Tháng 4/2022, vốn ETF vào Việt Nam cao nhất 9 tháng khi dòng tiền đổ vào thị trường mới nổi

Thứ ba, 10/05/2022-17:05
Trong báo cáo của SSI Research, tổng dòng vốn ETF trong tháng 4 ghi nhận bơm ròng với tổng giá trị đạt 1.690 tỷ đồng, trong vòng 9 tháng trở lại thì đây là mức cao nhất.

Tài sản chính cùng dòng tiền tiếp tục suy giảm mạnh

Theo Doanh nghiệp niêm yết, trong báo cáo cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu tháng 4, trung tâm phân tích của chứng khoán SSI (SSI Research) cho hay: "Dòng tiền vào các tài sản tài chính tiếp tục có sự duy giảm mạnh khi các nhà đầu tư giảm tỷ trọng các tài sản rủi ro trong danh mục". Cũng trong tháng 4, các động thái có phần quyết liệt của Fed và những rủi ro về suy thoái kinh tế đã tác động mạnh tới tâm lý của các nhà đầu tư và mức phân bổ dòng tiền vào các tài sản tài chính. Bên cạnh đó, dòng vốn ghi nhận rút ròng tại tất cả các tài sản chính từ thị trường cổ phiếu (ghi nhận rút ròng -22,4 tỷ USD, lần đầu tiên kể từ tháng 8/2020) và các quỹ trái phiếu (ghi nhận -29,8 tỷ USD), quỹ tiền tệ (ghi nhận -37,9 tỷ USD). 



SSI (SSI Research) cho hay: "Dòng tiền vào các tài sản tài chính tiếp tục có sự duy giảm mạnh khi các nhà đầu tư giảm tỷ trọng các tài sản rủi ro trong danh mục"
SSI (SSI Research) cho hay: "Dòng tiền vào các tài sản tài chính tiếp tục có sự duy giảm mạnh khi các nhà đầu tư giảm tỷ trọng các tài sản rủi ro trong danh mục"

Cũng trong thời gian tới, việc phân bổ dòng vốn vào các tài sản chính đặc biệt là cổ phiếu đến thị trường phát triển sẽ không mấy khả quan khi mà các rủi ro vẫn đang được duy trì cộng với việc xung đột Nga - Ukraine kéo dài, ngân hàng trung ương cũng thắt chặt chính sách tiền tệ và suy thoái kinh tế. Khảo sát của cá nhà quản lý quỹ của  Bank of America Merrill Lynch trong tháng 4 cho thấy, rủi ro về suy thoái kinh tế cùng các động thái thắt chặt từ Ngân hàng trung ương đã trở thành rủi ro lớn nhất đối với các nhà quản lý quỹ, thay cho những quan ngại về chiến tranh Nga - Ukraine cũng như vấn đề lạm phát. Tổng quát, dòng tiền sẽ tương đối phân hóa và tập trung vào các ngành cổ phiếu cơ bản cũng như không tác động nhiều bởi việc tăng lãi suất như ngân hàng hoặc năng lượng. Trong khi đó, thị trường trái phiếu cũng có những phản ứng tương đối mạnh trong thời gian qua trước động thái mạnh mẽ của Fed. Chính vì thế mà lợi suất không còn quá nhiều dư địa để có thể tăng mạnh được nữa. Nhóm phân tích này cũng đặt kỳ vọng dòng tiền chảy vào thị trường trái phiếu sẽ có thể được cải thiện khi mà nhu cầu phân bổ tỷ trọng vào các tài sản ít rủi ro hơn sẽ tăng trong bối cảnh khó lường của thị trường trên toàn cầu. 

Tháng 4/2022, dòng vốn ETF vào thị trường Việt Nam đảo chiều hồi phục

Theo ghi nhận, tại thị trường Việt Nam dòng vốn ETF đã đảo chiều hồi phục trong tháng 4. Theo đó, dòng vốn ETF đảo chiều khởi sắc trở lại trong tháng 4 sau 2 tháng bị rút ròng khi định giá được thị trường Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn sau khi giảm đến 9,9% trong tháng 4. Bên cạnh đó, lực mua trong tháng 4 chủ yếu đến từ quỹ VFM VNDiamond (nhờ vào dòng vốn từ nhà đầu tư Thái Lan thông qua hình thức DR) và quỹ Fubon cùng với đó là giá trị ròng lần lượt ghi nhận đạt 886 tỷ đồng và 953 tỷ đồng. Đối với quỹ VFM VN30 cũng ghi nhận đã đảo chiều sang hút ròng với giá trị đến 223 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các quỹ ETF ngoại đã bao gồm VanEck và FTSE sẽ tiếp tục bị rút ròng 146 tỷ đồng và 308 tỷ đồng. Tổng quan, dòng vốn ETF trong tháng 4 ghi nhận bơm ròng với tổng giá trị đạt 1.690 tỷ đồng - đây được xem là mức cao nhất trong thời gian 9 tháng trở lại đây. 


Dòng vốn ETF vào thị trường Việt Nam
Dòng vốn ETF vào thị trường Việt Nam

Tuy nhiên, nhìn chung cho 4 tháng đầu năm, dòng vốn ETF vẫn ghi nhận mức vào ròng còn khá khiêm tốn đạt 1.845 tỷ đồng so với mức kỷ lục trong 4 tháng đầu năm 2021 là 13.200 tỷ đồng với lực mua chủ yếu đến từ Quỹ Fubon và VFM VNDiamond. Bên cạnh đó, dòng tiền từ các quỹ chủ động đã được cải thiện trong nửa cuối tháng 4, các quỹ chủ động cũng ghi nhận mức bán ròng 136 tỷ đồng trong tháng và chủ yếu trong nửa đầu tháng và cũng thấp hơn nhiêu so với thời điểm tháng 3 (594 tỷ đồng). Tính chung trong 4 tháng đầu năm, các quỹ chủ động đã rút gần 1,2 tỷ đồng, nhờ có dòng vốn tích cực từ ETF đã giúp cho thị trường Việt Nam vẫn ghi nhận dòng vốn ròng trong 4 tháng đầu năm. 

Từ tháng 7/2021, khối ngoại có tháng mua ròng đầu tiên

Trong tháng 4, giao dịch khối ngoại mua ròng trên thị trường chứng khoán với tổng giá trị 4.020 tỷ đồng - con số này sẽ là 2.520 tỷ đồng nếu như đã loại trừ giao dịch đột biến của cổ phiếu MWG. Đây chính là tháng khối ngoại mua ròng đầu tiên kể từ thời điểm tháng 7/2021. Cũng nhờ đó mà nếu trừ đi các giao dịch đột biến, trong tháng 4/2022 nhà đầu tư nước ngoài đã đảo chiều mua ròng 706 tỷ đồng. Theo quan sát, khối ngoại có xu hướng tập trung giải ngân vào ngành cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất như ngân hàng hoặc ngành Việt Nam có lợi thế về dài hạn ví dụ như bán lẻ và bất động sản khu công nghiệp. 


Nguồn ảnh: SSI Research
Nguồn ảnh: SSI Research

Theo đó, các nhà phân tích của Chứng khoán SSI cũng tiếp tục duy trì quan điểm về việc dòng vốn sẽ quay trở lại Việt Nam trong năm 2022 với sự ổn định của tỷ giá cũng như định giá thị trường Việt Nam đã có sự hấp dẫn cho đầu tư dài hạn. Đáng chú ý, áp lực lên các thị trường mới nổi cũng sẽ xuất hiện rõ nét hơn trong vòng 1 - 2 quý tới và Việt Nam sẽ có nhiều khả năng không nằm ngoài xu thế khi Fed tăng lãi suất cũng như đồng USD tiếp tục mạnh lên. 

Dù vậy, so với các quốc gia trong khu vực thì thanh khoản tiền đồng trong nước sẽ không phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn ngoại cũng như VNĐ được hỗ trợ một cách tích cực bởi thặng dư cán cân vãng lai và bộ đệm từ dự trữ ngoại hối. Thực tế cho thấy, nhờ vào sự ổn định của tỷ giá, Việt Nam đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư trong khu vực ví dụ như Thái Lan, Singapore, Đài Loan. 

Theo: Doanh nghiệp niêm yết
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

4 giờ trước

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

4 giờ trước

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

4 giờ trước

Quý I/2024, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục, tăng 38,3% so với cùng kỳ

11 giờ trước

Tuổi Sửu hợp hướng nào? Bí quyết chọn hướng nhà “thu hút” tài vận cho người tuổi Sửu

13 giờ trước