Nhiều doanh nghiệp địa ốc buộc phải giảm lao động vì quá khó khăn

Chủ nhật, 25/12/2022-20:12
Bên cạnh đối tượng người mua bất động sản cũng khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, nhiều doanh nghiệp quá khó khăn đã buộc phải giảm lao động.

Thực trạng hiện nay: 80% số tiền phát triển dự án phải đi vay

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính nhìn nhận rằng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay chính là bài toán về dòng vốn. Các doanh nghiệp phát triển bất động sản hiện nay chỉ có khoảng 20% tiền mặt để có thể giải phóng mặt  bằng và còn lại 80% số tiền phát triển dự án phải đi vay. Trong khi đó thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng và trái phiếu bất động sản chính là hai kênh dẫn vốn quan trọng nhất. 

Mặc dù vậy thì theo ông Nguyễn Văn Đính, cả hai kênh đồng loạt siết chặt đã gây ra hệ lụy đó là nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải dừng và giãn tiến độ hoặc là hoãn dự án trong thời gian dài bởi vì thiếu vốn đã dẫn đến thanh khoản kém, doanh thu sụt giảm. 


Bên cạnh đối tượng người mua bất động sản cũng khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, nhiều doanh nghiệp quá khó khăn đã buộc phải giảm lao động
Bên cạnh đối tượng người mua bất động sản cũng khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, nhiều doanh nghiệp quá khó khăn đã buộc phải giảm lao động

Ông Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh rằng: "Nhiều doanh nghiệp quá khó khăn đã buộc phải giảm bớt lực lượng lao động. Thêm vào đó, đối tượng người mua bất động sản cũng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, bị hạn chế nhu cầu vay do lãi suất ngân hàng tăng mạnh". 

Ngoài nguyên nhân từ dòng vốn thì theo ông Nguyễn Văn Đính, hiện nay nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước đang gặp phải những khó khăn nhất định đã tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản. 

Có thể thấy, lạm phát tăng cao cũng gây ra áp lực lên giá đầu vào như chi phí tiếp cận tài chính và chi phí nguyên vật liệu,... đã làm cho nhiều dự án phải ngừng hoạt động bởi vì chưa thể giải quyết được bài toán về dòng vốn. Trái lại, bất động sản không thể tăng giá bởi vì không bán hàng. Điều này  cũng gây ra sức ép lớn cho thị trường bất động sản ở trong bối cảnh như hiện nay. Bên cạnh đó thì những quy định về Luật Đất đai, Luật Xây dựng cùng các luật liên quan đến bất động sản vẫn đang còn chồng chéo, mâu thuẫn từ đó làm rào cản trong việc phê duyệt dự án, thậm chí là cả dự án nhà ở xã hội. Điều này cũng càng tạo ra sức ép và gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư bất động sản. 


Có thể thấy, lạm phát tăng cao cũng gây ra áp lực lên giá đầu vào như chi phí tiếp cận tài chính và chi phí nguyên vật liệu,... đã làm cho nhiều dự án phải ngừng hoạt động bởi vì chưa thể giải quyết được bài toán về dòng vốn
Có thể thấy, lạm phát tăng cao cũng gây ra áp lực lên giá đầu vào như chi phí tiếp cận tài chính và chi phí nguyên vật liệu,... đã làm cho nhiều dự án phải ngừng hoạt động bởi vì chưa thể giải quyết được bài toán về dòng vốn

Phân khúc nhà ở giá rẻ cần phải kiểm soát tốt dòng tiền

Để có thể tháo gỡ khó khăn thì ông Nguyễn Văn Đính cũng kiến nghị cần phải đẩy nhanh hơn tiến độ chỉnh sửa Luật tuy nhiên thì nội dung cần phải bám sát với thực tế. Nếu như còn vướng mắc thì còn phải chỉnh sửa, không nên vội vã phê duyệt, đặc điểm là Luật Đất đai.

Kế đó là lạm phát đang được kiểm soát và để tránh giảm phát thị trường bất động sản, ngân hàng nhà nước nên nới room tín dụng cho thị trường bất động sản, ghi nhận khoảng 1 - 2%, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản vượt khó, đồng thời cũng tránh ảnh hưởng đến hệ thống tín dụng của quốc gia, tạo ra cú hích để cho thị trường sôi động trở lại. 

Ông Nguyễn Văn Đính cũng nêu ra giải pháp, ngân hàng chỉ cần kiểm soát tốt dòng tiền để cho nó có thể chảy đúng với đối tượng, đúng mục đích và dành nguồn vốn tín dụng áp dụng riêng cho các dự án nhà ở thương mại giá rẻ với mức giá bán nhỏ hơn 25 triệu đồng/m2, lãi suất là 2% được triển khai theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP cần phải được phân bổ công bằng cho các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có bất động sản, đáng chú ý là với các dự án đã hoàn thiện về mặt pháp lý, các dự án nhà ở xã hội. 

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, thị trường bất động sản đang rất cần những xử lý và điều hành để có thể tháo gỡ các điểm nghẽn của thị trường. 

Đầu tiên chính là vấn đề về chính sách, trong đó dự án nào mang đến cho thị trường nguồn hàng phù hợp như nhà ở xã hội và cần phải điều chỉnh để sớm phê duyệt. Không những thế, lạm phát hiện nay cũng được kiểm soát tốt thì cần phải mở thêm room tín dụng và bơm thêm vốn để có thể kích hoạt cho thị trường. 


Để có thể tháo gỡ khó khăn thì ông Nguyễn Văn Đính cũng kiến nghị cần phải đẩy nhanh hơn tiến độ chỉnh sửa Luật tuy nhiên thì nội dung cần phải bám sát với thực tế
Để có thể tháo gỡ khó khăn thì ông Nguyễn Văn Đính cũng kiến nghị cần phải đẩy nhanh hơn tiến độ chỉnh sửa Luật tuy nhiên thì nội dung cần phải bám sát với thực tế

Có thể thấy, ngành bất động sản Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng và chủ yếu là huy động trước của người dân và thời gian gần đây có những trục trặc cũng như tỷ trọng vốn chưa nhiều, tuy nhiên phát hành trái phiếu cũng sẽ là một xu hướng để có thể thay thế dần thị trường tín dụng. 

Ông Đính nói thêm rằng, bên cạnh trái phiếu doanh nghiệp thì cũng cần phát triển các quỹ đầu tư và quỹ tín thác, quỹ nhà ở,... để cung cấp vốn cho thị trường. Đáng chú ý là cần đơn giản hóa hơn các thủ tục đầu tư và thủ tục phê duyệt chủ đầu tư, thủ tục giao đất, thủ tục đền bù. Cũng như việc phê duyệt giá đất hiện nay cũng đang là một điểm nghẽn cực kỳ lớn mà nhiều địa phương gặp phải.

Chủ tịch VARs cũng nhấn mạnh rằng: “Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất ở trong nước đang gặp nhiều khó khăn và có nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất bởi vì không xuất khẩu được hàng hóa. Nếu như thúc đẩy được các dự án phù hợp đối với thị trường và cho ra hàng nhiều thì sẽ giúp cho thị trường có nhiều giao dịch cũng như kích hoạt trở lại các dự án bất động sản. Lúc đó thì có rất nhiều ngành sản xuất cung ứng hàng hóa dành cho dự án cũng sẽ được tái khởi động, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất". 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Phát triển mô hình Fintech tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á được dự đoán đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

Tin mới cập nhật

Môi giới bất động sản “chốt” căn nhà gần 7 tỷ đồng trong vài tiếng đăng tin

20 phút trước

Môi giới dùng chiêu trò làm “nóng ảo” đất nền dù giao dịch hạn chế: Nhà đầu tư cần thận trọng khi xuống tiền!

1 giờ trước

Biến đổi trong hoạt động kinh doanh của ngành chứng khoán

1 giờ trước

Tuổi Dần hợp hướng nào để cuộc sống thuận buồm xuôi gió, tài lộc đầy nhà?

1 giờ trước

Nhà máy nhiệt điện là gì? Ưu nhược điểm của nhà máy nhiệt điện

1 giờ trước