 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng tại SKH, ICN, LTG, VGI,..

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều ghi nhận giảm điểm, trong đó hợp đồng VN30F2212 giảm 24,8 điểm, tương đương -2,6% xuống 938,2 điểm, khớp lệnh gần 443.490 đơn vị, khối lượng mở gần 38.940 đơn vị.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Quý I/2024, lãi trước thuế và lãi sau thuế của PGBank đồng loạt giảm 24%

15 phút trước

Thị trường đất nền từng bước "rã băng"

24 phút trước

Phân khúc nhà ở xã hội "đuối sức" trong quý I/2024

1 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Thị trường Fintech cần được thay đổi về cách tiếp cận

1 giờ trước

Nỗ lực đẩy nhanh nâng hạng thị trường chứng khoán

2 giờ trước