Tăng giá không ngơi nghỉ, người Hàn dần quay lưng lại với Chanel

Thứ hai, 07/03/2022-14:03
Được biết, từ tháng 9 năm ngoái, Chanel đã tăng giá tới 4 lần tại thị trường Hàn Quốc, đây được biết là thị trường màu mỡ của nhãn hiệu xã xỉ này. Một số mặt hàng của Chanel được bán tại xứ sở Kim Chi với giá thành cao hơn hẳn so với mặt bằng chung của các quốc gia châu Á khác

Theo trang Korea Times cho biết, hai năm trở lại đây sau nhiều đợt tăng giá liên tiếp của Chanel, thương hiệu xa xỉ này đã để mất niềm tin của người tiêu dùng Hàn Quốc. Chanel được biết là một trong những thương hiệu thời trang xa xỉ đình đám trên thế giới, mức giá cho mỗi sản phẩm đều khiến người tiêu dùng phải choáng ngợp. Sau khoảng thời gian đại dịch, vị thế của Chanel đang dần bị thay đổi, thậm chí bị giới thượng lưu Hàn quay lưng khi vốn nhà mốt Pháp này là con cưng tại quốc gia này.


Một trong những chiếc túi bán chạy nhất của nhà mẫu Pháp
Một trong những chiếc túi bán chạy nhất của nhà mẫu Pháp

Jennie - thành viên của nhóm nhạc nữ đình đám Black Pink tới từ Hàn Quốc hiện đang làm đại sứ thương hiệu, điều này được xem là yếu tố thúc đẩy doanh thu Chanel tại thị trường toàn cầu nói riêng và tại Hàn Quốc nói chung, hãng đã từng thu về tới 28,4 triệu đô la Mỹ (tương đương với 645 nghìn tỷ đồng) giá trị truyền thông cho thương hiệu này.

Mặc dù đối với giới trẻ Hàn, việc chạy theo xu hướng đua nhau mua đồ Chanel, sử dụng những món đồ xa xỉ gia tăng và trào lưu mua sắm nhiều đã trở nên quá quen thuộc nhưng điều này vẫn không đủ để níu chân người tiêu dùng.

Chanel hiện nay đã quá phổ biển và đại trà khiến một số khách hàng ngán ngẩm, họ không muốn bỏ ra một số tiền lớn để sở hữu những thiết kế mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, ở bất cứ đối tượng nào. Hướng tới sự khác biệt, người tiêu dùng đang có xu hướng tìm kiếm những nhãn hàng mới, độc đáo hơn và đáp ứng đủ nhu cầu của họ.

Sau khi tăng giá tới 4 lần kể từ tháng 9 năm ngoái tới nay cùng với giá thành sản phẩm luôn cao hơn các nước khác trong khu vực châu Á, khiến một số người Hàn Quốc đang dần quay lưng lại với thương hiệu xa xỉ này và tuyên bố sẽ ngừng mua sắm tại các cửa hàng của thương hiệu này.


Ca sĩ đình đám Jennie thuốc nhóm nhạc Black Pink hiện đang là đại sứ thương hiệu của Chanel
Ca sĩ đình đám Jennie thuốc nhóm nhạc Black Pink hiện đang là đại sứ thương hiệu của Chanel

Vào hôm 3/3 vừa qua, Chanel được biết đã tăng 5% giá thành trung bình của các sản phẩm tại thị trường Hàn Quốc. Đây là lần thứ hai nhãn hàng xa xỉ này tăng giá trong năm 2022 kể từ lần tăng giá hồi tháng 1 vừa qua. Được biết, năm ngoái Chanel cũng tăng giá hai lần vào tháng 9 và tháng 11.

Một người bức xúc chia sẻ rằng việc Chanel tăng giá hai lần liên tiếp gần nhau như thế này thật là một điều nực cười, Chanel không hề có một lời giải thích gì đối với khách hàng, chỉ các công ty đồ xa xỉ mới tăng giá thường xuyên như vậy.

Chanel Hàn Quốc chia sẻ rằng công ty phải tăng giá do có vấn đề liên quan tới chi phí vật liệu và chi phí sản xuất bị tăng cao, bên cạnh đó vấn đề về tỷ giá cũng là một lý do tác động tới giá thành bán ra.

Một người làm việc trong những công ty phân phối hàng xa xỉ cho biết mục đích hành động đột ngột tăng giá của Chanel là muốn sản phẩm của họ trở nên khan hiếm hơn ở thị trường thứ cấp, mua bán lại. Người này cũng chia sẻ rằng từ khi giá thành túi xách của Chanel ở thị trường mua bán lại đang có xu hướng giảm đi, hãng thời trang xa xỉ của Pháp đã có quyết định tăng giá thành sản phẩm lên nhằm hạn chế nguồn cung.


 Hàng dài người xếp hàng trước cửa Chanel trước khi bộ sưu tập mới ra mắt
 Hàng dài người xếp hàng trước cửa Chanel trước khi bộ sưu tập mới ra mắt

Không chỉ khiến khách hàng Hàn Quốc quay lưng vì giá thành mà còn đến từ dịch vụ chăm sóc khách hàng tại đây cũng là lý do khiến khách hàng không còn muốn mua sắm tại các cửa hàng của Chanel nữa, theo một nguồn tin cho biết, một số cửa hàng của Chanel tại Hàn Quốc đã tích trữ hàng của một số sản phẩm ăn khách đợi tới lúc tăng giá lên.

Cũng theo trang Korea Times, khi một sản phẩm bị hết hàng, các nhân viên tại đây sẽ từ chối chia sẻ thời gian có lại hàng. Chanel được biết có chính sách không chia sẻ các thông tin sản phẩm và liên quan qua điện thoại, khi khách hàng có nhu cầu biết thêm thông tin, họ phải tới trực tiếp cửa hàng. Chanel còn yêu cầu người mua đứng đợi trong nhiều giờ trước khi có thể vào mua sắm do chính sách giới hạn số lượng người mua sắm cùng một lúc tại cửa hàng.

Khách hàng Kim bức xúc nói rằng người này đã đến cửa hàng Chanel ở Seoul một số lần để mua túi xách nhưng đều hết hàng, sau đó cô quay lại vào mấy hôm sau và thấy sản phẩm đó còn hàng nhưng giá thành đã tăng thêm 350.000 won (288,90 USD). Người này còn chia sẻ rằng cô sẽ tìm sản phẩm đó ở thị trường bán lại, vì giá thành ở đó điều chỉnh đúng theo nguồn cung và nhu cầu của khách hàng.

Ở thị trường mua bán lại, sản phẩm túi xách của Chanel có xu hướng giảm giá thành trong thời gian gần đây do xuất phát từ nguồn cung dồi dào. Các cá nhân và đơn vị trong thị trường bán lại thường xuyên đổ xô tới các cửa hàng Chanel ngay khi có tin đồn về việc tăng giá.


Người tiêu dùng cắm trại tại Chanel từ 3, 4 giờ sáng
Người tiêu dùng cắm trại tại Chanel từ 3, 4 giờ sáng

Được biết những người này được gọi là những người "cắm trại", khi họ có thể đợi ngoài cổng của Chanel từ 3 tới 4 giờ sáng để mua được những sản phẩm ăn khách. Khiến nguồn cung của Chanel tại thị trường bán lại tăng cao hơn trước. Năm ngoái, Chanel phải áp dụng quy tắc mỗi người chỉ được mua một sản phẩm sau tình trạng rất nhiều người đã tới mua tích trữ số lượng lớn sản phẩm nhằm bán lại.

Theo Korea Times chia sẻ vào đầu tháng 2 vừa qua cho biết hiện nay Chanel Hàn Quốc đang bán vơi giá thành cao nhất trong khu vực châu Á, giá thành áp dụng vào sản phẩm tại mỗi thị trường khác nhau của nhãn hàng xa xỉ này không hề theo một quy tắc chung nào. Chanel Hàn Quốc lên tiếng cho rằng, giá thành họ bán ra tại thị trường này phụ thuộc vào chính sách giá của trụ sở chính.

Theo trang tin Women's Wear Daily, Hàn Quốc không chỉ là quốc gia duy nhất mà thương hiệu xa xỉ này áp dụng chính sách tăng giá thành gần đây. Chanel được biết đã thay đổi giá thành của 4 mẫu túi xách và quần áo may sẵn trong bộ sưu tập xuân hè lên thêm 6% tại châu Âu, 5% tại Anh và 8% tại Nhật Bản. Trong khi đó, giá thành các sản phẩm của Chanel ở thị trường Mỹ và thị trường Trung Quốc chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn, sử dụng công nghệ mới

39 phút trước

Choáng ngợp với loạt biệt thự “đậm mùi tiền” của các đại gia Quận 7

51 phút trước

Thanh Hóa chuẩn bị có thêm khu công nghiệp công nghệ cao 353 ha

1 giờ trước

Hà Nội: Đất đấu giá ven đô “nóng” trở lại, có lô giá khởi điểm 75 triệu đồng/m2

1 giờ trước

Giá nhà tăng chóng mặt, người trẻ Việt cần làm gì để sớm mua được nhà?

2 giờ trước