Thị trường chứng khoán hôm nay 16/3: Cổ phiếu quay đầu giảm cả loạt, VN-Index "bốc hơi" gần 15 điểm

Thứ tư, 16/03/2023-17:03
Sau phiên giao dịch đầy khởi sắc, áp lực điều chỉnh lại xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chỉ số nới rộng đà giảm về cuối phiên, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến trạng thái ảm đạm bao trùm bảng điện.

VN-Index quay đầu giảm sâu gần 15 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, lực cầu yếu giúp VN-Index bật nhẹ lên trên ngưỡng 1.050 điểm sau hơn một giờ giao dịch trở lại trong phiên chiều. Tuy nhiên, điều này không thể giúp kích hoạt lệnh mua theo, ngược lại, áp lực bán ở một số mã lớn bất ngờ dâng cao, khiến chỉ số VN-Index lao dốc nhanh về dưới 1.045 điểm và may mắn trở lại ngưỡng điển trên ở những phút cuối khi các cổ phiếu bluechips thu hẹp đà giảm đôi chút.

Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 55 mã tăng và 358 mã giảm, VN-Index giảm 14,79 điểm (-1,39%), xuống 1.047,4 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 532,9 triệu đơn vị, giá trị đạt 9.401 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 14% về khối lượng và 12% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 68,7 triệu đơn vị, giá trị 1.408 tỷ đồng.


VN-Index quay đầu giảm sâu gần 15 điểm. Nguồn FireAnt
VN-Index quay đầu giảm sâu gần 15 điểm. Nguồn FireAnt

Đóng cửa, sàn HNX có 42 mã tăng và 124 mã giảm, HNX-Index giảm 2,82 điểm (-1,36%), xuống 204,19 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 48,29 triệu đơn vị và giá trị 730,5 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có thêm gần 4,4 triệu đơn vị, giá trị 82,5 tỷ đồng.

Chỉ số UpCoM-Index giảm 0,58 điểm (-0,75%), xuống 76,02 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 27,7 triệu đơn vị, giá trị 293,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,05 triệu đơn vị, giá trị 42,2 tỷ đồng.

Sắc đỏ bao phủ toàn thị trường trong phiên hôm nay. Cổ phiếu ngân hàng lao dốc, trong đó hầu hết giảm trên 1%, ngoài ra một số mã còn giảm trên 2% như STB, VIB, OCB, thậm chí STB còn giảm trên 3%. Riêng EIB ngược chiều tăng điểm nhẹ.

Cổ phiếu chứng khoán hạ nhiệt sau phiên giao dịch thăng hoa trước đó, cụ thể, SSI giảm 0,98%, VND giảm 1%, VCI giảm 0,34%, HCM giảm 2,24%, VIX giảm 2,78%, FTS giảm 0,48%, VDS giảm 3,51%.

Đối với nhóm bất động sản, sắc đỏ cũng chiếm chủ đạo. Cụ thể, mặc dù VIC ghi nhận sắc xanh suốt từ đầu phiên sáng đến giữa phiên chiều nhưng đóng cửa lại mất 1,3% giá trị. Phần lớn các mã khác cũng giảm trên 1%. Một số mã bi đát hơn như VHM giảm 3,26%, NLG giảm 2,81%, HHV giảm 2,97%, LCG giảm 3,5%, DPG giảm 2,84%, HBC giảm 2,43%. Đáng chú ý, một số cổ phiếu ghi nhận sắc xanh chủ yếu có vốn hóa không nhỏ như VRE tăng 1,58%, KOS tăng 0,13%, DIG tăng 2,13%, HDG tăng 0,17%, DXG tăng 0,88%.


Sắc đỏ bao phủ toàn nhóm ngành. Nguồn Vietstock
Sắc đỏ bao phủ toàn nhóm ngành. Nguồn Vietstock

Nhóm sản xuất không tránh được diễn biến tiêu cực khi bao phủ bởi sắc đỏ. Trong đó, SAB là cổ phiếu lớn duy nhất ghi nhận tăng điểm khi có thêm 0,79% giá trị. Ở chiều ngược lại, HPG giảm 2,11%, MSN giảm 1,06%, VNM giảm 0,91%, GVR giảm 2,3%, DCM giảm 2,5%, DPM giảm 2,07%, NKG giảm 3,67%, ANV giảm 3,02%.

Diễn biến tương tự, cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ cũng đều lao dốc. Cụ thể, GAS giảm 2,24%, POW giảm 1,85%, PGV giảm 0,81%, PLX giảm 3,45%. Cổ phiếu hàng không ghi nhận VJC và HVN giảm lần lượt 2,76% và 2,96%. Trong khi đó, MWG, PNJ và FRT lần lượt mất đi 1,5%, 0,37% và 2,1% giá trị.

Thanh khoản trên HoSE phiên hôm nay giảm 12% so với phiên giao dịch trước, giá trị khớp lệnh đạt xấp xỉ 7.993 tỷ đồng.

Trên thị trường phái sinh, phiên đáo hạn của VN30F2303 và hợp đồng này ghi nhận giảm 20 điểm, tương đương với mức giảm 1,88% xuống 1.043 điểm, khớp lệnh hơn 292.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 33.900 đơn vị.

Sắc đỏ cũng bao phủ trên thị trường chứng quyền, với CVPB2211 phiên này khớp lệnh cao nhất với 1,74 triệu đơn vị, giảm 14,3% xuống 60 đồng/cq, CSTB2215 khớp 1,5 triệu đơn vị, giảm 20,3% xuống 510 đồng/cq, CHPG2221 khớp hơn 1 triệu đơn vị và đứng giá tham chiếu tại 10 đồng/cq.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong phiên thị trường giảm mạnh

Trái ngược với diễn biến trồi sụt của chỉ số chính, nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục trở thành điểm sáng khi họ mua ròng 66 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị hơn 87 tỷ đồng. Trong đó, HSG được mua ròng mạnh nhất sàn với giá trị khoảng 73 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách còn có VRE, HPG, VND, POW với giá trị mua ròng khoảng 30-50 tỷ đồng mỗi cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 103 tỷ đồng. Ngoài ra, cổ phiếu STB bị nhà đầu tư nước ngoài bán mạnh với giá trị 75 tỷ đồng.


Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong ngày thị trường giảm mạnh, vẫn "xả" một chứng chỉ quỹ
Khối ngoại tiếp tục mua ròng trong ngày thị trường giảm mạnh, vẫn "xả" một chứng chỉ quỹ

Trên HNX, khối ngoại bán ròng nhẹ khoảng 2 tỷ đồng. Ở chiều bán, cổ phiếu PVS bị bán ròng nhiều nhất 6 tỷ đồng. Ngoài ra, BVS, SHS, IVS,... cũng bị xả mỗi mã vài trăm triệu đồng. Ngược lại, cổ phiếu IDC được khối ngoại mua ròng mạnh nhất 5 tỷ đồng, xếp ở vị trí tiếp theo là PVI, IDV, WCS,... cũng bị bán ròng nhưng với giá trị không nhiều.

Trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng xấp xỉ 20 tỷ đồng. Tại chiều bán, cổ phiếu BSR bị bán mạnh nhất với khoảng 13 tỷ đồng, xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách còn có VTP bị bán với giá trị khoảng 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, CLX, VEA, BLI,... cũng nằm trong danh sách bán ròng trên sàn UPCoM với giá trị vài trăm triệu đồng. Diễn biến trái chiều, khối ngoại mua ròng QNS, GHC, MCH,... với giá trị từ vài trăm đến 2 tỷ đồng mỗi cổ phiếu.

Chốt phiên ngày 15/3, chỉ số STOXX 600 của châu  u giảm 3% so với phiên giao dịch trước đó. Riêng với nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh đến 7,1%, đây là mức giảm trong ngày sâu nhất trong vòng 1 năm qua. Bên cạnh đó, chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 3,6%, chỉ số DAX của Đức để mất 3,3%, còn chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 3,8%.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Startup công nghệ đang tuyển dụng như thế nào?

32 phút trước

Khám phá 30+ mẫu nhà villa cấp 4 đẹp, ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên

37 phút trước

Nằm ngủ quay đầu hướng nào tốt cho sức khỏe, thu hút tài lộc?

46 phút trước

Cuộc chạy đua của thế hệ trẻ với AI

3 giờ trước

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đón nhận thêm thương vụ IPO tỷ USD

3 giờ trước