PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Không nên nới thêm room tín dụng để tránh rủi ro đến hệ thống tài chính, tiền tệ

Thứ sáu, 25/11/2022-21:11
Các chuyên gia cho rằng, vẫn còn cách để có thể đưa tiền vào nền kinh tế mà không cần nới room tín dụng.

Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đã gợi ý về giải pháp nới room tín dụng thêm 1 - 2% để có thể giải quyết các vấn đề nghẽn vốn của nền kinh tế, đồng thời cũng sẽ vực dậy thị trường bất động sản vẫn đang trầm lắng. 

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) - ông Lê Hoàng Châu cho biết: “Nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nới room tín dụng thêm 1-2% nữa thì sẽ có thêm khoảng trên dưới 100.000 -200.000 tỷ đồng được bổ sung vào nền kinh tế để giải cơn khát vốn, trong đó có thị trường bất động sản”. 

Lý do vì sao không nên nới thêm room tín dụng

Xét ở góc nhìn chuyên gia, nhiều quan điểm cho rằng việc nới room trong hoàn cảnh hiện tại là không thực sự khả thi bởi sẽ gây ra tình trạng rủi ro đến hệ thống tài chính và tiền tệ. 

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cũng nhắc lại năm nay Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 14%. Mức này sẽ cao hơn so với năm 2020 - 2021 ghi nhận lần lượt là 12,17% và 13,61%. Như thế, lượng tiền vào nền kinh tế vẫn tương đương với mọi năm và thậm chí còn nhỉnh hơn. 



Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đã gợi ý về giải pháp nới room tín dụng thêm 1 - 2% để có thể giải quyết các vấn đề nghẽn vốn của nền kinh tế, đồng thời cũng sẽ vực dậy thị trường bất động sản vẫn đang trầm lắng
Thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đã gợi ý về giải pháp nới room tín dụng thêm 1 - 2% để có thể giải quyết các vấn đề nghẽn vốn của nền kinh tế, đồng thời cũng sẽ vực dậy thị trường bất động sản vẫn đang trầm lắng

Ông cũng cảnh báo không nên tăng hạn mức tín dụng để tránh trường hợp rủi ro vỡ nợ tín dụng. Hiện tại thì dư nợ tín dụng/ GDP của Việt Nam cũng đang ở mức 124% thuộc nhóm cao nhất trên thế giới. Chính vì thế mà mục tiêu cần được ưu tiên lúc này chính là đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính, tiền tệ và kìm lạm phát. 

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, tăng trưởng tín dụng vào bất động sản vẫn rất cao. Tín dụng trong lĩnh vực bất động sản đến cuối tháng 8 ghi nhận tăng gần 15,7% so với cuối năm 2021, so với ba tháng trước đó tăng thêm 3,7%. Vốn tín dụng vào bất động sản cũng đã chiếm hơn 20,9% tổng dư nợ nền kinh tế và chú trọng vào mục đích vay tự sử dụng, ghi nhận tăng hơn 20,1% và kinh doanh bất động sản tăng 7,35%. 

Vào hồi tháng 9, ở phiên thảo luận tổng thể thuộc khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế xã hội 2022, bà Phạm Thanh Hà - Phó Thống đốc NHNN đã nhấn mạnh rằng Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay bởi vì nới thêm sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống và mặt bằng lãi suất cũng tăng. 

Phó Thống đốc cũng thông tin rằng, hệ số sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng hiện đang ở mức cao, khoảng 100% - nghĩa là đã dùng hết vốn huy động để cho vay. Nếu như nâng cao mức tăng trưởng tín dụng thêm vài phần trăm thì nguy cơ rất lớn sẽ có ảnh hưởng đến thanh khoản hệ thống, mặt bằng lãi suất cũng lập tức sẽ dâng lên. 

Thời gian gần đây, Moody’s cũng đã có năng hạng tín nhiệm của Việt Nam và đi kèm đó là cảnh báo vì tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam ở mức 124%. Tỷ lệ tổng tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam ở trên tổng GDP là 187% - tức là đòn bẩy rất lớn, chính vì thế mà nếu như nới thêm tín dụng sẽ ảnh hưởng đến rủi ro an toàn tài chính ở trong tương lai. 

 PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói thêm: “Việt Nam thuộc trong nhóm quốc gia vay nợ nhiều nhất - điều này cũng đồng nghĩa với việc phải lường trước nguy cơ mất an toàn hệ thống tài chính ngân hàng. Quỹ tiền tệ (IMF), WB, Ngân hàng châu Á (ADB) cũng đều có khuyến nghị Việt Nam cần tìm cách giảm tỷ lệ tín dụng/GDP”. Và Việt Nam không nên nới room tín dụng và sau đó chỉ đưa vào một ngành đó là bất động sản thì lại quá rủi ro”. 



PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Không nên nới thêm room tín dụng để tránh rủi ro đến hệ thống tài chính, tiền tệ
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Không nên nới thêm room tín dụng để tránh rủi ro đến hệ thống tài chính, tiền tệ

Cách an toàn đưa trăm nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh thông tin: “Việc bơm thêm tiền vào nền kinh tế lúc này là bất khả thi, vậy có giải pháp nào phù hợp hơn?”. 

Ông cũng đề xuất nên sửa đổi ngay một số quy định quá chặt chẽ về điều kiện xếp hạng tín nhiệm trong việc phát hành trái phiếu riêng lẻ. Ông giải thích rằng: “Trái phiếu riêng lẻ là trái phiếu phát hành không chính thức ở trên thị trường và không cần đăng ký ở trên sở giao dịch. Loại trái phiếu này chỉ được chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp - nghĩa là người mua đã là nhà đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng tự đánh giá mức độ rủi ro và so sánh lợi nhuận với rủi ro có tương xứng hay là không để từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư. Vì thế không cần điều kiện xếp hạng tín nhiệm”. 

Không những thế, cũng có thể thành lập hiệp hội và tổ chức đại diện cho trái chủ, có trách nhiệm trong việc giám sát quá trình sử dụng vốn tín dụng cũng như quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 

Ông nói rằng, cần phải có sự giám sát về quá trình sử dụng vốn huy động từ trái phiếu, tránh nguy cơ doanh nghiệp nói huy động đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhưng sau đó lại đầu tư mua đất và từ đó đảm bảo an toàn cho các nhà đầu tư, khôi phục lại niềm tin ở trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nếu như phát triển được thị trường này thì doanh nghiệp không bị phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng - đây là vốn vay ngắn hạn, muốn có được vốn trung và dài hạn thì vẫn phải thông qua thị trường trái phiếu. 



Đối với nhu cầu bất động sản để sản xuất kinh doanh để có thể làm nhà ở thì nên khuyến khích và có thể nghiên cứu những phân khúc này với điều kiện phải giám sát một cách chặt chẽ
Đối với nhu cầu bất động sản để sản xuất kinh doanh để có thể làm nhà ở thì nên khuyến khích và có thể nghiên cứu những phân khúc này với điều kiện phải giám sát một cách chặt chẽ

Có một giải pháp nữa để có thể gỡ rối thanh khoản hiện tại của nền kinh tế, vị chuyên gia này cho rằng giải ngân đầu tư công cũng sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. 

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh kỳ vọng đến hết ngày 30/1/2023, giải ngân đầu tư công sẽ đạt 95% bởi giải ngân đầu tư công thường sẽ tăng tốc vào cuối năm. 

Trong khi đó thì CEO Công ty Tư vấn Tinh Hoa Quản Trị - ông Đỗ Hòa cho biết, đối với thị trường bất động sản như hiện nay thì Chính phủ cũng không nên cứu mà cũng không nên siết chặt đến độ nghẹt thở cả thị trường. Bởi vì cả hai cách đều sẽ dẫn đến những hệ quả khác ví dụ như nuôi bệnh và như bơm thêm hơi vào bong bóng. 

Ông Hòa cũng đề xuất cần phải đánh giá lại, xác định rõ ngân hàng và tổ chức nào làm đúng, thị trường nào cần khuyến khích thì sẽ hỗ trợ. Ngân hàng nào làm sai và tổ chức nào lợi dụng lỗ hổng chính sách, thị trường nào không nên tiếp tục bơm thì cần phải quản lý. 

CEO Công ty Tư vấn Tinh Hoa Quản Trị nói thêm rằng: "Tôi nghĩ tình trạng bong bóng bất động sản, tình trạng quy hoạch dự án ma tràn lan, tình trạng đầu cơ đất, là do hoạt động đầu cơ mà ra. Vậy Chính phủ cần có chính sách kiểm soát, không khuyến khích hoạt động đầu cơ”. Ví dụ như đánh thuế cao người nắm giữ nhiều đất và bất động sản, quy định thời gian tối đa mà các chủ đầu tư có thể duy trì dự án sau khi đã được giao đất hoặc nếu không có thể triển khai đúng tiến độ thì thu hồi để sử dụng mục đích khác. 

Đối với nhu cầu bất động sản để sản xuất kinh doanh để có thể làm nhà ở thì nên khuyến khích và có thể nghiên cứu những phân khúc này với điều kiện phải giám sát một cách chặt chẽ. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Giới trẻ cần làm gì trước nỗi lo mất việc khi xu hướng công nghệ lên ngôi?

21 phút trước

Nhà máy điện hạt nhân là gì? Ưu, nhược điểm và xu hướng phát triển trong tương lai

33 phút trước

Sự bùng nổ của Fintech và bài toán pháp lý, bảo mật dữ liệu

33 phút trước

Môi giới cần “nâng cấp” mình trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản

2 giờ trước

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

2 giờ trước