Thị trường chứng khoán hôm nay 19/4: Cổ phiếu nằm sàn la liệt, VN-Index “bay” tiếp 26 điểm

Thứ hai, 19/04/2022-16:04
Thị trường chứng khoán hôm nay lại có 30 phút cuối phiên "đáng sợ", chỉ số chính lại có thêm một cú chỉnh mạnh khi "đánh rơi" hơn 26 điểm để kết phiên tại mức thấp nhất 1.406,45 điểm, về sát ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.400 điểm.

VN-Index mất 116 điểm sau 6 phiên đỏ sàn

Theo Zing, tâm lý bi quan đang khiến hiệu ứng "hòn tuyết lăn" diễn ra mạnh mẽ trên sàn chứng khoán. Sau phiên lao dốc đầu tuần, VN-Index có nhịp hồi phục ổn định khi mở cửa phiên sáng 19/4, có lúc tăng gần 8 điểm trở lại. Những tưởng thị trường đã tạo đáy thì mọi thứ lại một lần nữa đảo lộn vào cuối phiên chiều. Áp lực bán dữ dội trong khi lực cầu vẫn yếu ớt khiến thị trường "đổ đèo" chóng vánh.

VN-Index chuyển sang sắc đỏ sau thời điểm 14h và rơi rất nhanh ở nhóm vốn hóa lớn cũng như midcap. Đóng cửa, sàn HoSE có 101 mã tăng và 371 mã giảm (98 mã giảm sàn), VN-Index giảm 26,15 điểm (-1,83%), xuống 1.406,45 điểm, về sát ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.400 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 702,3 triệu đơn vị, giá trị 22.656,5 tỷ đồng, giảm 15% về khối lượng và 13% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 36 triệu đơn vị, giá trị 1.760,1 tỷ đồng.


Toàn thị trường có 760 mã giảm giá, trong đó tiếp tục có 164 mã giảm kịch sàn. Nguồn ảnh: Vietstock
Toàn thị trường có 760 mã giảm giá, trong đó tiếp tục có 164 mã giảm kịch sàn. Nguồn ảnh: Vietstock

Tương tự, sàn HNX có 68 mã tăng và 183 mã giảm (52 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 10,42 điểm (-2,59%), xuống 392,69 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 87,1 triệu đơn vị, giá trị 2.105,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,24 triệu đơn vị, giá trị 242,1 tỷ đồng.

Với 129 mã tăng và 206 mã giảm (14 mã giảm sàn), UpCoM-Index giảm 1,89 điểm (-1,72%), xuống 108,32 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50,4 triệu đơn vị, giá trị 1.100,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 9,51 triệu đơn vị, giá trị 191,3 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ sau 6 phiên điều chỉnh giảm vừa qua, VN-Index đã mất tổng cộng hơn 116 điểm (từ mức 1.522,9 điểm mở cửa ngày 7/4). Trước những diễn biến trên, tài khoản của nhiều nhà đầu tư đã bị rơi vào trạng thái thua lỗ và phải xử lý vị thế, khiến VN-Index đứng trước ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật 1.400 điểm.

Hàng loạt cổ phiếu giảm sàn la liệt

Sắc đỏ phủ bóng ảm đạm trên tất cả các sàn chứng khoán. Toàn thị trường có 760 mã giảm giá (trong đó tiếp tục có 164 mã giảm kịch sàn). Ngược lại chỉ có 298 mã tăng giá (trong đó có 26 mã tăng trần).

Tác nhân chính là do đà rơi bất ngờ của các cổ phiếu trụ cột, trong đó phần nhiều đến từ nhóm ngân hàng.

Trong đó đáng kể nhất là GVR của Tập đoàn Cao su lao 4,9% xuống 35.000 đồng, là mã có tác động xấu nhất lên chỉ số. Cổ phiếu POW của PV Power giảm hết biên độ và SSI cũng rơi sát giá sàn.

Các cổ phiếu bán lẻ như MSN của Masan giảm đến 2,8% về 120.500 đồng, MWG của Đầu tư Thế Giới Di Động rơi 2,6% xuống 156.000 đồng hay PNJ cũng mất 3,7% còn 118.900 đồng.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn: VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn: VNDirect

Cổ phiếu ngành ngân hàng lao dốc dữ dội nhất trong nhóm vốn hóa lớn. Trong đó, VCB và BID đứng giá tham chiếu. Các cổ phiếu giảm mạnh có thể kể đến VPB giảm 2,32%, TCB giảm 2,56%, MBB giảm 3,3%, ACB giảm 3,51%, TPB giảm 4,49%, STB giảm 5,17%, SHB giảm 6,68%, LPB giảm kịch sàn.

Hàng chục cổ phiếu bất động sản rơi kịch biên độ như TCH, VCG, ITA, KHG, HHV, HBC, CII, FLC, FCN, DPG, TCD, ROS, NBB, EVG, LCG, LHG, HQC... Các cổ phiếu vốn hóa lớn thì giao dịch bớt tiêu cực hơn khi VIC giảm 0,88%, VHM giảm 1,29%, NVL giảm 0,24%; BCM và KDH thậm chí còn tăng điểm.

Nhóm chứng khoán cũng bi đát không kém khi HCM, FTS, ORS, CTS, APG, TVB giảm kịch sàn. SSI, VND cũng giảm sát sàn. Riêng BSI ngược dòng với mức tăng 1,88%.

Ở chiều ngược lại thì HPG của Hòa Phát tăng 1,5% lên 43.300 đồng và VJC của Vietjet bứt phá 3,5% đạt 143.100 đồng là bộ đôi có tác động tích cực nhất lên chỉ số chính.

Ngoài ra cổ phiếu ngành hóa chất và phân bón cũng là điểm sáng. Trong đó, DGC của Hóa chất Đức Giang đã có thời điểm tăng trần trước khi lùi về còn tăng 4% đạt 254.800 đồng. Hay cổ phiếu phân bón LAS tăng 6,3%, DPM tăng 4,3% và DCM tăng 2,3%.

Nhóm cổ phiếu cảng biển cũng đua nhau bứt phá trong sắc xanh như HAH tăng 4,3% khi kết phiên, GMD tăng 2,5%, DVP có thêm 2,6% hay thậm chí VNA tăng đột biến 9,1%.

Với riêng nhóm cổ phiếu đầu cơ thì vẫn trong xu hướng rất xấu khi đã lao dốc ngay từ khi mở cửa. Nhóm FLC Group bị bán sàn ngay đầu phiên và vẫn còn khoảng 20 triệu đơn vị tranh bán giá thấp nhất.


Sắc đỏ phủ bóng ảm đạm trên tất cả các sàn chứng khoán. Nguồn VNDirect
Sắc đỏ phủ bóng ảm đạm trên tất cả các sàn chứng khoán. Nguồn VNDirect

Tương tự là cổ phiếu họ Louis như TGG, BII, LDP, SMT, AGM... đều kết phiên trong màu xanh lơ. Cổ phiếu họ Apec là API, APS, IDJ cũng giảm kịch sàn. Nhóm DNP Corp có NVT và JVC giảm hết biên độ.

Nhóm An Phát Holdings có AAA và APH giảm sàn, trong khi NHH mất 5,6%. Nhóm cổ phiếu Gelex có VGC và S99 giảm sàn, trong khi GEX cũng lao dốc 6,4% hay SCI mất 6,9%....

Thanh khoản thị trường có phần suy giảm so với phiên hôm qua. Tổng giá trị khớp lệnh giảm 15% về mức 23.935 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE là 20.896 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng 274 tỷ đồng trong phiên thị trường “bốc hơi” 26 điểm

Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi họ mua ròng hơn 274 tỷ đồng toàn thị trường, lực mua mạnh tập trung ở một số mã: DPM, GEX, KBX, DCM...

Trên HoSE, khối ngoại phiên hôm nay giao dịch ghi nhận mua ròng 12 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng gần 275 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu DPM được khối ngoại rót ròng tích cực nhất với 94 tỷ đồng. DPM kết phiên hôm nay tiếp tục tăng giá, chốt phiên ở vùng đỉnh mới 75.100 đồng/cp. Ngoài ra, cổ phiếu GEX tiếp tục được mua ròng 85 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có KBC (61 tỷ đồng), DCM (51 tỷ đồng) và NLG (43 tỷ đồng).

Trên HNX, khối ngoại bán ròng hơn 81 nghìn cổ phiếu, giá trị bán ròng gần 3 tỷ đồng. Điển hình, tại chiều bán SHS và DST bị bán ròng mạnh nhất mỗi cổ phiếu khoảng 2 tỷ đồng; ngoài ra danh sách bán ròng trên HNX hôm nay còn có PVS (1 tỷ đồng), NVB (0,9 tỷ đồng), THD (0,7 tỷ đồng).

Trên sàn UPCOM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng hơn 500 nghìn cổ phiếu, giá trị mua ròng hơn 2 tỷ đồng.

Theo: Zingnews
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

5 phút trước

Biến động từ dòng vốn ngoại ảnh hưởng tới việc nâng hạng thị trường chứng khoán

9 phút trước

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

13 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

14 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

14 giờ trước