Thị trường chứng khoán hôm nay 16/8: Thanh khoản bùng nổ tại nhóm thép, VN-Index nhích tăng

Thứ hai, 16/08/2022-17:08
Thị trường chứng khoán hôm nay chứng kiến sự bùng nổ về thanh khoản và tăng điểm mạnh mẽ của nhóm thép. Bên cạnh đó, dòng tiền cũng ghi nhận sự phân hóa mạnh mẽ tại nhóm Bất động sản - Xây dựng, Dầu khí, Cảng biển,...

VN-Index giữ sắc xanh phiên thứ 3

Theo Tin nhanh chứng khoán, phiên giao dịch hôm nay, dù không quá mạnh, nhưng áp lực bán xuất hiện ngay từ sớm khiến bảng điện tử bị sắc đỏ chi phối và diễn biến được duy trì trong suốt phiên. Thậm chí, bước sang phiên chiều, dòng tiền vào thị trường có phần chững lại khi tâm lý thận trọng dâng cao.

Tuy nhiên, việc dòng tiền chuyển từ nhóm cổ phiếu ngân hàng sang cổ phiếu thép đã giúp nhiều mã trong nhóm này giao dịch tích cực, cùng với đó là sự khởi sắc của những cổ phiếu ngành điện khí, xăng dầu, thực phẩm - đồ uống, bán lẻ... đồng thời sức ép lên nhóm ngân hàng cũng giảm đáng kể về cuối phiên. Những yếu tố này đã giúp Vn-Index kết phiên với mức tăng nhẹ, dù thanh khoản giảm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 0,49 điểm (+0,04%) lên 1.274,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 617,7 triệu đơn vị, giá trị 14.945,37 tỷ đồng, giảm 3% về cả khối lượng và giá trị so với phiên hôm qua 15/8. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 48,19 triệu đơn vị, giá trị 1.479,6 tỷ đồng.


Diễn biến VN-Index phiên hôm nay 16/8. Nguồn TradingView
Diễn biến VN-Index phiên hôm nay 16/8. Nguồn TradingView

Với 78 mã tăng và 114 mã giảm, HNX-Index giảm 0,95 điểm (-0,31%) xuống 303,02 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 80,65 triệu đơn vị, giá trị hơn 1.508 tỷ đồng, tăng 4% về khối lượng nhưng giảm 6% về giá trị so với phiên hôm qua. 

Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (+0,22%) lên 92,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50,9 triệu đơn vị, giá trị 1.019,12 tỷ đồng, tăng 53% về khối lượng và 60% về giá trị so với phiên 15/8. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,4 triệu đơn vị, giá trị 237,8 tỷ đồng.

Thanh khoản bứt phá tại nhóm thép

Tâm điểm của thị trường hôm nay đã chuyển từ nhóm ngân hàng sang nhóm thép, nổi bật chính là việc dòng tiền khủng đổ của cả nhà đầu tư trong và ngoài nước đổ vào cổ phiếu quốc dân HPG của Tập đoàn Hòa Phát. Theo đó, thị giá HPG đã ghi nhận mức tăng 2,3% lên 24.550 đồng, đây là mức cao nhất ghi nhận trong hơn 2 tháng qua. Đồng thời, cổ phiếu này cũng là mã tác động tích cực nhất cho chỉ số khi đóng góp 0,8 điểm tăng.

 Dòng tiền khủng chảy vào HPG với gần 65,5 triệu cổ phiếu được sang tay, chiếm hơn 12% lượng giao dịch toàn sàn HoSE. Đây là mức thanh khoản cao nhất kể từ đầu tháng 3 đến nay và cao gấp 2,8 lần so với mức giao dịch bình quân cả năm.

Thanh khoản đột biến đến từ cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Trong đó, riêng khối ngoại đã mua vào 20,5 triệu cổ phiếu, trong khi chỉ bán ra 2 triệu đơn vị, tức mua ròng gần 18,5 triệu đơn vị.

Phiên hôm nay, không chỉ riêng HPG mà nhiều cổ phiếu ngành thép cũng ghi nhận đà đi lên ấn tượng sau giai đoạn khó khăn. Cụ thể, NKG của Nam Kim tăng 2,1%, SMC đi lên 2,3% hay TLH tiến 1,4% lên 10.700 đồng, HSG của Hoa Sen cũng tăng gần 1%.


HPG là mã tác động tích cực nhất cho chỉ số khi đóng góp 0,8 điểm tăng của thị trường. Nguồn VNDirect
HPG là mã tác động tích cực nhất cho chỉ số khi đóng góp 0,8 điểm tăng của thị trường. Nguồn VNDirect

Bên cạnh nhóm thép, một số cổ phiếu trụ khác cũng có lực kéo tốt. Trong nhóm bán lẻ có MWG tăng giá 1,5%, PLX tăng mạnh 2,7% và MSN đi lên 0,5%. Nhóm tiêu dùng ghi nhận SAB tăng 1,1% và VNM tăng 0,4%.

Nhóm bất động sản diễn biến phân hóa, trong đó CII là cái tên đột biến nhất khi chốt phiên tăng hết biên độ, NBB cũng có thêm gần 5%. Cùng sắc xanh với nhóm này còn có DIG, CEO, ITA, HQC. Trong khi đó, SCR, NLG, QCG khép phiên trong sắc đỏ. Đáng chú ý, nhóm Xây dựng khu công nghiệp có sự vươn lên mạnh mẽ của các mã LCG, SIP, HHV,… Nhóm xây dựng dân dụng cũng ghi nhận sự tăng điểm tích cực với VCG, HBC,… nổi bật CTD cũng tím lịm, tăng 6,98%. Trong khi đó, NTC, SZC, SNZ, PC1, IDC, TIP,… lại trở nên thận trọng và giao dịch kém sắc.

Cổ phiếu chứng khoán giao dịch tương đối ảm đạm khi các mã SSI, VND, VCI, VIX, FTS đều biến động dưới 1% hoặc đứng giá tham chiếu. Riêng VDS bất ngờ tăng kịch trần.

Nếu như trong hai phiên trước ngân hàng là nhóm ngành dẫn dắt đà tăng thì phiên hôm nay nhóm này đã chịu áp lực chốt lời. Trong đó, BIDV bị điều chỉnh 1,2% về 40.500 đồng, trở thành mã có tác động xấu nhất lên chỉ số, SHB sau phiên tăng trần đã hạ giá 0,6% cùng sắc đỏ ở hàng loạt mã khác. Ở chiều ngược lại, VIB, HDB và MSB tăng nhưng cũng không đáng kể.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu Vingroup cũng diễn biến tiêu cực khi chìm trong sắc đỏ với VIC giảm 0,8%; VHM mất 0,3% và VRE đi xuống 0,8%. 

Phân hóa cũng là tình trạng xảy ra ở nhóm cổ phiếu năng lượng và hàng không. Trong đó, GAS giảm 0,44% nhưng POW tăng 0,71%, PGV tăng 0,2%, PLX tăng 2,73%; VJC giảm 0,8% trong khi HVN lại tăng 0,28%.

Thị trường diễn biến khá giằng co với sắc đỏ có phần nhích nhẹ. Toàn sàn ghi nhận 430 mã tăng, 491 mã giảm và 191 mã đứng tại tham chiếu.


Nguồn Vietstock
Nguồn Vietstock

Thanh khoản thị trường cũng giảm sút nhẹ so với phiên hôm qua khi ghi nhận tổng giá trị giao dịch đạt 17.521 tỷ đồng, giá trị khớp lệnh sàn HoSE giảm gần 4% về mức 13.465 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch của mã HPG chiếm cao nhất thị trường với hơn 1.600 tỷ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, họ mua ròng 512 tỷ đồng trên toàn thị trường. Cụ thể, trên sàn HoSE, nhà đầu tư ngoại mua ròng 532 tỷ đồng với số lượng hơn 23 triệu cổ phiếu. Tâm điểm gom ròng của khối ngoại hôm nay là HPG với giá trị khoảng 451 tỷ đồng, theo sau là các mã PVD, HDB, NVL, VND,... Ở chiều bán ròng, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất TLG với 33 tỷ đồng.

Khối ngoại bán ròng nhẹ 3 tỷ đồng trên sàn HNX với giá trị bán ròng mạnh nhất khoảng 4 tỷ đồng tại mã TNG. Ở chiều mua, khối ngoại dè dặt gom IDC, VCS, HUT,... với giá trị không đáng kể.

Trên sàn UpCOM, khối ngoại bán ròng nhẹ 17 tỷ đồng. Trong đó, BSR bị bán ròng mạnh mẽ với 13 tỷ đồng, theo sau là QNS, CSI,... Chiều ngược lại, VEA và ACV được gom ròng mỗi mã khoảng 3 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

8 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

8 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

8 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

9 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

9 giờ trước