Quý 3/2022, tăng trưởng xuất khẩu cá tra sẽ giảm tốc

Thứ bảy, 14/08/2022-23:08
Nhờ hưởng lợi từ chu kỳ tăng giá cá mạnh mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra gây ấn tượng khi ghi nhận mức lãi khủng. Tuy nhiên thì vẫn có nhiều yếu tố biến động, bất ngờ đang đe dọa trong 6 tháng cuối năm 2022.

Loạt doanh nghiệp xuất khẩu cá tra báo lãi ấn tượng

Mới đây, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) đã công bố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 7. Chi tiết, Vĩnh Hoàn đã đạt 1.198 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 48% và so với tháng 6/2022 tăng gần 13%. Nhìn chung, doanh thu của các mặt hàng trong tháng 7 của công ty này đều có sự tăng trưởng hai con số với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu về cá tra ghi nhận 798 tỷ đồng, tăng 44% và chiếm đến 66% tổng doanh thu của Vĩnh Hoàn trong tháng. Đứng thứ hai là sản phẩm phụ, đạt mức 211 triệu USD, tăng 69% và sản phẩm chăm sóc sức khỏe đạt mức 73 triệu USD, tăng 22%. Tính chung cho cả 7 tháng đầu năm 2022, Vĩnh Hoàn đã thu về 8.646 tỷ đồng doanh thu, trong đó, doanh thu từ cá tra ghi nhận 5.753 tỷ đồng.


Nhờ hưởng lợi từ chu kỳ tăng giá cá mạnh mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra gây ấn tượng khi ghi nhận mức lãi khủng. Tuy nhiên thì vẫn có nhiều yếu tố biến động, bất ngờ đang đe dọa trong 6 tháng cuối năm 2022
Nhờ hưởng lợi từ chu kỳ tăng giá cá mạnh mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra gây ấn tượng khi ghi nhận mức lãi khủng. Tuy nhiên thì vẫn có nhiều yếu tố biến động, bất ngờ đang đe dọa trong 6 tháng cuối năm 2022

Thời gian gần đây có thể thấy các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra như Vĩnh Hoàn đã gây ấn tượng mạnh khi hầu hết đều có kết quả kinh doanh vượt trội từ đó ghi nhận mức lãi khủng nhờ được hưởng lợi từ chu kỳ tăng giá cá mạnh. Trong đó, Vĩnh Hoàn được xem là doanh nghiệp dẫn đầu trong số 300 doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất khẩu cá tra. 

Còn một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn khác phải kể đến là Công ty Cổ phần Nam Việt (ANV). Đơn vị này cũng ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh mẽ từ mảng cá tra trong quý 2/2022. Cũng trong kỳ, doanh thu thuần của Nam Việt ghi nhận 1.295 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 20%. Đặc biệt, Nam Việt cũng đã ghi nhận mức lãi ròng gần 241 tỷ đồng, so với cùng kỳ cao hơn 10 lần. Đây cũng chính là một trong những mức lãi ròng cao nhất mà công ty này đã ghi nhận được trong kỳ báo cáo. Và tính chung nửa đầu năm, Nam Việt cũng đã ghi nhận doanh thu thuần đạt mức 2.513 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 41%. Trong đó, chủ yếu là sự tăng trưởng từ các mảng liên quan đến cá tra. Lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận 447 tỷ đồng, so với cùng kỳ cao gấp 5 lần. Và với kết quả này, Nam Việt đã đạt 51% kế hoạch về lợi nhuận của cả năm 2022. 

Còn đối với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia - IDI (IDI) - đây là một doanh nghiệp cá tra niêm yết cũng đã ghi nhận lãu sau thuế tăng trưởng mạnh mẽ trong kỳ. Chi tiết, trong quý 2/2022, doanh thu thuần của DI đã đạt mức 1.578 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 40,3%. Lợi nhuận gộp đạt mức 378 tỷ đồng, tăng 24% và tăng gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế trong quý 2/2022 của công ty theo đó là 203 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng hơn 18 lần. Lũy kế trong nửa đầu năm 2022, doanh thu thuần của IDI cũng đạt 2.727 tỷ đồng, tăng 45,6%. Còn lãi sau thuế của công ty là 390 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 18,5 lần. 

Không những thế, nhiều công ty xuất khẩu cá tra cũng đã ghi nhận mức tăng doanh số cao trong nửa đầu năm 2022. Điển hình như Công ty Thủy sản Biển Đông ghi nhận tăng 41%; Công ty Vạn Đức Tiền Giang tăng ghi nhận gần 61%; Công ty Đại Thành Tiền Giang ghi nhận tăng 118%; Công ty Cổ phần Thủy sản NTFS ghi nhận tăng 87%,...


Nhiều công ty xuất khẩu cá tra cũng đã ghi nhận mức tăng doanh số cao trong nửa đầu năm 2022
Nhiều công ty xuất khẩu cá tra cũng đã ghi nhận mức tăng doanh số cao trong nửa đầu năm 2022

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, điểm nổi bật với xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 chính là sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Trung Quốc. Có thể thấy, thị trường này tiêu thụ lượng cá tra nhiều nhất chiếm đến 30% thị phần với gần 428 triệu USD, so với cùng kỳ tăng gần 79%. 

Giá trung bình của cá tra phile đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ghi nhận là 2,45 USD/kg, tăng 37% so với mức 1,79 USD/kg cùng kỳ 2021.

Bên cạnh Mỹ và Trung Quốc thì nhiều thị trường khác cũng có sự tăng trưởng đột phá so với cùng kỳ ví dụ như Thái Lan ghi nhận tăng 90%, chiếm 4,4% thị phần; Mexico ghi nhận tăng 81% chiếm 3,7% thị phần; Hà Lan ghi nhận tăng 74%, Canada ghi nhận tăng 109%. Giá trung bình xuất khẩu cá tra phile sang các thị trường khác cũng ghi nhận tăng đều từ 28 - 66%. 

Còn thị trường Mỹ cũng chiếm 25%, đứng thứ hai với  356 triệu USD, so với nửa đầu năm 2021 tăng gấp hơn 2 lần. Đối với giá cá ra phile xuất khẩu sang thị trường Mỹ cũng đạt trung bình 4,66 USD/kg, so với mức 2,93 USD/kg cùng kỳ năm ngoái tăng 66%. Cũng trong quý 2/2022, giá cá tra đông lạnh được xuất vào thị trường Mỹ cũng đã tăng lên mức 4,6 - 4,89 USD/kg.

Tăng trưởng xuất khẩu cá tra sẽ giảm tốc trong quý 3/2022

Ngoài những nhu cầu mạnh mẽ và đang phục hồi từ các thị trường xuất khẩu lớn thì Công  ty Cổ phần chứng khoán SSI nhận định, nhu cầu cũng được thúc đẩy bởi các đơn đặt hàng bị dồn nén do hạn chế sản xuất trong 6 tháng cuối năm 2021 vì giãn cách xã hội của Việt Nam. Hơn thế, biến động thị trường năm 2022 ví dụ như lạm phát cùng chiến sự Nga - Ukraine cũng chính là cơ hội cho ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam khi được lựa chọn cho việc thay thế cho cá minh thái cũng như cá tuyết ở một số thị trường lớn. 

Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) - ông Nguyễn Hoài Nam nhận định: "Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế giới tăng bật trở lại sau thời gian dài đè nén bởi dịch COVID-19, giá các sản phẩm thủy sản cũng tăng theo xu hướng lạm phát giá trên thị trường thế giới". 

Hơn thế, lạm phát cũng như căng thẳng giữa Nga - Ukraine cũng đã thúc đẩy sự tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Và sau khi áp lệnh trừng phạt đối với Nga - đây là quốc gia có nguồn cung cá thịt trắng hàng đầu thì các nước như Châu  u, Mỹ , Anh lại rơi vào tình trạng thiếu cá thịt trắng nên đã phải tìm kiếm thêm các nguồn cung khác. Đây cũng chính là lý do giúp cho việc xuất khẩu cá tra tăng 83% trong 6 tháng đầu năm 2022.


Biến động thị trường năm 2022 ví dụ như lạm phát cùng chiến sự Nga - Ukraine cũng chính là cơ hội cho ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam khi được lựa chọn cho việc thay thế cho cá minh thái cũng như cá tuyết ở một số thị trường lớn
Biến động thị trường năm 2022 ví dụ như lạm phát cùng chiến sự Nga - Ukraine cũng chính là cơ hội cho ngành cá tra xuất khẩu Việt Nam khi được lựa chọn cho việc thay thế cho cá minh thái cũng như cá tuyết ở một số thị trường lớn

Chính kết quả này cũng là tín hiệu vui dành cho ngành nhưng vẫn còn rất nhiều yếu tố biến động và bất ngờ cũng đang đe dọa ngành thủy sản ở trong 6 tháng cuối năm 2022. Dù vậy, nhu cầu cũng đã có dấu hiệu chững lại kể từ tháng 5/2022 do lượng hàng tồn kho ở các thị trường xuất khẩu đang ở mức cao vào thời điểm này. VASEP cho hay, cùng với áp lực lạm phát thì dự kiến tăng trưởng xuất khẩu cá tra cũng sẽ giảm tốc trong quý 3/2022. Đà tăng trưởng của các doanh nghiệp cá tra theo đó cũng có thể gặp trở ngại. Trong đó, doanh nghiệp cũng sẽ phải trả lời câu hỏi liệu rằng có đủ nguyên liệu chế biến dành cho các đơn hàng cuối năm. Việc thiếu nguyên liệu vẫn đang là thách thức lớn nhất với xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng trong những tháng cuối năm. Dù vậy thì nhiều chuyên gia ngành cá cũng cho rằng có lễ thiếu hụt nguồn cung tốt hơn rất nhiều so với việc dư thừa. Đây cũng chính là khó khăn trong ngắn hạn của doanh nghiệp nhưng cũng là lý do thôi thúc mỗi doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa trong việc phát triển chuỗi giá trị của mình một cách bền vững. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Vợ chồng Gen Z bật mí kinh nghiệm để mua được nhà 3 tỷ đồng ở Hà Nội

Tin mới cập nhật

Kiến nghị cho phép hoạt động đòi nợ chuyên nghiệp nhằm giảm nguy cơ nợ xấu

3 giờ trước

Lãi suất tiết kiệm rục rịch tăng nhưng vẫn duy trì quanh vùng đáy

3 giờ trước

Cô gái lương 9 triệu đồng/tháng tiết lộ bí quyết mua được chung cư và gửi thêm 1 tỷ đồng cho bố mẹ xây nhà

3 giờ trước

Phong cách nhà 2 tầng đơn giản toát lên sự sang trọng

3 giờ trước

Thị trường đất nền phía Nam bắt đầu trở lại “đường đua”

4 giờ trước