Sau 6 đợt giảm liên tiếp, giá thép xây dựng tụt xuống còn khoảng 17 triệu đồng/tấn

Chủ nhật, 20/06/2022-23:06
Sau 6 đợt giảm liên tiếp, giá thép xây dựng tụt xuống còn 16,3-17,5 triệu đồng/tấn, tùy vào chủng loại và thương hiệu.

Theo Vietnambiz, ngày 19/6, các thương hiệu thép lớn đồng loạt điều chỉnh giá thép xây dựng 300.000-500.000 đồng/tấn. Hiện, giá thép xây dựng đang dao động từ 16,3-17,5 triệu đồng/tấn. Đây là đợt giảm giá thứ ba liên tiếp kể từ đầu tháng 6 và đợt thứ 6 liên tiếp kể từ ngày 11/5.

Trong đợt điều chỉnh này, thương hiệu thép Mỹ là doanh nghiệp có mức giảm mạnh nhất. Cụ thể, thép cuộn CB240 giảm 710.000 đồng/tấn, xuống mức 16,3 triệu đồng/tấn, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 720.000 đồng/tấn, xuống còn khoảng 16.5 triệu đồng/tấn.


Nguồn: Steel Online
Nguồn: Steel Online

Tiếp đó, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh giảm lần lượt là 300.000 đồng/tấn và 410.000-510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tùy từng miền, xuống còn 16,6 triệu đồng/tấn và 17 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Đức cũng giảm lần lượt là 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn với dòng sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 xuống còn 16,5 triệu đồng/tấn và 17 triệu đồng/tấn.


Nguồn: Steel Online
Nguồn: Steel Online

Thép miền Nam cũng giảm 410.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 xuống mức 16,9 triệu đồng/tấn và giảm 300.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, xuống còn gần 17,5 triệu đồng/tấn.

Như vậy, chỉ trong vòng hơn 5 tuần, giá thép ghi nhận lần hạ thứ 6 với tổng mức giảm lên đến 2,5 triệu/tấn, tùy vào từng thương hiệu và loại thép.

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) - ông Nguyễn Quốc Hiệp cho rằng, giá thép giảm là điều đáng mừng, bởi thị trường xây dựng phụ thuộc rất lớn vào thị trường vật liệu xây dựng, trong đó thép chiếm tỷ lệ không nhỏ. Giá thép giảm giúp các nhà thầu bớt căng thẳng và áp lực.

Về tình hình giá thép xây dựng trong thời gian tới, VACC cho rằng, giá mặt hàng này sẽ có nhiều biến động, khó dự báo khi xung đột chính trị Nga - Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, giá nhiều mặt hàng trên thế giới tăng cao... tác động đến giá thép trong nước.

Vì vậy, giá thép biến động tăng hay giảm vẫn là một ẩn số. Do đó, đợt hạ nhiệt giá thép những ngày gần đây sẽ khó giúp nhà thầu xây dựng trong nước giảm bớt khó khăn, bởi ngoài giá thép xây dựng cao, nhà thầu còn phải đối mặt với hàng loạt khó khăn cũng như thách thức khác.

"Vì thế, tiến độ các dự án đầu tư nói chung, dự án đầu tư công nói riêng sẽ khó bứt tốc", ông Hiệp nhìn nhận.

Nguyên nhân giá thép giảm là do giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép đã giảm xuống đáng kể. Số liệu mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, giá các nguyên liệu đầu vào đồng loạt giảm.

Một số chuyên gia nhận định, thời gian tới hoạt động đầu tư công tăng và nhu cầu xây dựng phục hồi cộng với nguồn cung nguyên liệu chịu ảnh hưởng nhất định của cuộc xung đột Nga - Ukraine, giá thép có khả năng lại được điều chỉnh tăng. Vì vậy, các biện pháp của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát và bình ổn giá mặt hàng chiến lược này là rất cần thiết.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

ĐHĐCĐ Đất Xanh: Mục tiêu 3.900 tỷ đồng doanh thu thuần và 226 tỷ đồng lãi ròng năm 2024

11 giờ trước

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

11 giờ trước

Sôi động thị trường chuyển nhượng chung cư

11 giờ trước

Quý I/2024, vốn tài trợ cho các công ty Fintech Đông Nam Á giảm 13%

11 giờ trước

ĐHĐCĐ MB: Tăng trưởng lợi nhuận từ 6-8%, dự kiến chia cổ tức 20%

12 giờ trước