Thị trường chứng khoán hôm nay 12/8: Cổ phiếu thép "dậy sóng", VN-Index bất ngờ tăng mạnh dù thanh khoản giảm sâu

Thứ sáu, 12/08/2022-17:08
Thị trường chứng khoán hôm nay tăng mạnh về cuối phiên, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất là 1.262 điểm. Trong đó, các mã ủng hộ cho đà tăng của chỉ số chính là cổ phiếu thép và chứng khoán.

VN-Index vượt mốc 1.260 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, trong phiên giao dịch sáng, mặc dù phần lớn thời gian thị trường trong trạng thái giằng co nhẹ quanh vùng giá tham chiếu, nhưng áp lực bán giảm bớt đã phần nào giúp VN-Index hồi phục sắc xanh. Dù tăng không quá nhiều nhưng việc chốt phiên sáng ở mức cao nhất cùng tín hiệu tích cực ở nhóm cổ phiếu chứng khoán đã giúp tâm lý nhà đầu tư kỳ vọng thị trường sẽ sớm khởi sắc.

Bước sang phiên giao dịch buổi chiều, lực bán giảm bớt đã giúp sắc xanh lan rộng hơn, kéo theo chỉ số VN-Index tiếp tục nới rộng đà tăng điểm. Sau gần 1 giờ giao dịch, VN-Index thử thách mốc 1.260 điểm rồi lùi dần do lực bán gia tăng ở vùng giá cao. 

Dù thị trường kết thúc phiên cuối tuần bằng việc tăng mạnh về điểm số, nhưng điểm trừ là thanh khoản thị trường giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong khoảng nửa tháng, điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng.

Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 273 mã tăng và 166 mã giảm, VN-Index tăng 10,26 điểm (+0,82%) lên 1.262,33 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 542 triệu đơn vị, giá trị 13.057 tỷ đồng, giảm 33,13% về khối lượng và 30,46% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 33,22 triệu đơn vị, giá trị 948,66 tỷ đồng.


Diễn biến VN-Index phiên hôm nay 12/8. Nguồn TradingView
Diễn biến VN-Index phiên hôm nay 12/8. Nguồn TradingView

Sàn HNX có 116 mã tăng và 66 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 3,24 điểm (+1,08%) lên 303,42 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 68,86 triệu đơn vị, giá trị 1.463,37 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,64 triệu đơn vị, giá trị 41,77 tỷ đồng.

Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,12 điểm (+0,13%) lên 92,84 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 73,8 triệu đơn vị, giá trị 678,42 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,48 triệu đơn vị, giá trị 51,91 tỷ đồng.

Cổ phiếu thép và chứng khoán tăng mạnh

Nhóm vốn hóa lớn "cởi trói" áp lực cho thị trường. Trong nhóm VN30 có tới 25 mã tăng, 3 mã giảm và không ghi nhận mã nào giảm trên 1%. 

Cổ phiếu ngân hàng đa phần ghi nhận sắc xanh, trong đó nổi bật là BID với mức tăng 2,35%, STB tăng 1,79%, LPB tăng 1,63%, MSB tăng 1,08%, VPB tăng 1,01%. Ở chiều ngược lại, SSB và EIB đều giảm nhẹ chưa tới 0,5%.

Cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Đáng chú ý, MBS, VIX tăng trần. VCI, APG, CTS, WSS, APS tăng trên 2%. Các mã lớn như SSI, HCM, VND tăng 1-2%. Thanh khoản của VND, SSI lần lượt cao thứ 3,4 toàn sàn, chỉ sau 2 mã ngành thép.


Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect
Top cổ phiếu tác động lớn nhất lên chỉ số. Nguồn VNDirect

Sắc xanh cũng là chủ đạo ở nhóm bất động sản, trong đó BCM tăng 1,89%, VRE tăng 1,56%, KBC tăng 2,4%, HDG tăng 2,57%, DIG tăng 1,38%, SZC tăng 4,02%, IJC tăng 4,56%, CII tăng 1,95%. Trong thiểu số cổ phiếu suy giảm có VHM, KDH, NLG, VPI nhưng mức giảm đều khá nhỏ.

Giao dịch nhóm vật liệu ấn tượng với sự nổi lên của nhóm thép khi HPG tăng 2,35%, NKG tăng 5,58%, HSG tăng kịch trần. VGS, NSH, TLH, POM, HPG, TVN đồng loạt tăng. Thanh khoản nhóm này ở mwucs cáo với HPG giao dịch 798 tỷ đồng (cao nhất toàn thị trường), theo sau là HSG (515 tỷ đồng).

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ đều phân hóa. Trong khi GAS tăng 1,24%, POW tăng 1,45%, PLX tăng 0,24% còn PGV đứng giá tham chiếu; HVN tăng 0,28% nhưng VJC giảm 0,71%; PNJ giảm 0,61%, MWG đứng giá tham chiếu trong khi FRT tăng kịch trần.

Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE giảm 29,8% xuống còn 12.107 tỷ đồng.

Bên cạnh việc thanh khoản sụt giảm, nhà đầu tư nước ngoài cũng giao dịch hạn chế. Điểm đáng chú ý là nhóm nhà gom khá mạnh cổ phiếu HPG, nâng tổng giá trị mua ròng lên hơn 100 tỷ đồng sau khi bán mạnh cổ phiếu này trong tuần trước đó.

Trên sàn HoSE, khối ngoại mua vào 33,32 triệu đơn vị, tổng giá trị mua vào đạt 895,58 tỷ đồng, giảm hơn 24% cả về lượng và giá trị so với phiên giao dịch hôm qua (11/8). 

Trong đó, cổ phiếu thép HPG được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với khối lượng đạt xấp xỉ 5,29 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt hơn 124,98 tỷ đồng. Tiếp đến là VIC được mua ròng 25,29 tỷ đồng. 

Ở chiều ngược lại, khối này bán ròng mạnh cổ phiếu KBC với khối lượng bán ròng đạt 0,67 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng đạt 25,59 tỷ đồng. Tiếp theo là VHM bị bán ròng 20,22 tỷ đồng và DGW bị bán ròng 18,57 tỷ đồng.


Nhiều cổ phiếu hút tiền và tăng giá mạnh hôm nay. Nguồn Vietstock
Nhiều cổ phiếu hút tiền và tăng giá mạnh hôm nay. Nguồn Vietstock

Trên sàn giao dịch HNX, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 419.410 đơn vị, với tổng giá trị đạt 13,19 tỷ đồng. Mặt khác, khối này bán ra 445.900 đơn vị, giá trị tương ứng đạt 14,43 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu TNG (85.500 đơn vị), tiếp theo là IDC được mua ròng 24.600 đơn vị. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VCS tiếp tục bị bán ròng mạnh nhất với giá trị bán ròng đạt 3,97 tỷ đồng.

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào 286.400 đơn vị với tổng giá trị đạt 7 tỷ đồng. Ngược lại, khối này bán ra 1,32 triệu đơn vị với tổng giá trị đạt 35,86 tỷ đồng. Trong đó, VEA là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất với khối lượng mua ròng đạt 16.200 đơn vị, tương ứng tổng giá trị mua ròng đạt 0,73 tỷ đồng. 

Trái lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất cổ phiếu BSR với khối lượng bán ròng là 893.500 đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 22,75 tỷ đồng. Tiếp đó là QNS bị bán ròng 142.900 đơn vị, giá trị tương ứng đạt 6,27 tỷ đồng và ACV bị bán ròng 17.400 đơn vị, giá trị tương ứng đạt xấp xỉ 1,5 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Sau những nhịp giảm sốc, chứng khoán bao giờ ngừng rơi?

24 phút trước

Kỳ vọng có khung pháp lý phù hợp để quản lý tài sản ảo

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Viettel Construction: Mục tiêu tổng doanh thu năm 2024 tăng 11%, đạt 11.653 tỷ đồng

1 giờ trước

ĐHĐCĐ Chứng khoán Tiên Phong (TPS): Kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 26%, phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ

3 giờ trước

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

5 giờ trước